Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội doc (Trang 53 - 58)

Tuy đã đạt được một số kết quả đáng tự hào, hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội vẫn còn một số vướng mắc tồn tại, chưa đạt được mức kỳ vọng của ngân hàng.

Về doanh số cho vay, tốc độ tăng trưởng 7,6 % không tương xứng với quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng. Về kết cấu cho vay của ngân hàng, thì tuy tỉ trọng cho vay doanh nghiệp quốc doanh đã có xu hướng giảm qua các năm nhưng tốc độ vẫn rất chậm. Hiện nay tỉ trọng cho vay doanh nghiệp quốc doanh vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu cho vay ngắn hạn, năm 2006 là 52,48%. Với thực trạng hiện nay nhiều doanh nghiệp quốc doanh làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ thì việc tỉ trọng cho vay doanh nghiệp quốc doanh cao sẽ gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu tuy thấp hơn so với giới hạn là 3% do TSC quy định, nhưng tỷ lệ nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tăng từ 0,5% năm 2005 lên 1,79% năm 2006.

Điều này chứng tỏ chất lượng cho vay đã bị giảm sút, rủi ro không thu hồi được nợ tăng lên.

Thủ tục và thời gian giao dịch tuy đã được đơn giản và rút ngắn nhưng vẫn đảm bảo được những nguyên tắc an toàn, cẩn trọng nhưng vẫn còn khá rườm rà và mất thời gian khiến cho doanh nghiệp không có vốn kịp thời cho phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Thời gian và thủ tục giao dịch là một yếu tố rất quan trọng nhằm thu hút khách hàng trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong khu vực. Do đó thực trạng trên là một tồn tại mà NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội cần nhanh chóng giải quyết. Ngoài ra một số khoản vay tuy đã được được duyệt nhưng tiến độ giải ngân lại chậm so với dự tính cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời làm tồn đọng vốn của ngân hàng.

Nhằm tạo hướng để đưa ra các giải pháp khắc phục những yếu kém còn tồn tại, có thể chia nguyên nhân thành 2 loại : về phía ngân hàng và về phía khách hàng

+ Về phía ngân hàng

- Công tác thẩm định tín dụng chưa hiệu quả: Công tác thẩm định đươc thực hiện bằng 3 phương pháp: Thẩm định về hồ sơ, thẩm định thực tế, thẩm định qua các thông tin thu thập được. Đối với công tác thẩm định hồ sơ, một số hồ sơ có thể được doanh nghiệp cố tình thay đổi, CBTD không thể phát hiện được do đó một số đánh giá sẽ bị sai lệch. Phương pháp thẩm định thực tế cũng gặp khó khăn bởi các loại hình sản xuất kinh doanh của khách hàng rất đa dạng trong khi ngân hàng không thực hiện phân công theo hướng chuyên môn hoá đối với từng CBTD. Do đó mỗi CBTD phải thực hiện thẩm định ở các doanh nghiệp có các ngành nghề sản xuất khác nhau, điều đó sẽ gây khó khăn cho các CBTD nhất là CBTD còn trẻ, chưa có kinh nghiêm. Phương pháp thẩm định thứ 3 được thực hiện thông qua các thông tin thu thập được bởi trung tâm thông tin tín dụng hoặc từ các cơ quan nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên hiện nay trung tâm thông tin tín dụng hoạt động chưa hiệu quả, thông tin còn nghèo nàn, chủ yếu về tình hình tài chính và tình hình vay nợ của ngân hàng. Thông tin thu thập từ các phương tiện thông tin đại chúng tuy phong phú nhưng không đảm bảo tin cậy.

- Hình thức cho vay ngắn hạn chưa phong phú: Muốn nâng cao doanh số cho vay và nâng cao chất lượng cho vay, ngân hàng cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức cho vay cho phù hợp với điều kiện và nhu cầu vay của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội chỉ cung cấp hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay từng lần còn hình thức cho vay thấu chi thì chưa được phát triển. Vì chưa đa dạng hoá được các hình thức cho vay nên NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội đã không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng dẫn đến doanh số cho vay không tăng trưởng cao.

- Năng lực của CBTD còn hạn chế: CBTD là người trực tiếp tiếp nhận các hồ sơ vay vốn, thẩm định khách hàng, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để từ đó lập báo cáo thẩm định trình cấp trên xem xét, phê duyệt. Do đó chất lượng thẩm định của CBTD sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các khoản vay. Nếu công tác thẩm định của CBTD có sai sót có thể sẽ khiến ngân hàng thực hiện cho vay đối với những doanh nghiệp với phương án sản xuất không hiệu quả. Do đó rủi ro xảy ra là tất yếu. Hiên nay CBTD của NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội hầu hết đều có tuổi đời trẻ, kiến thức về kinh doanh chưa nhiều, thiếu kinh nghiệm trong công tác thẩm định. Điều đó dẫn đến chất lượng của công tác thẩm định của NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội đôi khi bị ảnh hưởng dẫn tới những sai lầm trong các quyết định tiếp theo.

- Công tác giám sát trong khi vay chưa được thực hiện hiệu quả: Công tác giám sát trong khi vay có vai trò quan trọng nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích của doanh nghiệp. Trong trường hợp phát hiện việc sử dụng vốn sai mục đích của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời như ngừng giải ngân, huỷ bỏ hợp đồng tín dụng, hoặc các biện pháp nhắc nhở doanh nghiệp có sự điều chỉnh. Công tác giám sát này sẽ đảm bảo cho việc thu hồi nợ gốc và lãi cho các khoản vay, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh phức tạp hiện nay, nhiều doanh nghiệp làm hồ sơ giả để vay vốn nhằm đầu tư cho các mục đích trái pháp luật hoặc mang nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế, NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội đã không thực hiện hiệu quả công tác này. Việc kiểm tra các khoản vốn được thực hiện 3 tháng một lần. Chu kỳ này không phù hợp với những khoản vay lớn, và những khoản vay có vấn đề. Một số doanh nghiệp vay vốn ngắn

hạn của ngân hàng để nhập khẩu hàng hoá để mua đi bán lại, việc mua bán diễn ra lòng vòng, do đó ngân hàng sẽ không kiểm soát được các mối quan hệ mua bán của khách hàng, từ đó không kiểm soát được khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Việc thực hiện bảo đảm tiền vay còn nhiều bất cập: Hiện nay đối với loại hình cho vay ngắn hạn, NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội chủ yếu thực hiện bảo đảm tiền vay bằng hàng hoá tồn kho và bất động sản. Tại Việt Nam, thị trường bất động sản không ổn định, giá thị trường lên xuống thất thường, không phản ánh đúng giá trị thực tế của nó. Do đó ngân hàng cũng gặp khó khăn trong quá trình định giá và xử lý tài sản đảm bảo.

+ Về phía khách hàng

- Chất lượng cho vay ngắn hạn còn phụ thuộc vào khách hàng là các doanh nghiệp. Hiện nay ở nước ta, thị trường tiền tệ và thị trường vốn chưa phát triển đồng thời năng lực của các doanh nghiệp còn yếu, khó khăn trong khâu huy động vốn nên các doanh nghiệp hoạt động bằng vốn vay ngân hàng thương mại chiếm tỉ trọng lớn trong vốn ngắn hạn. Khi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp không tiêu thụ được, khi đó sẽ không có nguồn để trả nợ cho ngân hàng. Một lý do khác là đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp cố tình lừa đảo ngân hàng bằng cách lập các báo cáo tài chính, các phương án sản xuất kinh doanh không đúng thực tế nhằm chiếm được vốn của ngân hàng để đầu tư vào các dự án rủi ro cao. Có trường hợp doanh nghiệp đủ khả năng để trả nợ nhưng doanh nghiệp cố tình trì hoãn trả nợ để kéo dài thời gian sử dụng vốn

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay kinh doanh ngắn hạn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội

3.1 Định hướng hoạt động cho vay kinh doanh ngắn hạn của NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội

Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, phát huy truyền thống đã đạt được trong năm 5 qua, Chi nhánh ngân hàng Nam Hà Nội sẽ: Phát huy tính dân chủ, đoàn kết, tự chủ để phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch 2007 của TSC giao, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn đô thị loại I giai đoạn II của NHNo & PTNT Việt Nam.

Về công tác tín dụng, phấn đấu và vượt kế hoạch dư nợ tại địa phương : 1920 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ cho vay ngắn hạn là 50% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu tối đa là 3% dư nợ. Trên cơ sở những mục tiêu chung, NHNo & PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội đã hình thành những giải pháp tín dụng chung như sau:

- Đáp ứng đầy đủ nguồn vốn cho các dự án dài hạn đã được TSC phê duyệt, các nhu cầu vốn phục vụ xuất nhập khẩu, nhu cầu phát triển kinh doanh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.

- Tiếp tục duy trì chủ trương Dùng cơ chế thi đua, khoán lương để khuyến khích tăng trưởng tín dụng, dành một khoản quỹ khen thưởng thích đáng để thưởng kịp thời cho các cá nhân, đơn vị có thành tích tăng trưởng tín dụng an toàn.

- Tổ chức giao kế hoạch từng quý để các đơn vị chủ động tìm kiếm khách hàng, kế hoạch tín dụng được giao trên cơ sở đăng ký của các đơn vị, tuỳ thuộc vào khả năng quản lý nợ của từng đơn vị.

- Luôn coi trọng chất lượng tín dụng, kiên quyết không vì sức ép tăng trưởng mà linh động bỏ qua điều kiện, quy trình tín dụng. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra thanh tra, đi sâu sát đơn vị, quản lý chặt các dư nợ, kiên quyết thu hồi nợ có vấn đề…

- Phòng tín dụng, các đơn vị cơ sở phải chủ động xây dựng chương trình tiếp cận với các cấp Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp để mở rộng thêm khách hàng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình, tích cực nghiên cứu triển khai thêm các hình thức cho vay, dịch vụ mới an toàn, hạn chế cho vay đầu tư vào bất động sản, cho vay đầu tư trái phiếu trên thị trường thứ cấp.

- Định kỳ phân loại nơ, tổ chức đánh giá phân tích các khoản nợ, xếp hạng khách hàng tín dụng, theo chuẩn mực Quốc tề, nâng cao chất lượng công tác thông tin khách hàng, thông tin phòng ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Hà Nội doc (Trang 53 - 58)

w