ĐỐI TƯỢNG DỄ BỊ THIẾU VITAMI NA

Một phần của tài liệu Chăm sóc dinh dưỡng tại cộng đồng (Trang 44 - 48)

THIẾU MÁU

Định nghĩa

Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lí xảy ra khi hàm lượng huyết sắc tố (hemoglobin) trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu.

Thiếu máu dinh dưỡng thường gặp nhất là thiếu sắt. Phụ nữ có thai thường kèm thiếu folat (hay axit folic)

Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt:

Do ăn vào không đủ nhu cầu: bữa ăn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu thức ăn nguồn gốc động vật.

Do cơ thể cần nhiều sắt cho phát triển: bà mẹ khi mang thai, trẻ nhỏ tăng trưởng nhanh.

Do phụ nữ thường xuyên bị mất sắt theo kinh nguyệt (phụ nữ thường bị thiếu máu nhiều hơn nam giới).

Do bị mất máu khi nhiễm kí sinh trùng, nhất là giun móc

Tác hại của thiếu máu:

Người bị thiếu máu thường dễ mệt mỏi, khả năng lao động giảm. Thiếu máu làm cho trẻ em kém phát triển cả về thể chất và trí tuệ.

Phụ nữ có thai bị thiếu máu hay bị tai biến khi đẻ, đẻ non, đẻ con nhỏ yếu, dễ bị băng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con.

Các biện pháp phòng chống thiếu máu thiếu sắt

Thực hiện đa dạng hoá bữa ăn, chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng và các thực phẩm giàu sắt (thức ăn động vật, đậu đỗ...) làm tăng khả năng hấp thụ sắt nhờ tăng cường vitamin C có từ rau quả.

Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý là biện pháp tốt nhất phòng chống thiếu máu ở trẻ nhỏ.

Thiếu máu là bệnh ẩn tính, không dễ nhìn thấy nhưng rất nguy hại -> cần phổ biến kiến thức, nâng cao hiểu biết của cộng đồng.

Phụ nữ và trẻ nhỏ bị thiếu máu nhiều nhất -> thiếu máu là vấn đề chính của phụ nữ và trẻ em.

Thiếu máu gặp nhiều ở vùng nghèo, ở gia đình nghèo -> hướng dẫn tạo nguồn thực phẩm ở gia đình, cải thiện bữa ăn.

Chú ý: Khi uống viên sắt một số chị em có thể gặp một vài tác dụng phụ như lợm giọng, buồn nôn, táo bón nhẹ. Điều này không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ. Người không thiếu máu uống viên sắt theo liều lượng như trên không có hại gì. Chị em cần nhận được các thông tin cần thiết từ cán bộ y tế và phải tạo được thói quen uống viên sắt đều đặn, đủ liều.

Phòng chống giun móc, vệ sinh môi trường:

Ở những vùng có tỷ lệ nhiễm giun móc cao, cần áp dụng tẩy giun định kỳ phối hợp với vệ sinh mội trường, nước sạch;

Vận động nhân dân không dùng phân tươi trong canh tác nông nghiệp.

Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh ở mỗi hộ gia đình. Việc tẩy giun móc cần áp dụng đúng phác đồ và đối tượng chỉ định.

Tăng cường sắt cho một số thức ăn:

Đây là một một biện pháp đang được thăm dò. Đây cũng là hướng thử nghiệm ở nước ta trong thời gian tới.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA IỐT VÀ AXIT FOLIC

IỐT

Iốt là vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho phát triển của cơ thể, cần cho tổng hợp hóc môn giáp duy trì thân nhiệt, phát triển xương, quá trình biệt hóa và phát triển của não và hệ thần kinh trong thời kỳ bào thai.

Thiếu iốt sẽ dẫn đến thiếu hóc môn giáp, gây ra nhiều rối loạn khác nhau: bướu cổ, rối loạn bệnh lý khác như sảy thai, thai chết lưu, khuyết tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, đần độn, cơ thể chậm phát triển, mệt mỏi, giảm

khả năng lao động . . .

Việt nam là một nước nằm trong vùng thiếu iốt.

Khi cơ thể bị thiếu iốt, tuyến giáp làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố giáp trạng nên tuyến giáp to lên, gây ra bướu cổ. Bướu cổ là cách thích nghi của cơ thể để bù lại một phần thiếu iốt, khi có kích thước to có thể chèn ép đường thở, đường ăn uống gây ra các vấn đề ảnh hưởng cho sức khỏe.

Thiếu iốt ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể gây ra sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Khi thiếu iốt nặng trẻ sinh ra có thể bị đần độn với tổn thương não vĩnh viễn. Trẻ sơ sinh có thể bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt lác.

Thiếu iốt trong thời kỳ niên thiếu gây ra bướu cổ, chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng. Trong

Tất cả các rối loạn do thiếu iốt kể cả bệnh đần độn hoàn toàn có thể phòng được bằng cách bổ sung một lượng iốt rất nhỏ vào bữa ăn hàng ngày. Những thức ăn từ biển (cá, sò, rong biển) là nguồn giàu iốt.

Hai biện pháp chủ yếu đang được áp dụng hiện nay trong phòng chống bệnh là:

Sử dụng muối iốt trong bữa ăn.

Ở một số vùng có tỷ lệ bướu cổ cao hơn 30% thì dùng dầu iôt để hạ nhanh tỷ lệ bướu cổ các đối tượng ưu tiên là trẻ em dưới 15 tuổi và phụ nữ từ 15-45 tuổi.

Axit folic có khoa học là pretoinglutamic, là một chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể, được xếp vào nhóm vitamin B là nhóm vitamin tan trong nước và được gọi là vitamin B9. Axit folic là một trong những yếu tố quan trọng cần thiết cho quá trình tạo mô. Axit folic cùng với vitamin B12 tham gia vào quá trình cấu tạo tế bào máu (hồng cầu).

Axit folic tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp rất quan trọng ngay từ khi bào thai mới hình thành và quá trình phát triển thai nhi.

Đặc biệt axit folic có vai trò trong cấu tạo và phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Thiếu axit folic sẽ ảnh hưởng nhiều đến cấu tạo, chức năng của hệ thần kinh thai nhi

Axit folic

Các nghiên cứu cho thấy ở những vùng dân cư có chế độ ăn nghèo folat thì nguy cơ các bà mẹ đẻ con bị khuyết tật ống thần kinh cao gấp 10 lần so với vùng dân cư có mức folat bình thường.

Tthiếu axit folic khi mang thai gây thiếu máu ở cả mẹ và con. Khi trẻ ra đời, axit folic sẽ tiếp tục tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể trẻ.

Thiếu axit folic ở trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển cơ thể. Bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ ở trẻ em là do thiếu axit fo- lic và vitamin B12.

Bệnh thường gặp ở trẻ từ 6-12 tháng tuổi với triệu chứng giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu và thiếu máu.

Người trưởng thành bị thiếu axit folic sẽ có thể dẫn đến bị bệnh thiếu máu hồng cầu to, bị viêm miệng, viêm lưỡi hay tiêu chảy.

Acid folic có nhiều trong các thực phẩm như: thịt bò, gan, giá sống, rau xanh, củ cải, bông cải, đậu nành...

Một phần của tài liệu Chăm sóc dinh dưỡng tại cộng đồng (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)