Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quân Đội

Một phần của tài liệu (Trang 101 - 114)

Để hoạt động bảo lãnh tại các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn hệ thống MB được nâng cao, nghiệp vụ bảo lãnh diễn ra một cách thuận lợi đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, Ngân hàng TMCP Quân Đội cần quan tâm những vấn đề sau:

Thứ nhất, Hội sở cần giao cho Khối trục dọc (Khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, Khối khách hàng lớn), các phòng sản phẩm nghiên cứu học hỏi sản phẩm của các NHTM khác, giao lưu hợp tác với các ngân hàng nước ngoài để cập nhật những sản phẩm mới, chính sách mới cho hoạt động bảo lãnh nói riêng và các hoạt động ngân hàng nói chung để khắc phục những điểm còn tồn tại hạn chế trong sản phẩm của mình. MB nên tham khảo hướng phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng trên thông báo trúng thầu của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết bị y tế như Ngân hàng BIDV để phù hợp với tình hình chung. Do đặc thù trong thông báo trúng thầu của một số bệnh viện không quy định ngày dự kiến ký hợp đồng nên MB đang tạm từ chối với các phương án phát hành như thế để kiểm soát rủi ro, điều này làm gián đoạn quá trình phát hành bảo lãnh cho khách hàng.

Thứ hai, Khối trục dọc phối hợp các khối liên quan nghiên cứu thị trường hoạt động bảo lãnh để đánh giá được các ngành nghề khách hàng thường xuyên phải sử dụng bảo lãnh, từ đó hỗ trợ chi nhánh danh mục khách hàng tiềm năng, có nhu cầu thực sự, thu hút được các khách hàng mới phát sinh lượng bảo lãnh thường xuyên, liên tục mang lại nguồn thu dịch vụ đều đặn cho chi nhánh.

Thứ ba, Khối trục dọc cần phối hợp với Khối thẩm định, Khối vận hành, Ban pháp chế thường xuyên hơn, định kỳ 1 Quý/lần thay vì định kỳ năm như hiện nay để cải tiến quy trình, quy định liên quan đến hoạt động bảo lãnh. Trong trường hợp ngoại

lệ Checklist Chi nhánh được quyền xin luôn cấp phê duyệt cao nhất để tiến hành phương án bảo lãnh cho khách hàng, tránh trường hợp như hiện tại đi từ cấp phê duyệt chi nhánh, rồi đi lên cấp phê duyệt Khối trục dọc, qua cấp Thẩm định rồi mới lên cấp phê duyệt cao nhất, điều này gây tốn thời gian và chậm thời gian phục vụ KH.

Trong những hợp bảo lãnh lớn, Khối trục dọc cần hỗ trợ nhiều hơn cho Chi nhánh trong việc tiếp xúc với Khách hàng, hỗ trợ về phí cho khách hàng ... để giữ chân được khách hàng.

Thứ tư, Ngân hàng thường xuyên thu thập phản hồi của chi nhánh trong quá trình làm nghiệp vụ để sửa đổi, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ cho hoạt động bảo lãnh để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của các chi nhánh, phòng giao dịch nhằm phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tăng thẩm quyền tự quyết cho chi nhánh về hạn mức cấp bảo lãnh để chi nhánh có thể chủ động hơn nữa trong quá trình làm việc, đàm phán với khách hàng.

Thứ năm, Ngân hàng nên có phòng bảo lãnh riêng không nên ở trong phòng tín dụng như hiện nay để đảm bảo tính chuyên môn hóa cao hơn trong quá trình thực hiện nghệp vụ.

Thứ sáu, Ngân hàng nên chú trọng kiểm soát tuân thủ, kiểm soát nội bộ, kiểm soát sau theo định kỳ hoặc đột xuất tại các chi nhánh để thực hiện tốt việc quản trị rủi ro trong hoạt động bảo lãnh. Có thể kiểm tra bằng hình thức chọn mẫu hoặc kiểm tra toàn bộ từ đó phát hiện những sai sót, rủi ro. Trên cơ sở đó rà soát quy trình, thực tiễn hoạt động bảo lãnh để có điều chỉnh phù hợp.

Thứ bảy, Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện bảo lãnh, giỏi về chuyên môn và chắc về nghiệp vụ, có tác phong làm việc năng động và thái độ phục vụ khách hàng một cách tận tình. Ngân hàng cần tổ chức những lớp tập huấn ngắn hạn đến dài hạn, không những đào tạo trong nước mà còn cử cán bộ đi học tập ở nước ngoài. Tổ chức các buổi tọa đàm, mời chuyên gia nước ngoài để trao đổi học hỏi kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần có chính sách tiền lương, đãi ngộ hợp lý tránh tình trạng chảy máu chất xám.

tin hiện đại để hoạt động bảo lãnh nhanh hơn, hiện đại hơn. Với hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM ngân hàng cần cập nhật thêm tính năng thị phần khai thác ví khách hàng với tiềm năng khách hàng đang sử dụng ở các ngân hàng khác để cán bộ tín dụng đáng giá tiềm năng và lên kế hoạch khai thác khách hàng. Với hệ thống chấm điểm xếp hạng nội bộ, hiện tại đang xếp hạng khách hàng trên tiêu phi tài chính và chỉ tiêu tài chính cần có thêm chỉ tiêu lịch sử giao dịch tín dụng tại các TCTD để hỗ trợ tích cực hơn cho việc nhận dạng, phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động bảo lãnh. Bộ chỉ tiêu càng cụ thể, rõ ràng thì càng phản ánh chính xác khách hàng thì càng thuận lợi cho quá trình đánh giá rủi ro của khách hàng đó.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên nền tảng cơ sở lý luận ở chương 1, những phân tích đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại MB Ba Đình ở chương 2, luận văn đã đưa ra định hướng phát triển hoạt động kinh doanh và quan tâm đến định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh. Đồng thời, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tại MB Ba Đình trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Mặc dù cả nước đang trong giai đoạn gồng mình chống dịch Covid-19 hoành hành, được sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Việt Nam nói chung vẫn có những bước phát triển kinh tế đáng ghi nhận và ngành Ngân hàng nói riêng cũng vẫn duy trì được tốc độ phát triển cũng như các chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận ở mức cao. Những con số tăng trưởng ấn tượng trong hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng thương mại đang cho thấy sự phát triển gia tăng không ngừng về nhu cầu của các Bên liên quan.

Hoạt động bảo lãnh tại MB Ba Đình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong những năng gần đây song bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập cần phải khắc phục, điều chỉnh để có thể phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Trên cơ sở nhận thức về lý luận cũng như quá trình công tác tại Phòng KHDN của MB Ba Đình, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động bảo lãnh tại MB Ba Đình. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một vài kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước, với MB có thể thực hiện được trong thời gian tới.

Mặc dù tác giả cũng đã hết sức cố gắng nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên luận văn khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô, bạn bè và anh, chị, em đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đình Lưu và các cán bộ tại MB Ba Đình đã quan tâm, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Phan Thị Cúc (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

2. Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản kinh tế TP Hồ Chí Minh.

3. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Hoàng Ngọc Hà (2020), “Chất lượng bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàng Mai”, Luận văn thạc sỹ.

5. Ngân hàng nhà nước (2015), Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

6. Ngân hàng nhà nước (2017), Thông tư số 09/VBHN-NHH ngày 06/10/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quy định về Bảo lãnh ngân hàng.

7. Ngân hàng nhà nước (2006), Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN về Quy chế bảo lãnh Ngân hàng.

8. Ngân hàng TMCP Quân Đội, Báo cáo tài chính năm 2017, 2018, 2019, 2020.

9. Ngân hàng TMCP Quân Đội, Quyết định số 3099/QD-HS ngày 25/06/2020 về

việc Quy định nghiệp vụ cấp tín dụng, và chi tiết Phụ lục 04 của văn bản này về việc

Quy định về nghiệp vụ bảo lãnh.

10. Ngân hàng TMCP Quân Đội - Khối Quản trị rủi ro, bài giảng “Chương trình khởi nghiệp Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quân Đội”.

11. Quốc hội khóa XIII, Bộ luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

12. Quốc hội khóa XII, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 số 47/2010/QH12 ngày 29/06/2010 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

13. Trần Thị Phương Thảo (2018), “Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại Ngân hàng

TMCP Kỹ thương Việt Nam - chi nhánh Đà Nang", Luận văn thạc sỹ.

các số năm 2017, 2018, 2019, 2020.

15. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình nguyên lý và nghiệp vụ Ngân hàng

PHỤ LỤC

Một số mẫu biểu cơ bản trong hoạt động bảo lãnh của MB

1. Đơn đề nghị cấp bảo lãnh

Kính gửi:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP BẢO LÃNH

... ngày ... tháng ... năm...

Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi Nhánh ... Địa chỉ đăng ký: ...

(Sau đây gọi là “Ngân hàng”)

Chúng tôi, Công ty ... có địa chỉ đăng ký tại

..., (sau đây gọi là “Công ty”) cam kết không hủy ngang và đề nghị Ngân hàng phát hành văn bản bảo lãnh dụng với các nội dung sau đây:

1. Đề nghị cấp bảo lãnh

- Bên được bảo lãnh: (Công ty/ Liên danh)...

- Bên nhận Bảo lãnh:... - Số tiền bảo lãnh: không vượt quá...(Bằng chữ...)

- Loại bảo lãnh:

O Dự thầu O Thực hiện O Tạm ứng O Thanh toán

hợp đồng

□ Bảo hành O LC Standby O Khác ...

- Thời hạn bảo lãnh: ... ngày, được tính từ ngày ... đến hết ...1100 ngày ...

- Mục đích bảo lãnh: ...

- Phí bảo lãnh: Chúng tôi đồng ý tuân thủ mức phí bảo lãnh theo quy định của MB.

- Phương thức thu phí, thời điểm thu: Phí phát hành cam kết bảo lãnh, Phí bảo lãnh và các khoản phí khác có liên quan được Chúng tôi thực hiện theo Hợp

đồng cấp bảo lãnh số...ngày ..../.../.... giữa Công ty và Ngân hàng.

- Mau văn bản bảo lãnh: I I Mau của MB I I Mau đính kèm (giáp lai mẫu thư với đơn này)

- Cách thức giao cam kết bảo lãnh: Giao cho đại diện của Chúng tôi (theo ủy

quyền hoặc giấy giới thiệu của Chúng tôi) [hoặc Bên nhận bảo lãnh được Chúng tôi chỉ định là...]

- Tài liệu kèm theo: +

2. Cam kết

Chúng tôi đồng ý và cam kết rằng :

- Cam kết thực hiện đầy đủ các yêu cầu, quy định của MB liên quan đến việc cấp bảo lãnh/XNCCTD theo Đơn đề nghị này.

- Đơn đề nghị này và nội dung chấp thuận của MB dưới đây được coi là một phần không tách rời của Hợp đồng cấp bảo lãnh số ...ngày.../.../...giữa

Công ty và Ngân hàng, tạo thành một thỏa thuận cho việc phát hành bảo lãnh của Ngân hàng theo yêu cầu của pháp luật. Nếu nội dung chấp thuận của MB khác với nội dung mà Chúng tôi đề nghị thì nội dung chấp thuận của MB sẽ có giá trị áp dụng và được coi là thỏa thuận chính thức giữa Chúng tôi với MB. Chúng tôi chấp thuận và chịu rằng buộc nghĩa vụ với MB theo nội dung chấp thuận của MB.

- Đơn đề nghị này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, chúng tôi giữa 01 bản, MB giữ 01 bản. Nội dung cam kết bảo lãnh do Ngân hàng phát hành có thể được chúng tôi và/hoặc bên nhận bảo lãnh tra cứu tại địa chỉ website của Ngân hàng www.mbbank.com.vn theo cách thức mà Ngân hàng quy định.

- Các cam kết khác của Công ty:...(nếu có)

..., ngày...tháng...năm...

Đại diện Công ty

2. Đơn đề nghị sửa đổi bảo lãnh

Xf-MB CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI BẢO LÃNH

... ngày ... tháng ... năm...

Kính gửi: Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi Nhánh ...

Địa chỉ đăng ký: ...

(sau đây gọi là “Ngân hàng”) Chúng tôi, Công ty... có địa chỉ đăng ký tại ...,

(sau đây gọi là “Công ty”) không hủy ngang đề nghị Ngân hàng sửa đổi Bảo lãnh số...ngày...do Ngân hàng phát hành với các nội dung sau đây: (i) Bên được bảo lãnh: (Công ty/Liên danh) ...

(ii) Bên nhận Bảo lãnh:...

(iii) Số tiền bảo lãnh: không vượt quá ...(bằng chữ...)

(iv) Thời hạn bảo lãnh: ...

(v) Mục đích bảo lãnh: ...

(vi) Phí phát hành sửa đổi cam kết bảo lãnh: ...(bằng chữ...).

(vii) Nội dung sửa đổi:...

Chúng tôi đồng ý rằng : Nếu được Ngân hàng chấp thuận phương án sửa bảo lãnh, thì đơn này là một phần không tách rời của Hợp đồng cấp bảo lãnh số... ngày ..../.../.... giữa Công ty và Ngân hàng, tạo thành một

thỏa thuận cho việc phát hành bảo lãnh của Ngân hàng theo yêu cầu của pháp luật.

Nội dung cam kết Bảo lãnh sửa này do Ngân hàng phát hành được chúng tôi và/hoặc bên nhận bảo lãnh tra cứu tại địa chỉ website của Ngân hàng www.mbbank.com.vn theo cách thức mà Ngân hàng quy định.

Các cam kết khác của Công ty: (nếu có)

Đại diện Công ty

3. Đơn đề nghị tất toán bảo lãnh

I

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

IkJB Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Af 1*10 ĐÈ NGHI TẤT TOÁN BẢO LÃNH TRƯỚC HẠN

... ngày ... tháng ... năm...

Kính gửi: Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi Nhánh ... Địa chỉ đăng ký: ...

(sau đây gọi là “Ngân hàng”)

Bên được bảo lãnh: Công ty...

GCN ĐKKD số:...do...Cấp ngày...

Người đại diện: Ông/Bà...Chức vụ... Chúng tôi đề nghị Ngân hàng tất toán bảo lãnh/[Xác nhận cung cấp tín dụng] trước hạn theo các nội dung sau:

Bảo lãnh/[XNCCTD] số: Phát hành ngày:

Đơn vị thụ hưởng:

Thời hạn bảo lãnh/[XNCCTD]: Giá trị bảo lãnh/[XNCCTD]: Thời gian đề nghị tất toán: Lý do đề nghị tất toán trước hạn:

Hồ sơ kèm theo:

Chúng tôi cam kết chịu mọi trách nhiệm trong trường hợp cung cấp thông tin không chính xác và thanh toán đầy đủ các khoản phí liên quan [theo Hợp đồng bảo lãnh số ...ký ngày...giữa Công ty chúng tôi và Ngân hàng] và các thỏa thuận có liên quan (nếu có)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP

4. Mau thư dự thầu

+ Mau bảo lãnh dự thầu có điều kiện

⅛MB...

THƯ BẢO LÃNH DỰ THẦU Số: ”...■*...

Kính gửi: Địa chỉ:...

GCN Mã số DN:...

(sau đây gọi là Bên nhận bảo lãnh) ..., ngày...tháng...năm...

Bên bảo lãnh: Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) - Chi nhánh...

ĐKHĐ :...do Phòng ĐKKD...cấp ngày.../.../...

Địa chỉ : ...

Do ông, bà :...; Chức vụ:..., làm đại diện. Uỷ quyền :...ngày.../.../...của...

Bên được bảo lãnh:...

GCN đăng ký :...do...cấp ngày.../.../...

Địa chỉ : ...

Bên bảo lãnh chấp nhận bảo lãnh cho Bên được bảo lãnh với các nội dung sau: 1.Nghĩa vụ bảo lãnh: Bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu cho Bên được bảo lãnh tham gia đấu thầu...(không bao gồm số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, ...) theo ...số ...ngày...tháng ...năm ... của Bên mời thầu. 2.Số tiền bảo lãnh: Tối đa là...(bằng chữ:....).

3.Thời hạn bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu này có hiệu lực từ...đến 16h00 ngày... (“Thời hạn hiệu lực”).

Sau Thời hạn hiệu lực, Bảo lãnh này sẽ tự động hết hiệu lực. Bất kỳ yêu cầu nào mà Bên bảo lãnh nhận được sau Thời hạn hiệu lực đều không có giá trị đòi tiền.

4.1. Bên bảo lãnh cam kết thanh toán cho Bên nhận bảo lãnh số tiền bảo lãnh tối đa trong mọi trường hợp không vượt quá số tiền tại Mục 2 Bảo lãnh này sau khi nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Bên nhận bảo lãnh tuyên bố Bên được bảo lãnh vi phạm một trong các điều sau mà không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ Số tiền bảo lãnh theo yêu cầu của Bên nhận bảo lãnh: a) Bên được bảo lãnh rút đơn dự thầu trong thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu

Một phần của tài liệu (Trang 101 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w