3.4. Kiến nghị
3.4.2. Đối với với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Việt Nam
- Điều hành hoạt động huy động vốn một cách hợp lí
+ Hoàn thiện các chức năng, cơ chế huy động vốn phù hợp với các mục tiêu, chiến lược phát triển của Agribank trong từng thời kỳ.
+ Kiểm soát chặt chẽ việc chi trả lãi tiền gửi của các chi nhánh nhằm hạn chế tối đa việc cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất huy động giữa các chi nhánh trên cùng địa bàn.
+ Áp dụng cơ chế điều hòa vốn nội bộ hiệu quả. Cơ chế hiện tại chủ yếu dựa trên khả năng tự cân đối vốn của các đơn vị. Trụ sở chính thực hiện trả thêm
hoặc thu phí đối với phần thừa hoặc thiếu nguồn của các đơn vị theo lãi suất bình
quân tương ứng với các dải kỳ hạn. Điều này chưa tạo nhiều động lực đối với công tác huy động vốn. Đồng thời các chi nhánh cũng gặp khó khăn khi xác định
giá trị mang lại từ hoạt động huy động vốn của đơn vị, giá trị của một đồng vốn
đầu vào để có thể đưa ra các quyết định cho vay phù hợp.
- Xây dựng hệ thống sản phẩm huy động vốn đa dạng, phù hợp với nhu cầu của thị trường: Agribank cần nghiên cứu, đổi mới danh mục các sản phẩm huy động vốn phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong
dòng cuộc sống hiện đại như hiện nay, Agribank cần đưa ra các sản
phẩm huy
động vốn chiến lược đánh vào thị hiếu của khách hàng, nâng cao khả năng
- Phát triển các kênh huy động vốn hiệu quả đặc biệt là qua hệ thống E-Banking: Hiện tại Agribank đang huy động vốn qua 2 kênh chính là: Trực
tiếp tại quầy giao dịch và tiền gửi trực tuyến trên Internet Banking. Tuy nhiên
sản phẩm tiền gửi trực tuyến hiện tại chưa có chiến lược huy động cụ
thể để
có thể thu hút khách hàng (về cơ bản lãi suất không có sự khác biệt đối
với lãi
suất huy động thông thường tại quầy, không có các chương trình khuyến mại,
quà tặng, chưa có chiến lược quảng bá,...). Bên cạnh đó, với lượng khách
hàng sử dụng Smart Phone đông đảo như hiện nay thì Agribank lại chưa cung
cấp được tiền gửi tiết kiệm qua dịch vụ E-Mobile Banking. 5Đây có thể
coi là
một điểm yếu của Agribank so với các NHTM khác tại thời điểm hiện tại.
Chính vì vậy, Agribank cần xây dựng và phát triển các kênh huy động vốn
đặc biệt là các kênh huy động hiện đại (qua Internet Banking, E-Mobile Banking).
- Tăng cường hợp tác sâu rộng và toàn diện với các tổ chức, tập đoàn lớn để triển khai cung ứng sản phẩm dịch vụ trên toàn quốc trong đó có các
sản phẩm huy động vốn. (Năm 2019, việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
(IPCAS), tích hợp nhiều chương trình hỗ trợ công tác huy động vốn cũng như đảm bảo duy trì hệ thống hoạt động một cách ổn định, thông suốt, hạn chế thấp
nhất tình trạng lỗi hệ thống gây ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá nâng cao thương hiệu hình ảnh của Agribank: Agribank cần chú trọng hơn nữa công tác Marketing
để xây dựng hình ảnh trong mắt khách hàng không chỉ là một “ngân
hàng của
nhà nước”, “ngân hàng phục vụ nông nghiệp nông thôn” mà đó còn là một
ngân hàng năng động, hiện đại. Công tác Marketing phải được thực hiện qua
cả hai phương diện, các kênh truyền thông truyền thống và truyền thông số.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Agribank tiếp tục xây dựng chiến lược dài hạn đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ đối với cán bộ, nhất là cán bộ ở địa bàn các huyện,
phòng giao
dịch để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở lý thuyết của chương 1 và phân tích thực trạng thực tế tại chương 2, chương 3 đã đưa ra những định hướng và một số giải pháp cụ thể giúp Agribank chi nhánh tỉnh Hưng Yên khắc phục những hạn chế trong
KẾT LUẬN
Huy động vốn là nghiệp vụ truyền thống cơ bản nhưng rất quan trọng đối với ngân hàng thương mại bởi nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì công tác huy động vốn tại mỗi ngân hàng lại càng cần được quan tâm, chú trọng.
Trong những năm qua, công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Hưng Yên đã có những bước phát triển đáng kể, đạt được nhiều kết quả khả quan. Nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định với quy mô ngày càng tăng, hoàn thành tốt các mục tiêu, định hướng kế hoạch chi nhánh đề ra đồng thời đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu đối của hoạt động cấp tín dụng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động huy động vốn của chi nhánh cũng vẫn còn có những tồn tại. Cơ cấu nguồn vốn huy động chưa thực sự hợp lí, chi phí huy động vốn tương đối cao, chưa nhận được sự hài lòng của khách hàng ở mức tốt nhất khi thực hiện giao dịch.
Trên cơ sở phân tích những thành tựu, hạn chế của hoạt động huy động vốn, luận văn đã đề xuất những giải pháp huy động vốn tại chi nhánh trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực cũng như kinh nghiệm, điều kiện nghiên cứu, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô để tác giả có thể hoàn thiện hơn những ngiên cứu trong luận văn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agribank chi nhánh tỉnh Hưng Yên (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2017, Hưng Yên.
2. Agribank chi nhánh tỉnh Hưng Yên (2017), Agribank chi nhánh tỉnh Hưng
Yên 20 năm trên con đường đổi mới và phát triển, Hưng Yên
3. Agribank chi nhánh tỉnh Hưng Yên (2018), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018, Hưng Yên.
4. Agribank chi nhánh tỉnh Hưng Yên (2019), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2019, Hưng Yên.
5. Đào Thị Huyền Tính (2016), “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động
vốn tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh
Sở giao
dịch”. Luận văn thạc sỹ trường Học viện Ngân hàng
6. Nguyễn Văn Tân (2017), “Huy động vốn dân cư tại Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành, Hà Nội”, Luận văn
thạc sỹ
trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Khuất Thị Thu (2017), “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây”. Luận văn thạc sỹ trường Học viện ngân hàng.
8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư sổ 48/2018/TT- NHNN ngày 31/12/2018 ban hành Quy định về tiền gửi tiết kiệm, 2018.
9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Thông tư sổ 49/2018/TT- NHNN ngày 31/12/2018 ban hành Quy định về tiền gửi có kỳ hạn, 2018.
12.Nguyễn Thị Xuân (2015), “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa”, Luận
văn thạc
sỹ trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.
13.Quốc hội, Luật các TCTD, Số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010, 2010. 14.TS.Tô Ngọc Hưng (2009), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống
kê.
15.Trần Xuân Kiên (1998), “Chiến lược huy động và sử dụng vốn trong nước
cho phát triển công nghiệp Việt Nam”.