Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0859 hoạt động huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện thạch thất hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 38)

1.2 Hiệu quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại

Có rất nhiều cách để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn. Tác giả đưa ra hai nhóm chỉ tiêu chính gồm:

- Nhóm chỉ tiêu định lượng: Các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn huy động, chi phí huy động, lợi nhuận kinh doanh

từ vốn huy động và sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn.

- Nhóm các chỉ tiêu định tính: Các chỉ tiêu về sự đa dạng các hình thức huy động vốn, các chính sách chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng, thương hiệu và uy tín của ngân hàng.

1.2.2.1 Nhóm các chỉ tiêu định lượng

a. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Quy mô nguồn vốn huy động: Là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Quy mô vốn huy động lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Một ngân hàng có khả năng

thanh khoản tốt khi ngân hàng đó có một lượng vốn khả dụng với một quy mô hợp lý

hay tỷ trọng các loại vốn theo thời gian phải phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Quy mô

vốn hợp lý là quy mô vốn đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư của ngân hàng. Neu thừa

hoặc thiếu vốn cũng đều gây ra tình trạng lãng phí, lượng vốn thừa so với nhu cầu sẽ làm

tăng chi phí trả lãi, chi phí quản lý. Ngược lại thiếu vốn thì ngân hàng sẽ đánh mất nhiều

cơ hội kinh doanh và có thể gây ra rủi ro thanh khoản khi thị trường biến động. Trong tình hình các ngân hàng đang cạnh tranh về thị phần trên thị trường lãi suất

thường không có sự khác biệt quá nhiều giữa các ngân hàng thì một ngân hàng có quy

*100 Số vốn huy động theo kế hoạch

Mức độ hoàn thành kế hoạch phản ánh việc ngân hàng có hoàn thành kế hoạch huy động vốn đặt ra hay không hay thực hiện kế hoạch ở mức độ nào. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 100% thì lượng vốn huy động thực tế lớn hơn kế hoạch ngân hàng phải sử dụng hợp lý số vốn thừa vì chi phí sẽ tăng nếu lượng vốn này không sinh lời mà ngân hàng vẫn phải trả lãi. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 100% ngân hàng cần xem xét các cơ hội kinh doanh, đầu tư của mình để huy động từ nguồn khác nếu cần bổ sung vốn hoạt động. Còn nếu hoàn thành kế hoạch thì việc huy động vốn có hiệu quả hay không còn phụ thuộc và nhu cầu sử dụng vốn hiện tại. [2]

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm. Cho thấy nguồn vốn biến động theo xu hướng nào và khả năng kiểm soát vốn huy động của ngân hàng. Nếu tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ giúp ngân hàng chủ động trong việc hoạch định chiến lược phát triển và tạo niềm tin, uy tín với khách hàng. Mặt khác tiêu chí này còn thể hiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các NHTM khác trong hoạt động huy động vốn. Nếu ngân hàng mở rộng quy mô vốn liên tục với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ngày càng cao chứng tỏ quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng hiệu quả huy động vốn của ngân hàng càng được cải thiện.

Tố độ ,ăn. tưng VH...n = Z n Z '_______________________________x 1- Tổng VHĐ năm n - 1

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng/giảm nguồn vốn qua các năm của ngân hàng. Nếu:

Tốc độ tăng trưởng VHĐ > 100%: VHĐ của Ngân hàng tăng so với năm trước. Tốc độ tăng trưởng VHĐ < 100%: VHĐ của Ngân hàng giảm so với năm trước.

Tốc độ tăng trưởng VHĐ = 100%: VHĐ của Ngân hàng không đổi so với năm trước.[2]

Đồng thời cần phải sử dụng chỉ tiêu này để so sánh với tốc độ tăng trưởng vốn của các ngân hàng khác hoăc tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hệ thống trong cùng thời kỳ và một số tiêu chí lựa chon tương đồng để đánh giá đúng được hiệu quả huy

động vốn của một ngân hàng.

b. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn huy động của một ngân hàng ta có thể thấy được mức độ ổn định của nguồn vốn huy động ở ngân hàng đó. Một cơ cấu vốn hợp lý là một cơ cấu vốn đa dạng, duy trì được tỷ lệ hợp lý giữa các nguồn vốn huy động. Cơ cấu nguồn vốn đa dạng thể hiện qua các hình thức huy động vốn. Theo tiêu chí phân loại hình thức huy động vốn có ba loại cơ cấu huy động vốn: Cơ cấu theo thời hạn (không kỳ hạn, ngắn hạn, trung và dài hạn), cơ cấu theo loại tiền (nội tệ, ngoại tệ), cơ cấu theo đối tượng khách hàng (tiền gửi dân cư, tiền gửi các TCKT, nguồn khác).

Tỷ trọng VHĐ i = ---ɪ--- *100%

` ® Tong nguồn VHĐ

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lý trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau.

Sự biến đổi về cơ cấu nguồn vốn sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu sử dụng vốn theo đó ảnh hưởng đến chi phí hoạt động bình quân và lãi suất cho vay theo đó là sự thay đổi về lợi nhuận và an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thông qua việc xác định cơ cấu vốn có thể xác định mặt mạnh mặt yếu của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.

Cơ cấu vốn được đánh giá là hợp lý nếu các thành phần của nó đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn và có chi phí huy động thấp nhất. Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có thể cơ cấu lại nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động, chủ động trong việc chuyển dịch cơ cấu dư nợ từ đó nâng cao khả năng cnah tranh và uy tín của ngân hàng.

c. Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn. Chi phí huy động vốn bao gồm hai phần: chi phí trả lãi và chi phí phi lãi.

Chi phí huy động vốn= Chi phí trả lãi + Chi phí phi lãi

suất được xác định theo cơ sở cung cầu trên thị trường và chiến lược cạnh tranh của ngân hàng.

+ Chi phí phi lãi: Là những chi phí trả cho nhân viên, cơ sở vật chất, quảng cáo marketing, khuyến mại, chăm sóc khách hang...

Tổng chi phí trả lãi = Quy mô vốn huy động * Lãi suất huy động

Chi phí huy động vốn hợp lý để đạt được hiệu quả trong hoạt động huy động vốn phải đạt được các tiêu chí:

+ Đó phải là nguồn chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi phải phù hợp về quy mô, thời hạn và cơ cấu huy động vốn.

+ Tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết phải chấp nhận những rủi ro cao do ép về tăng chi phí huy động vốn.

Những nguồn vốn có thời hạn ngắn thường có chi phí thấp và tính ổn định thấp và ngược lại nguồn có thời hạn dài thì chi phí cao hơn, ổn định hơn. Mỗi giai đoạn khác nhau ngân hàng lại có một chiến lược huy động vốn khác nhau căn cứ vào chi phí trả mỗi nguồn để hoạch định chiến lược kinh doanh cho phù hợp đảm bảo thu nhập cho ngân hàng. Tùy theo đặc điểm từng nguồn vốn ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất danh nghĩa khác nhau. Để cạnh tranh với các NHTM khác các ngân hàng đều cố gắng tạo ra ưu thế riêng trong đó có ưu thế về cạnh tranh lãi suất.

Phương pháp xác định chi phí huy động vốn

+ Xác định chi phí huy động vốn bình quân

Tỷ lệ chi phí trả lãi bình quân Chiphí trả lãi cho các NVHĐ

của vốn huy động = ---—■--———---

■ ∙ s Tổng NVHĐ

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền ngân hàng phải bỏ ra cho một đồng vốn huy động được. Nếu tỷ lệ chi phí trả lãi bình quân giảm qua các năm kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng được tổ chức một cách hiệu quả.

Tổng chi phí bằng

Tỷ lệ chi phí vốn dự tính bình tiền dự tính

quân gia quyền = ______________________________

Tổng NVHĐ

Phương pháp này sử dụng chi phí dự kiến bình quân gia quyền của tất cả các loại nguồn vốn làm kết quả dự đoán chi phí biên.

+ Xác định chi phí huy động vốn biên

Chi phí huy động vốn biên là chi phí bỏ ra để có thêm một đơn vị vốn sử dụng được.

Mức thay đổi của tổng chi phí

Tỷ lệ chi phí cận biên = ---7- - -7---—----—---—---

Tong nguồn von mới huy động thêm

Ngân hàng căn cứ vào chi phí huy động vốn biên để xác định mức lợi nhuận tối thiểu cần đạt được từ các khoản tài sản có thêm nhờ nguồn vốn này và tìm kiếm nguồn vốn đòi hỏi chi phí thấp nhất.

Như vậy, tùy theo phần mềm công nghệ và quan điểm của từng ngân hàng mà chi phí huy động vốn có thể được tính toán bằng nhiều cách khác nhau. Chi phí huy động trung bình theo nguyên giá có tác dụng đánh giá được tình hình hoạt động trong quá khứ của ngân hàng. Phương pháp này xem xét cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn, mức lãi suất bình quân làm căn cứ cho việc ra quyết định nên cho vay và đầu tư như thế nào. Chi phí biên được sử dụng khi ngân hàng muốn quyết định nên huy động loại nguồn vốn nào trong một tập hợp các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng dự tính sẽ huy động.

d. Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động

Lợi nhuận là chỉ tiêu được xác định thông qua doanh thu và chi phí của ngân hàng. Lợi nhuận cao với chi phí thấp mà vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo tính an toàn chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu quả.

Lợi nhuận = Tổng doanh Thu - Tổng chi phí

+ Lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động là khoản thu nhập thu được từ hoạt

Lợi nhuận = Thu từ lãi cho - Chiphí trả lãi - Chi phí khác liên

kinh doanh vay và đầu tư tiền gửi, tiền vay quan đến HĐV

từ VHĐ

Chỉ tiêu này giúp ta đánh giá được lợi nhuận thực tế của nguồn vốn huy động, qua đó ngân hàng có sự so sánh với NHTM khác để tìm ra biện pháp tăng cường lợi nhuận thu được từ hoạt động huy động vốn.

+ Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ vốn huy động Lợi nhuận kinh doanh từ

Tỷ suất lợi nhuận VHĐ *100%

(%) = --- _________a ■ - - - - -

Tong nguồn VHĐ

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ từ 100 đồng nguồn vốn huy động được qua quá trình kinh doanh ngân hàng thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn của NHTM càng chất lượng. Chỉ tiêu này giúp các ngân hàng đánh giá hiệu quả huy động vốn, một ngân hàng có quy mô lợi nhuận lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận chưa chắc đã cao bằng ngân hàng có quy mô lợi nhuận nhỏ cho thấy khả năng sử dụng vốn chưa mang lại hiệu quả tương xứng với nguồn vốn hiện có.

e. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

+ Sự cân đối về tốc độ tăng trưởng huy động vốn và cho vay

Việc phát triển, mở rộng huy động vốn là tất yếu đối với các ngân hàng thương mại hiện nay. Tuy nhiên cũng cần có sự cân đối về tốc độ tăng trưởng của vốn huy động và cho vay để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Có thể đánh giá sự cân đối này qua việc so sánh tốc độ tăng trưởng vốn huy động và tốc độ tăng trưởng cho vay đầu tư.

* Tốc độ tăng trưởng vốn huy động > Tốc độ tăng trưởng cho vay đầu tư

Điều này có nghĩa là trong năm, tốc độ tăng nguồn vốn cao hơn cho vay, đầu tư dẫn đến số vốn dư thừa tăng, hạn chế khả năng sinh lời của vốn huy động làm giảm hiệu quả huy động vốn. [2]

Điều này có nghĩa là sự cho vay đầu tư phát triển nhanh hơn huy động, một phần thể hiện việc tận dụng nguồn vốn tăng tuy nhiên cũng thể hiện sự giảm đi khả năng thanh khoản của ngân hàng, nếu tốc độ chênh lệch quá cao sẽ gây mất an toàn cho ngân hàng, hạn chế khả năng thanh khoản trong một thời điểm nhất định. [2]

* Tốc độ tăng trưởng vốn huy động = Tốc độ tăng trưởng cho vay đầu tư

Điều này cho thấy sự ổn định trong việc điều tiết giữa huy động và cho vay, tuy nhiên điều này là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào thực tế sự phù hợp của hoạt động cho vay và huy động năm trước liền kề làm số liệu cơ sở để tính toán tốc độ tăng trưởng. [2]

+ Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn

Mục đích huy động vốn của NHTM trước hết là để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn do vậy huy động vốn phải luôn được đặt trong mối quan hệ với sử dụng vốn.

Tổng dư nợ

Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng nguồn vốn huy động * 100%

Hiệu suất sử dụng nguồn vốn cho thấy được khả năng tận dụng tối đa nguồn vốn huy động để đầu tư cho vay. Tỷ lệ này càng lớn cho thấy vốn được sử dụng càng hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ này luôn nhỏ hơn 100% do vốn huy động phải trích dự phòng rủi ro tiền gửi để đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng.

Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn phản ánh hiệu quả huy động vốn qua các khía cạnh:

+ Quy mô: Quy mô vốn huy động phải phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Huy động vốn quá nhiều sẽ gây lãng phí và làm tăng chi phí huy động ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, huy động vốn quá ít sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đầu tư, bỏ lỡ cơ hội kinh doanh làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Để đảm bảo cân đối vốn trong quá trình kinh doanh các ngân hàng cần phải dựa vào nhu cầu kinh doanh kỳ trước để ước lượng nhu cầu vốn từ đó lên kế hoạch cho phù hợp.

+ Về kỳ hạn: Sự cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn và sử dụng vốn rất quan trọng vì khi có sự mất cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho ngân hàng như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái.

Chỉ tiêu được quan tâm nhất có thể kể đến:

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn Tổng VHĐ ngắn hạn sử dụng cho

cho vay trung, dài hạn vay TDH

= Tổng VHĐ ngắn hạn *100%

Tỷ lệ này càng cao thì mức độ an toàn trong sử dụng vốn càng thấp, ngân hàng càng dễ gặp rủi ro. Và các tỷ lệ đều được điều chỉnh và quy định chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng.

1.2.2.2 Nhóm các chỉ tiêu định tính

a. Sự đa dạng của các hình thức huy động

Tùy theo đặc điểm riêng của mỗi ngân hàng mà trong từng thời kỳ đưa ra các sản phẩm huy động vốn khác nhau. Ngoài những hình thức huy động vốn truyền

Một phần của tài liệu 0859 hoạt động huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện thạch thất hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w