Đối với Bên được bảo lãnh thì hoạt động bảo lãnh không phải là một hoạt động
vay vốn nhưng đối với Ngân hàng phát hành bảo lãnh thì rủi ro trong nghiệp vụ phát hành bảo lãnh cũng tương đương như một nghiệp vụ cho vay. Khi Bên được bảo lãnh
chứng nhận mã số thuế, mẫu dấu, ...
- Hồ sơ chứng minh năng lực khách hàng
- Giấy đề nghị bảo lãnh
- Hợp đồng kinh tế, kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinh doanh có liên quan đến hợp đồng bảo lãnh
- Báo cáo tài chính về tình hình sản xuất kinh doanh
- Hồ sơ có liên quan tới TSBĐ nghĩa vụ bảo lãnh theo qui định.
1.2.1.2. Ngân hàng thẩm định hồ sơ và quyết định bảo lãnh
Khi nhận được hồ sơ đề nghị phát hành bảo lãnh của Bên được bảo lãnh, Ngân hàng phát hành bảo lãnh sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Việc thẩm định này sẽ dựa trên:
- Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích nhằm đánh giá khả năng thực hiện hợp đồng phát hành bảo lãnh;
- Thẩm định tình hình tài chính, mục đích nhằm đánh giá tình hình tài chính, sức khỏe của Bên được bảo lãnh;
- Thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố, mục đích nhằm đánh giá tính pháp lý của tài sản cũng như giá trị tài sản bảo đảm để đảm bảo cho việc phát hành bảo lãnh;
- Đánh giá hiệu quả bảo lãnh, mục đích nhằm đánh giá kết quả của việc phát hành bảo lãnh tới kết quả kinh doanh của Bên được bảo lãnh.
Sau khi thẩm định hồ sơ, ngân hàng đưa ra quyết định bảo lãnh hay không bảo lãnh. Khi ra quyết định bảo lãnh, NH phải cân nhắc lựa chọn hình thức và nội dung bảo lãnh thích hợp nhất với yêu cầu của KH và khả năng kinh nghiệm nghiệp vụ của NH.
1.2.1.3. Ngân hàng ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng và phát hành thư bảo lãnh
Sau khi quyết định phát hành bảo lãnh, NH và KH, các bên liên quan (nếu có) ký kết hợp đồng bảo lãnh. KH nhận một bản cam kết bảo lãnh do ngân hàng phát hành. Ngân hàng kiểm tra theo dõi chặt chẽ tiến trình bảo lãnh nhằm phòng vệ rủi ro, đôn đốc KH thực hiện các nghĩa vụ được bảo lãnh.
1.2.1.4. Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh
- Hạch toán số dư bảo lãnh
- Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh
- Bên được bảo lãnh thanh toán phí bảo lãnh và các khoản phí khác (nếu có).
1.2.1.5. Tất toán bảo lãnh
Sau khi thư bảo lãnh hết thời hạn hoặc khi có thông báo hoặc xác nhận của bên nhận bảo lãnh, NH tiến hành tất toán bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, bên bảo lãnh phải trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu nợ...
Bên được bảo lãnh có trách nhiệm phối hợp thực hiện và chấp hành các biện pháp xử lý của tổ chức tín dụng bảo lãnh, thực hiện bồi hoàn cho tổ chức tín dụng trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo lãnh.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động bảo lãnh NHTM
1.2.2.1. Chỉ tiêu về quy mô
❖ Sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng bảo lãnh
Chỉ tiêu này thông thường hay được dùng nhiều trong việc phân tích khách hàng về số lượng hơn là sử dụng để phản ánh việc phát triển nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Nhưng phần nào nó cũng phản ánh được lượng khách hàng tăng giảm qua các năm. sự thay đổi danh mục khách hàng ở các mức độ khác nhau. Số lượng khách hàng được bảo lãnh phản ánh việc mở rộng quy mô mạng lưới khách hàng của ngân hàng. Chỉ tiêu này được phản ánh bằng công thức sau:
Sự gia tăng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm bảo lãnh (sp BL)
Số lượng KH sử dụng sp BL năm T - số lượng KH sử dụng sp BL năm T-I
= ---—---_ . .---:----. ∙ ° .
---XlOOỌ
Số lượng KH sử dụng sản phẩm bảo lãnh năm T - l
Đối tượng KH đối với sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng ngày càng tăng và được mở rộng thì điều này chứng tỏ xu hướng phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đang phát triển và ngược lại. Khi số lượng KH sử dụng sản phẩm này tăng thì bài toán đối với ngân hàng là làm thế nào có thể giữ vững được lượng KH đến với mình và số lượng ấy không ngừng gia tăng theo thời gian. Qua đó phản ánh
được chất lượng dịch vụ cung cấp cho KH đã tối ưu chưa.
❖ Sự gia tăng số lượng sản phẩm bảo lãnh
Thông thường ngân hàng muốn mở rộng hình thức tín dụng đều phải tìm cách mở ra nhiều hình thức tín dụng mới hay thực hiện việc đa dạng hóa tín dụng.
Tác dụng của việc đa dạng hóa các hình thức bảo lãnh là: một là, đa dạng hóa sản phẩm bảo lãnh ngân hàng sẽ góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng; hai là, giúp ngân hàng phân tán rủi ro; thứ ba, thúc đẩy các nghiệp vụ khác cùng phát triển; thứ tư, tăng khả năng cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế thị trường.
Thông qua số lượng sản phẩm bảo lãnh mà ngân hàng cung cấp cũng phản ánh được xu hướng của ngân hàng ngân hàng phát triển và ngược lại. Để thấy được điều này người ta sử dụng chỉ tiêu là sự gia tăng số lượng sản phẩm bảo lãnh. Chỉ tiêu này được phản ánh bằng công thức sau:
Sự gia tăng số lượng sản phẩm bảo lãnh
Số lượng sản phẩm BL năm T - số lượng sản phẩm BL năm T-I
Số lượng sản phẩm bảo lãnh năm T-I X 100%
❖ Sự tăng trưởng về số món bảo lãnh phát hành
Số món bảo lãnh phát hành là tổng số các cam kết bảo lãnh mà NH phải chịu
trách nhiệm bảo lãnh cho KH phát sinh trong kỳ (thường là một năm), các món bảo lãnh bao gồm tất cả các hình thức cam kết như: thư bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, ... Số món bảo lãnh phát hành tăng qua các năm thể hiện hoạt động bảo lãnh phát triển và được mở rộng, đồng nghĩa chất lượng được nâng cao.
Tỷ lệ tăng trưởng về số món bảo lãnh
Số món BL năm T - số món BL năm T - 1
=---, __________ ^ 2—Z---X100% Số món BL năm T - 1
❖ Sự gia tăng doanh số
Sự gia tăng doanh số bảo lãnh được xác định bằng công thức sau:
Sự gia tăng doanh số bảo lãnh
Doanh số BL năm T - Doanh số BL năm T - 1
= ---X 100% Doanh số bảo lãnh năm T - 1
thể hiện quy mô bảo lãnh tăng, cho thấy hoạt động bảo lãnh đang tăng và được mở rộng, cũng có nghĩa là nó phản ánh sự phát triển của hoạt động bảo lãnh. Doanh số bảo lãnh là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản bảo lãnh mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món bảo lãnh đó đã tất toán hay chưa. Doanh số bảo lãnh thường được xác định theo tháng, quý, năm.
1.2.2.2. Chỉ tiêu về chất lượng
❖ Thủ tục bảo lãnh
Thủ tục bảo lãnh nhanh gọn là một trong những yếu tố khách hàng quan tâm hàng đầu khi lựa chọn ngân hàng bảo lãnh. Thủ tục nhanh gọn không những hỗ trợ đắc lực cho khách hàng và cả ngân hàng tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí. Chính vì vậy, ngân hàng muốn mở rộng, nâng cao hoạt động bảo lãnh cần phải hết sức quan tâm và chú ý đến vấn đề này. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn phải đảm bảo đúng quy trình đúng nghiệp vụ, tính an toàn và hợp pháp.
❖ Khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Theo Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN, một ngân hàng không được phép thực hiện bảo lãnh vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng. Trong phạm vi này, ngân hàng được phép thực hiện bất kỳ loại bảo lãnh nào hợp pháp, đúng quy định. Vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng thường sẵn sàng ký kết các hợp đồng có giá trị lớn (không vượt quá phạm vi cho phép). Tuy nhiên, các ngân hàng cũng nên cân nhắc nguồn vốn của mình để đảm bảo chi phí phát sinh nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng, tránh tình trạng rủi ro trong thanh toán làm giảm uy tín ngân hàng.
❖ Phí bảo lãnh
Phí bảo lãnh được tính theo công thức sau:
Phí Bảo lãnh = Giá trị bảo lãnh x Mức phí (%/ năm) x Số ngày tính phí/ 365
Khách hàng tham gia bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh cho tổ chức tín dụng. Mức phí theo quy định của Ngân hàng bảo lãnh hoặc do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp mức phí bảo lãnh tính theo tỷ lệ này thấp hơn mức phí tối thiểu theo quy định thì NHTM được thu mức phí tối thiểu.
không quá 150% lãi suất các khoản vay được bảo lãnh trong trường hợp vay vốn hoặc lãi suất cho vay ngắn hạn mà TCTD đó đang thực hiện đối với số phí trả chậm của các loại bảo lãnh khác kể từ ngày đến hạn thanh toán cho thời hạn chậm thanh toán số phí này.
❖ Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh là tổng số tiền thu được chủ yếu từ phí dịch vụ bảo lãnh ngoài ra còn một số phụ phí kèm theo như phí phát hành thư bảo lãnh, phí sửa đổi thư bảo lãnh, phí hủy thư bảo lãnh, ... của ngân hàng. Doanh thu bảo lãnh của ngân hàng cao chứng tỏ ngân hàng thực hiện bảo lãnh có chất lượng, uy tín, hiệu quả và ngược lại. Doanh thu từ bảo lãnh phản ánh khả năng sinh lời của bảo lãnh so với tổng doanh thu của Ngân hàng.
Tùy từng loại bảo lãnh mà phí bảo lãnh sẽ được thu vào các thời điểm khác nhau. Thông thường, phí bảo lãnh sẽ được thu ngay trong quá trình phát hành bảo lãnh, tuy nhiên đối với những bảo lãnh có thời hạn dài, phí bảo lãnh sẽ thu hàng tháng, quý theo tỷ lệ % so với giá trị bảo lãnh. Hợp đồng kinh tế có giá trị càng cao thì phí bảo lãnh thu được càng lớn. Vì vậy, khoản phí bảo lãnh thu được càng lớn cho thấy sự hiệu quả trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cũng như sự mở rộng hoạt động bảo lãnh của NH.
Tỷ trọng doanh thu bảo lãnh trong tổng doanh thu Doanh thu từ bảo lãnh
= —TZ- JZΣ z__— χ 100%
Tổng doanh thu
❖ Dư nợ phát sinh do thanh toán bảo lãnh
Dư nợ phát sinh do thanh toán bảo lãnh là khoản vốn mà Ngân hàng đã thực hiện trả thay bảo lãnh nhưng Bên được bảo lãnh vẫn chưa hoàn trả cho Ngân hàng. Dư nợ phát sinh do thanh toán bảo lãnh càng lớn chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng không hiệu quả, tiềm ẩn nhiều rủi ro và ngược lại. Số dư bảo lãnh thanh toán phát sinh lớn thể hiện công tác thẩm định khách hàng chưa tốt, ngân hàng đứng trước nguy cơ mất vốn. Ngân hàng có thể sử dụng tỷ lệ dư nợ phát sinh do thanh toán bảo lãnh trong năm trên doanh số phát hành bảo lãnh năm đó để phản ánh chất
lượng của hoạt động bảo lãnh.
Tỷ lệ dư nợ phát sinh do thanh toán bảo lãnh Dư nợ thanh toán bảo lãnh
= —ɪɪ— χ 100%
Tong số dư bảo lãnh
Theo quy định của NHNN, các khoản bảo lãnh do Ngân hàng thay, Bên được bảo lãnh phải nhận nợ bắt buộc tại Ngân hàng này và phân loại nợ vào Nhóm 3. Như vậy, dư nợ của khách hàng do thanh toán bảo lãnh sẽ xếp loại “nợ có vấn đề” và được tính vào tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng đó.
❖ Dư nợ bảo lãnh quá hạn
Đây là dư nợ bảo lãnh NHTM đã trả thay cho khách hàng, chỉ tiêu này phản ánh chất lượng hoạt động bảo lãnh. Các NHTM luôn chú ý kiểm soát chỉ tiêu này bởi dư nợ bảo lãnh quá hạn gia tăng cho thấy chất lượng công tác thẩm định trong hoạt động bảo lãnh không tốt và rủi ro, nguy cơ tổn thất cho NHTM là rất lớn.
_...Dư nợ bảo lãnh quá hạn
Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn = ---÷---—;—-7——— X1OO%
ɪ Dư nợ bảo lãnh
Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn thấp, hoặc bằng 0 thể hiện hoạt động bảo lãnh có chất lượng và ngược lại.
Tuy nhiên, nếu khoản nợ quá hạn phát sinh từ một khoản bảo lãnh có thời hạn lớn hơn 1 năm có thể đánh giá qua các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ bảo lãnh nợ quá hạn
Dư nợ bảo lãnh quá hạn dưới 1 năm
= --- -rLIa,Λ7κΣιZΞ---x 1°0% TOng dư nợ bảo lãnh
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NHTM
Hoạt động bảo lãnh trong ngân hàng có liên quan đến nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nên nó không chỉ chịu sự tác động từ các chính sách, quy định trong Ngân hàng mà còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên ngoài, từ yếu tố chủ quan đến khách quan. Những yếu tố này tác động trên nhiều khía cạnh, ảnh hưởng cả trực
tiếp, gián tiếp tới hoạt động bảo lãnh cả hiện tại và tương lai.
1.3.1. Nhân tố khách quan
1.3.1.1. Môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế tác động lớn nhất đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo hướng tích cực và tiêu cực. Môi trường kinh tế ổn định, phát triển sẽ tạo thuận lợi cho các hoạt động ngân hàng phát triển bao gồm cả hoạt động bảo lãnh. Trong môi trường kinh tế lành mạnh, các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển cũng như mở rộng, đa dạng các loại hình bảo lãnh. Nhưng môi trường kinh tế kém phát triển sẽ đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng thua lỗ, tài chính kém sẽ gây ra các rủi ro cho hoạt động bảo lãnh.
- Môi trường chính trị - xã hội
Môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ thúc đẩy các thành phần của nền kinh tế phát triển và ngân hàng cũng có thể phát triển hoạt động bảo lãnh. Bên được bảo lãnh cần môi trường chính trị xã hội ổn định để kinh doanh ổn định, hiệu quả đảm bảo được khả năng thực hiện được các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng kinh tế, ngân hàng sẽ không phải đứng ra thanh toán cho Bên thụ hưởng bảo lãnh thay cho khách hàng của mình. Tuy nhiên, một sự thay đổi hệ thống chính trị lớn sẽ làm cho hoạt động ngân hàng rơi vào khủng hoảng và hoạt động bảo lãnh không tránh khỏi bị tác động.
- Môi trường pháp lý
Khi các hoạt động ngân có cơ sở pháp lý vững chắc bằng các quy định pháp luật thì hoạt động bảo lãnh cũng sẽ được chuẩn hóa, đồng bộ với sự phát triển của hoạt động Ngân hàng, sự phát triển của nền kinh tế. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ với sự phát triển của các hoạt động Ngân hàng sẽ không tạo ra sự ổn định phát triển của các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Chính sự không đồng bộ sẽ tạo ra các khe hở trong việc quản lý hoạt động bảo lãnh. Hệ thống pháp luật đồng bộ với sự phát triển của các hoạt động ngân hàng sẽ tạo hành lang pháp lý để các ngân hàng dễ dàng hoạch định được các chiến lược kinh