Xây dựng quy trình thu nhận dữ liệu

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển kỹ thuật thu nhận tín hiệu tim đồ trở kháng ngực ICG ứng dụng trong phép đo thông số cung lượng tim (Trang 100 - 101)

Với mục tiêu thu nhận đồng thời tín hiệu trở kháng ngực TEB và tín hiệu điện tâm đồ ECG từ đó xây dựng nên bộ cơ sở dữ liệu về nhiễu thở trong phép đo ICG phục vụ cho nghiên cứu, tác giả đã tiến hành đo và thu nhận trên các tình nguyện viên là các nam sinh đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Y sinh tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tác giả sử dụng phương pháp đo dựa trên 8 điện cực điểm theo mô hình do Bernstein đề xuất [33]. Đây là một cấu hình điện cực được sử dụng rộng rãi hiện nay trong nghiên cứu và thực tế trên các thiết bị đo thương mại. Trong đó bốn điện cực ngoài được sử dụng để đưa dòng kích thích vào cơ thể trong khi bốn điện cực trong được sử dụng để lấy điện áp ra. Tín hiệu ECG sẽ được thiết bị trích xuất trực tiếp từ bốn điện cực trong này mà không cần dán thêm bất kì điện cực nào khác. Điều này làm giảm sự khó chịu cho tình nguyện viên khi đo.

Quá trình thu nhận và xử lý dữ liệu được thực hiện dựa trên hệ thống thu nhận dữ liệu do tác giả tự đề xuất và xây dựng như đã trình bày ở phần trước của luận án. Hệ thống thu nhận bao gồm đầy đủ cả mạch đo và phần mềm thu nhận, hiển thị và lưu trữ dữ liệu. Hệ thống đo là hệ thống đã được xây dựng trong Mục 3.1 của luận án, đảm bảo được các chỉ tiêu về an toàn điện cho đối tượng đo như đã trình bày ở phần

87

trên như cường độ dòng điện, tần số dòng điện kích thích, điện áp cách điện, dòng dò của mạch nguồn, đảm bảo cách ly khi truyền về phần mềm trên máy tính. Cấu hình cụ thể của mạch đo được lượt kê trong Bảng 3.2.

Các tình nguyện viên được cho nghỉ ngơi ít nhất ba giờ trước khi đo mà không ăn hay uống bất kì loại thức ăn, nước uống hay bất kì loại thuốc nào. Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu về trở kháng vùng ngực TEB bao gồm cả thành phần do hô hấp (nhiễu thở) và thành phần biến đổi do tim (ICG) với bốn trạng thái khác nhau bao gồm: ngừng thở, thở bình thường, thở nhanh, và thở gắng sức. Quá trình được diễn ra với sáu bước liên tục bao gồm: (1) ngừng thở trong 15 giây, (2) thở bình thường trong 30 giây, (3) ngừng thở trong 15 giây, (4) thở nhanh trong 30 giây, (5) ngừng thở trong 15 giây và (6) thở gắng sức trong 30 giây. Tất cả được thực hiện với tư thế nằm nghỉ. Mỗi tình nguyện viên sẽ được đo và lấy dữ liệu hai lần. Dữ liệu sau đó sẽ được mạch thu nhận gửi lên máy tính và lưu trữ dưới định dạng .csv.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển kỹ thuật thu nhận tín hiệu tim đồ trở kháng ngực ICG ứng dụng trong phép đo thông số cung lượng tim (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)