Nhóm giải pháp bổ trợ

Một phần của tài liệu (Trang 94 - 102)

I Ngân Hàng Thương mại Nhà nước

3.2.2 Nhóm giải pháp bổ trợ

3.2.2.1 Hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ

Để hoạt động thị trường mở có hiệu quả trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng cho các giao dịch trong nền kinh tế thì việc hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ là cần thiết bởi thị trường mở là một phần của thị trường tiền tệ. Thị trường tiền tệ là nơi các GTCG được giao dịch với nhiều kỳ hạn khác nhau. Có 3 loại thị trường là: (i) thị trường giao dịch các GTCG ngắn hạn của Chính phủ và NHTW, (ii) thị trường mua bán nợ, (iii) thị trường giao dịch các công cụ nợ ngắn hạn khác như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng ...

Phát triển thị trường tiền tệ có thể nói là điều kiện quan trọng để xây dựng được một cơ chế truyền tải CSTT nhạy cảm với cơ chế điều hành qua kênh giá cả và nâng cao hiệu quả điều hành các công cụ CSTT của NHTW.

Hiện nay, thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng của Việt Nam được nhận định chung là kém phát triển thể hiện ở sự kém năng động của các thành viên thị trường, các công cụ giao dịch trên thị trường còn nghèo nàn, tính thanh khoản thấp và khối lượng giao dịch còn hạn chế, thị trường thứ cấp các công cụ giao dịch gần như là chưa có, hoạt động của thị trường sơ cấp còn hạn chế, chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp của thị trường

Để phát triển thị trường tiền tệ, NHNN cần thực hiện:

- Tập trung xây dựng hoàn chỉnh các quy chế cho các thị trường tiền tệ theo hướng mở rộng khả năng phát hành các công cụ có khả năng thanh

toán và

các công cụ mới của các NHTM và nâng cao khả năng kiểm soát và điều

tiết thị

trường của NHNN

- Xây dựng thị trường mua bán lại GTCG nhằm tăng cường tính thanh khoản của các GTCG và khả năng thanh toán của NHTM vì thông tin trên thị

83

đưa ra các quyết định chính xác hơn khi tham gia đấu thầu trên thị trường mở. (Triển khai Đề án Sàn giao dịch điện tử liên ngân hàng tập trung).

- Nghiên cứu để hoàn thiện các công cụ hiện có và áp dụng công cụ mới cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhất là các công cụ phòng chống

rủi ro

về tỷ giá.

- Hiện nay, tại Việt nam chưa hình thành được các lãi suất chuẩn trên thị trường. Chính vì vậy, việc mua bán các GTCG chưa hoàn toàn theo giá thị

trường. Lãi suất của trái phiếu chính phủ hiện nay còn cạnh tranh với lãi suất

huy động của các ngân hàng làm ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Để hình thành được các lãi suất chuẩn thì thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu cần được phát triển. Để phát triển thị trường tiền tệ, trước hết cần:

- Tăng cường việc phát hành GTCG của Chính phủ qua kênh TCTD và giảm thiểu việc phát hành qua kênh bán lẻ trực tiếp cho dân chúng

- Việc phát hành cần thực hiện qua kênh đấu thầu tại NHNN. Đối tượng mua chỉ là các định chế tài chính. Thị trường chứng khoán chỉ là nơi mua bán

lại trái phiếu chính phủ, không nên là nơi phát hành lần đầu. Khi đó, hệ thống

ngân hàng và thị trường chứng khoán sẽ đảm nhận việc huy động vốn từ khu

vực dân cư.

3.2.2.2 Xác định cơ chế điều hành lãi suất

Giải pháp xác định cơ chế điều hành lãi suất đảm bảo hiệu quả OMOs trong điều kiện hiện nay là điều vô cùng phức tạp. Đối với vấn đề này tác giả đề xuất hướng giải quyết như sau:

84

- Rà soát lại tính hợp lý, hiệu quả của các loại lãi suất hiện nay do NHNN công bố. Có như vậy mới giải quyết xử lý tận gốc sự khó khăn trong việc xử lý lãi suất thị trường mở, cản trở tính hiệu quả OMOs của NHNN.

3.2.2.3 Hoàn thiện công tác thanh toán trong hệ thống thanh toán ngân hàng

Mặc dù hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã được NHNN đưa vào sử dụng từ năm 2003 nhưng đến nay, nhiều giao dịch thanh toán giữa các TCTD vẫn chưa được thực hiện qua hệ thống này. Lý do xuất phát từ việc thực hiện thanh toán phân tán giữa các TCTD tại địa phương và hệ thống thanh toán của nhiều TCTD còn chưa kết nối được với hệ thống thanh toán điện tử của Ngân hàng Nhà nước.

Để tăng cường khả năng quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các TCTD, công tác thanh toán trong hệ thống ngân hàng cần nhanh chóng được hoàn thiện. Các TCTD cũng cần hiện đại hóa hệ thống thanh toán của mình, tiến tới thực hiện quản lý nguồn vốn tập trung tại Hội sở chính và chỉ thực hiện giao dịch giữa các TCTD với nhau thông qua hệ thống thanh toán của Ngân hàng Nhà nước.

Bên cạnh đó, NHNN cần phải đẩy mạnh tiến độ và mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. NHNN cần mở rộng phạm vi thanh toán đối với các luồng thanh toán giá trị thấp của TCTD và hạn chế việc thực hiện thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở các địa phương.

3.2.2.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát

Công tác thanh tra, kiểm soát cần được tăng cường nhằm hỗ trợ OMOs hoạt động có hiệu quả, tuân thủ chặt chẽ các quy định do NHNN đề ra, từ đó có những định hướng cần thiết trong tương lai. Hoạt động thanh tra và kiểm soát cần được thực hiện ở hai giác độ: Thứ nhất, đảm bảo tính kỷ luật, nghiêm túc với các quy định đề ra của các chủ thể tham gia thị trường mở; Thứ hai, đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của các TCTD

85

tham gia thị trường mở. Việc thanh tra và kiểm soát hoạt động kinh doanh của các TCTD vốn là một trong những hoạt động mang tính thường nhật của NHNN. Thông qua hoạt động này không chỉ giúp NHNN nắm bắt được việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh của các TCTD, mà còn kịp thời có những biện pháp cần thiết đối với các TCTD vi phạm nghiêm trọng các quy định của NHNN, gây ảnh hưởng đến khả năng điều hành của NHNN trên thị trường mở. Để đảm bảo khả năng thanh tra và kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh của các TCTD, NHNN cần thực hiện tốt nội dung sau:

- Hoàn thiện và chuẩn hoá hệ thống chỉ tiêu an toàn đối hoạt động của các TCTD theo chuẩn mực quốc tế (hệ thống chỉ tiêu về sự an toàn của vốn,

chỉ tiêu phản ánh chất lượng tài sản có, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, giới

hạn về cho vay, v.v...);

- Đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định cảnh báo sớm đối với các TCTD có nguy cơ mất an toàn cao để các TCTD kịp thời chấn chỉnh và xử

lý; Ba là, đảm bảo các chế tài xử lý đối với các TCTD. Trên cơ sở các kết luận từ hoạt động thanh tra và kiểm soát, NHNN áp dụng các chế tài cần thiết đối với TCTD như kiểm soát đặc biệt, phạt vi phạm hành chính, đề nghị

điều chỉnh nhân sự, v.v...

3.2.2.5 Tăng cường khả năng dự báo nhu cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng

Vốn khả dụng của các ngân hàng là nguồn vốn sẵn sàng để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của ngân hàng đối với các tổ chức phi ngân hàng, các ngân hàng khác và NHTW. Nó là dự trữ của một ngân hàng và được chia thành bộ phận dự trữ bắt buộc và dự trữ vượt mức.Việc dự báo nhu cầu vốn khả dụng thực chất là kết quả của việc phân tích những biến động dự tính về cung, cầu

86

hiệu quả của hành vi can thiệp của NHNN trong điều kiện thị trường tiền tệ liên ngân hàng chưa phát triển. Vấn đề về quản lý và dự báo nhu cầu vốn khả dụng bắt đầu được NHNN Việt Nam đặt ra và thực hiện thí điểm từ năm 1997.Tuy nhiên, đến năm 2000 phương pháp và yêu cầu dự báo mới được hoàn chỉnh theo quy chế quản lý vốn khả dụng ban hành theo Quyết định số 37/2000/QĐ- NHNN1 ngày 24/1/2000. Theo quyết định này, phương pháp vốn khả dụng dựa vào hai nguyên tắc chủ yếu: Căn cứ vào dãy số liệu lịch sử có điều chỉnh và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu vốn khả dụng trong kỳ dự báo để đưa ra dự báo. Như vậy theo quy chế này, nếu áp dụng trong điều kiện Việt Nam hiện nay, tính chính xác của dự báo có thể bị ảnh hưởng bởi các lý do sau:

- Tính chất biến động không theo quy luật của dãy số lịch sử đối với các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu vốn khả dụng, đặc biệt là các số liệu liên

quan đến tài sản có ngoại tệ ròng và cho vay ngân sách ròng.Việc dự báo trên

nền tảng dãy số liệu lịch sử chỉ cho kết quả dự báo chính xác trong điều kiện

môi trường ảnh hưởng ổn định.

- Theo Quyết định số 37/2000/QĐ-NHNN1 vốn khả dụng được dự báo trên cơ sở xác định sự thay đổi của các nhân tố sau: cung cầu ngoại tệ trên thị

trường tiền tệ và sự can thiệp của NHNN; những diễn biến thu, chi của Ngân

sách Nhà nước; doanh số phát hành và thu hồi tiền mặt của NHNN; nhu cầu

vay và khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại tác động đến các

khoản vay của NHNN; và các nhân tố khác có ảnh hưởng đến nhu cầu

tiền tệ.

87

- NHNN cần sớm xây dựng hệ thống theo dõi thông tin về các diễn biến hàng ngày trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thu thập thông tin ở nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, NHNN xây dựng các mô hình dự báo đạt kết quả chính xác hơn.

- Một trong những nguồn thông tin vô cùng quan trọng phục vụ công tác dự báo đó là thông tin về tình trạng vốn khả dụng của từng tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, thông tin đó có chính xác hay không lại phụ thuộc vào mức độ chính xác và ý thức chấp hành các quy định về báo cáo, thông tin của

chính tổ

chức tín dụng. NHNN cần xây dựng hệ thống thông tin kết nối với hệ thống

TCTD để có thể cập nhật các thông tin này một cách đầy đủ và chính xác nhất.

- Kỳ dự báo vốn khả dụng là 3 kỳ trong một tháng. Kỳ thứ nhất từ ngày 01 đến ngày 10 của tháng. Tuy nhiên, để có thể đáp ứng cho việc tăng tần

88

3.2.2.6 Hoàn thiện và phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ

Để nâng cao được năng lực điều hành các công cụ CSTT, trước hết cần đánh giá và xem xét lại cơ chế điều hành của từng công cụ CSTT và đề ra phương án cải tiến, hoàn thiện đồng thời nghiên cứu đưa thêm công cụ mới vào hoạt động, NHNN cần hoàn thiện các công cụ CSTT như sau:

- Hoàn thiện các công cụ TCV theo hướng trở thành công cụ quan trọng của NHNN khi muốn bổ sung vốn cho hệ thống ngân hàng. NHNN xây

dựng lộ

trình và từng bước từ bỏ hình thức chiết khấu GTCG đối với các ngân

hàng và

hình thức cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ;

- Bổ sung hình thức nhận tiền gửi ngắn hạn (thường là qua đêm) của các NHTM tại NHNN là một công cụ CSTT của NHNN. Lãi suất tiền gửi có tính

định hướng như lãi suất sàn trên thị trường liên ngân hàng, các NHTM sẽ gửi

tại NHNN khi không thể đầu tư dưới hình thức nào khác.

- Hoàn thiện công cụ DTBB nhằm nâng cao khả năng kiểm sóat tiền tệ của NHNN và tạo điều kiện cho các NHTM sử dụng vốn linh hoạt, hiệu quả

hơn. Theo đó NHNN không trả lãi đối với tiền gửi dự trữ vượt mức và trả lãi

tiền dự trữ bắt buộc, mở rộng diện tiề gửi phải DTBB. Tỷ lệ DTBB cần được

điều chỉnh linh hoạt, phối hợp đồng bộ với việc điều chỉnh các công cụ khác

của chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, trong từng điều kiện cụ thể và mục tiêu điều tiết trong từng thời kỳ, NHNN xác định và lựa chọn sử dụng công cụ nào, bao nhiêu công cụ cùng một lúc, mức độ quan trọng của từng công cụ. Sử phối hợp giữa các loại

89

hoặc ngược lại. Mặt khác phối hợp chặt hai công cụ này còn góp phần ổn định đầu tư tạo ra sự cân bằng bên trong trên cơ sở lạm phát được kiểm soát.

Thứ hai, phối hợp NVTTM, dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn. Sự phối hợp này hướng vào mục tiêu kiểm soát lượng M2 nhằm tạo ra sự cân bằng bên trong trên cơ sở lạm phát được kiểm soát. Đây là phương án phối hợp nhằm có được sự ổn định trên cơ sở khối lượng tiền phù hợp với các yêu cầu đòi hỏi. NHNN làm tăng hay giảm khối lượng tiền để tác động vào đầu tư, sản lượng và các mục tiêu xây dựng khác bằng cách sử dụng đồng thời các công cụ trên theo nguyên tắc cùng chiều hoặc ngược lại.

3.2.2.7 Nâng cao vai trò điều tiết, hướng dân thị trường của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Luật NHNN đã sửa đổi nhưng những quy định cơ bản về vị thế của NHNN hầu như vẫn được giữ nguyên theo Luật cũ. Với những quy định như vậy, NHNN chưa đủ tính chủ động để điều hành CSTT quốc gia. Việc hoạch định và thực thi CSTT của NHNN vẫn còn lệ thuộc nhiều vào Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư...Vì vậy, tuy chưa thể thay đổi mạnh mẽ vị thế của NHNN nhưng có thể kiến nghị một số điều để làm tăng tính chủ động cho NHNN:

- Đề nghị Chính phủ cho phép NHNN có quyền chủ động hơn trong quyền hạn, cơ chế, chính sách và nghiệp vụ của NHNN thông qua việc tăng

cường chức năng NHTW cho NHNN, giảm vai trò quản lý nhà nước đối với

những hoạt động không phải là ngân hàng. Toàn bộ chính sách của

NHNN nên

căn cứ vào điều kiện của kinh tế thị trường để độc lập xây dựng, Quốc hội là

người quyết định những chỉ tiêu cần thiết và Chính phủ phê duyệt các chính

90

3.2.2.8 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa NHNN và các Bộ ngành liên quan trong điều hành chính sách tiền tệ.

Hiện nay, NHNN chỉ có một thành viên trong Hội đồng tư vấn CSTT quốc gia. Vì vậy, NHNN không thể chủ động và độc lập trong việc xây dựng và điều hành CSTT. Do đó, cần có một cơ chế phối hợp hành động giữa các Bộ ngành và NHNN trong điều hành CSTT nhằm hạn chế những tác động ngược chiều của các chính sách kinh tế vĩ mô, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành CSTT. Để thực hiện điều đó, NHNN cần:

- Đảm bảo sự phối hợp, thống nhất về mục tiêu từng chính sách kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.

- Xây dựng cơ chế phối hợp cung cấp thông tin giữa các Bộ, ngành (Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Bộ Thương

mại,...) và

NHNN để đảm bảo NHNN có thể dự báo được vốn khả dụng và kiểm soát

được toàn bộ lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế, cụ thể:

+ Thiết lập một kênh thông tin kết nối giữa các Bộ ngành với hệ cơ sở dữ liệu trung tâm của NHNN. Riêng NHNN với Bộ Tài chính cần tạo dựng mối quan hệ thường xuyên và mật thiết hơn trong việc trao đổi thông tin, tạo sự phối hợp đồng bộ giữa điều hành CSTT với điều hành chính sách tài khóa;

+ Quy định rõ trách nhiệm của các Bộ ngành trong việc phối kết hợp cung cấp thông tin;

Một phần của tài liệu (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w