Trong chương này, tác giả đã trình bày hai nhóm nội dung mang tính nền tảng của luận án. Đầu tiên, các lý thuyết căn bản về tim, huyết động, cung lượng tim – CO, các yếu tố ảnh hưởng đến CO, vai trò của CO, và các phương pháp đo CO được trình bày một cách tổng quan. Tiếp theo, phương pháp tim đồ trở kháng ngực và kỹ thuật ghi đo tín hiệu ICG được trình bày khá chi tiết. Tác giả đi từ các khái niệm căn bản như TEB, Z, ICG, v.v. đến các vấn đề điểm đặc biệt trong tín hiệu ICG, mối quan hệ ICG-ECG, và vấn đề tính CO từ ICG. Tác giả đi từ mô hình tổng quan của hệ thống thu nhận tín hiệu ICG đến các vấn đề chi tiết như dòng điện kích thích, điện cực đo, tín hiệu thu được, kỹ thuật xử lý tín hiệu, và các loại can nhiễu gặp phải để đóng lại nhóm nội dung thứ nhất. Trong nhóm nội dung thứ hai, tác giả đã phân tích ba vấn
45
đề tồn tại trong phương pháp đo CO bằng tim đồ trở kháng ngực, khảo sát và đánh giá hàng hoạt các nghiên cứu liên quan đến từng vấn đề, và khu trú lại ba mục tiêu nghiên cứu của luận án, đó là:
− Cần phát triển một giải pháp thu nhận và giải điều chế tín hiệu ICG theo phương pháp số để nâng cao hiệu quả và độ chính xác của hệ thống đo.
− Cần đề xuất và đánh giá một số vị trị đặt điện cực thay thế vị trí đặt điện cực chuẩn trong trường hợp vị trí chuẩn bị chiếm dụng bởi các ống thông tĩnh mạch.
− Cần xác định các đặc trưng của nhiễu thở trong phép đo tín hiệu ICG và phát triển giải pháp giảm ảnh hưởng của nhiễu thở trong kỹ thuật đo CO bằng tín hiệu ICG. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu liên quan đến việc khảo sát và đánh giá các phương pháp lọc nhiễu thở ở Chương 1 đã được tác giả tổng hợp và công bố trong [CT1].
46
CHƯƠNG 2. NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG THU NHẬN TÍN HIỆU ICG
Chương 2 trình bày hai giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại của phương pháp tim đồ trở kháng ngực đã được chỉ ra trong Mục 1.4.1 và Mục 1.4.2. Trong phần thứ nhất, một giải pháp cải tiến hệ thống thu nhận tín hiệu ICG với kỹ thuật số hóa đỉnh sóng mang tần số cao đã được đề xuất cùng quá trình thiết kế chi tiết, kiểm nghiệm tính khả thi, và đánh giá kết quả thu được. Nội dung này chính là đóng góp đầu tiên của luận án. Trong phần thứ hai, một số vị trị đặt điện cực thay thế cho vị trí chuẩn đã được đề xuất dựa trên cơ sở khoa học và đã được kiểm nghiệm bằng các phép đo thực tế. Nội dung này đóng góp một nghiên cứu thứ hai, giúp mở rộng đáng kể tính ứng dụng của thiết bị đo cung lượng tim bằng tín hiệu ICG trong thực tiễn, tại các bệnh viện và các cơ sở y tế.