PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 LY TRÍCH DNA
4.2.2.2 Kết quả PCR với DNA từ cơ được phơi khô theo hai mức độ
TV: ta Vàng; LS: lai Sind; HL: sữa Hà Lan
DNA từ cơ được làm khô theo mức độ I so với theo mức độ II không khác biệt gì về độ tinh sạch và hàm lượng DNA (xem bảng 4.1). Tuy nhiên, sau khi tiến hành PCR, tỷ lệ thành công lại khác biệt rất lớn giữa hai mức độ làm khô (bảng 4.7).
Bảng 4.7 Hiệu quả PCR trên mẫu DNA làm khô theo hai mức độ
Mức độ Số mẫu tiến hành Số mẫu thành công Tỷ lệ thành công (%)
I 11 11 100
II 10 2 20
Sai biệt thống kê P = 0,001
Như vậy, tỷ lệ thành công khi tiến hành PCR trên mẫu DNA làm khô mức độ I (100%) cao hơn so với mẫu DNA làm khô mức độ II (20%) một cách có ý nghĩa (p < 0,01).
Theo Svaren và ctv (1987), khi DNA được làm khô quá đáng thì nó có thể bị biến tính do mất lớp vỏ ổn định của những phân tử nước gắn kết (trích dẫn bởi Sambrook và Russell, 2001). Ở đây, đa số các mẫu được làm khô đến mức độ II có biểu hiện giảm sút độ ướt rất nghiêm trọng, vệt tủa thường bám rất chặt lên thành eppendorf và rất mờ, mới nhìn thì không xác định được vị trí vệt tủa. Có thể vì lý do đó mà DNA bị hỏng khá nhiều và không đủ làm mẫu cho phản ứng nhân bản (kết quả 2 band mờ, 1 band chuyên biệt NST X hoặc không cho band nào). Tuy nhiên, để khẳng định điều này,
Hình 4.4 Sản phẩm PCR từ hai mức độ làm khô DNA cơ bò đực S
cần phải có nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa về tính chất của DNA và thực hiện số mẫu nhiều hơn.