ĐẤU CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề cơ BẢN về MỤC TIÊU, LÝ TƯỞNG CHIẾN đấu CỦA QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM (Trang 54 - 96)

1. Những khó khăn và thách thức mới trong giáo dục nâng caogiác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội. giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội.

Từ khi thành lập đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đã trải qua 60 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành. Trong 60 năm đó, quân đội ta vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Mặc dù tình hình cách mạng thế giới, tình hình đất nước có lúc khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, quân đội ta vẫn vượt qua mọi thư thách, giữ vững và kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của mình.

Kiên định mục tiêu lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là một truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam, phản ánh bản chất cách mạng và khoa học của một quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện. Hiện nay, tình hình thế giới và đất nước

có nhiều biến động và phức tạp. Tính phức tạp trong sự vận động, biến đổi của thế giới, của đất nước đã có những tác động mạnh mẽ đến việc giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội trong điều kiện mới.

Có một nhận định khái quát là, tình hình thế giới trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI biến đổi khó lường, không có lợi cho phong trào cách mạng thế giới. Chưa bao giờ, việc giáo dục nâng cao giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội ta đứng trước những thư thách gay gắt như hiện nay.

Sau khi Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ; hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thoái trào, phong trào giải phóng dân tộc ở các châu lục á, Phi, Mỹ La tinh mất chỗ dựa to lớn, có hiệu quả về vật chất lẫn tinh thần; so sánh lực lượng hiện nay không có lợi cho chủ nghĩa xã hội. Trong lúc đó, chủ nghĩa tư bản, lợi dụng sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã tăng cường chống phá phong trào cách mạng thế giới. Các thế lực phản động quốc tế, đứng đầu là những tập đoàn hiếu chiến trong giới cầm quyền Mỹ đã chuyển từ chiến lược "Răn đe và ngăn chặn" sang "Vượt trên ngăn chặn", điên cuồng tiến công các nước xã hội chủ nghĩa còn lại với nhiều hình thức, thủ đoạn, vừa công khai, trắng trợn, vừa ngấm ngầm thâm độc.

Sự tan rã của Liên Xô, sự thoái trào của phong trào cách mạng thế giới, sự thắng thế tạm thời của chủ nghĩa tư bản đối với chủ nghĩa xã hội từ sau "Chiến tranh lạnh" là một thư thách lớn, gay gắt đối với

toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nói chung, đối với việc giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, đã có không ít cán bộ, đảng viên và chiến sĩ trong quân đội tỏ ra lo lắng, thậm chí bi quan, hụt hẫng niềm tin.

Bao nhiêu năm qua, đối với nhân dân lao động Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam, Liên Xô xã hội chủ nghĩa, đất nước của V.I.Lênin vĩ đại đã là một biểu tượng đẹp đẽ, là niềm tin, lý tưởng phấn đấu, hy sinh của họ. Là nhân dân của một đất nước từng chịu nhiều đau thương, tủi nhục bởi sự thống trị hàng ngàn năm của chế độ phong kiến và hàng trăm năm của chế độ thực dân, đế quốc, nhân dân Việt Nam hiểu rõ giá trị của độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội mà nhân dân Liên Xô đang xây dựng. Từ trong sâu thẳm trái tim mình, những người cộng sản và nhân dân lao động Việt Nam luôn quý trọng những hình ảnh đẹp đẽ về đất nước, con người và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác. Do đó, khi nghe tin Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu sụp đổ, nhiều cán bộ, chiến sĩ quân đội ta không tin là sự thật.

Đã hơn 10 năm trôi qua kể từ khi Liên Xô tan rã, nhưng tình cảm của nhân dân Việt Nam, cán bộ chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn luôn hướng về lý tưởng và con đường mà Đảng Cộng sản Liên Xô, nhân dân Liên Xô đã chọn, con đường của Cách mạng Tháng Mười vĩ đại. Tuy vậy, sự thật phũ phàng của việc Liên Xô - một nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - có tiềm lực kinh tế, quốc phòng to lớn bị tan rã, bị chia năm xẻ bảy; Đảng Cộng sản Liên Xô bị mất quyền lãnh đạo đất nước; đất nước quay về con đường phi xã hội chủ nghĩa, hội nhập vào thế giới phương Tây đã tác động mạnh mẽ

theo hướng tiêu cực đến tư tưởng, tình cảm của một số cán bộ, chiến sĩ. Trong bản thân họ đang diễn ra cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt không chỉ về quan điểm, lập trường mà cả về tình cảm, niềm tin và ý chí.

Điều mà nhiều người trăn trở nhất là tại sao với một chế độ ưu việt như chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô lại bị sụp đổ trong hòa bình? Vì thế, trong điều kiện hiện nay, việc kiên định, nâng cao giác ngộ mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cho quân đội ta gặp những thách thức gay go, quyết liệt và khó khăn?

Từ khi Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn, chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ cho rằng đã đến thời cơ chuyển sang chiến lược phản công và tiến công các nước xã hội chủ nghĩa, các quốc gia độc lập có chủ quyền không đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa, không nghe theo sự chỉ huy của Mỹ.

Liên Xô tan rã, Mỹ cho là không còn đối tượng và đối thủ nên đã ngang nhiên áp đặt chính sách bá quyền nước lớn đối với các nước khác, chi phối và thao túng các tổ chức quốc tế (ví dụ như Liên Hiệp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Ngân hàng thế giới WB...); ngang nhiên can thiệp và xâm lược các nước, hòng áp đặt cho các nước đó chế độ kinh tế, chính trị, văn hóa kiểu Mỹ; và cần thiết thì sẵn sàng dùng vũ lực tiến công xâm lược, bất chấp Liên Hiệp quốc và công ước quốc tế. Người ta cho rằng, chưa bao giờ Mỹ lộng hành và hiếu chiến như hiện nay. Trong một lộ trình hơn 10 năm mà Mỹ đã tiến hành can thiệp quân sự và xâm lược vũ trang đối với nhiều quốc gia độc lập có chủ quyền, đã bao vây, cấm vận đối với nhiều nước xã

hội chủ nghĩa, chèn ép các nước dân tộc chủ nghĩa chậm phát triển. Trong các chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ qua các đời tổng thống như Bush, B.Clintơn và G.Bush đều nhất quán một chính sách, một quan điểm, một tham vọng là làm bá chủ toàn cầu, chỉ huy thế giới, sắp đặt lại "trật tự thế giới" theo quan điểm của Mỹ. Mục tiêu của Mỹ là loại bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, các quốc gia thù địch với Mỹ, chuyển hóa các quốc gia khác đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Mỹ vẫn theo đuổi chính sách "chiếc gậy và củ cà rốt" để vừa khống chế, đe dọa, vừa mua chuộc các nước, buộc các nước phải đi theo Mỹ, lệ thuộc vào Mỹ.

Hiện nay, dường như Mỹ muốn tỏ rõ cho cả thế giới biết sức mạnh của Mỹ - một "siêu cường đơn độc" và thông qua đó để đe dọa cả thế giới. Chiến lược "đánh đòn phủ đầu" của chính quyền Bush là một điển hình của thái độ trịch thượng và hiếu chiến đó của Mỹ.

Như một lôgíc tất yếu, khi mà phe xã hội chủ nghĩa không còn, Liên Xô tan rã thì lợi thế thuộc về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc. Những gì mà Mỹ và các thế lực phản động, hiếu chiến quốc tế làm trong mấy năm gần đây đã tác động tiêu cực đến công cuộc xây dựng và bảo vệ xã hội chủ nghĩa của chúng ta, đến giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây cũng là một thư thách mới, hết sức gay gắt trong nhận thức, tư tưởng, tình cảm và ý chí của quân đội về sự kiên trì mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Trong điều kiện thế giới có nhiều biến đổi phức tạp, khó lường như hiện nay, việc nâng cao giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho

quân đội cũng khó khăn hơn nhiều so với các thời kỳ trước đây. Giáo dục, xây dựng được mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho quân đội đã khó; việc giữ vững, tăng cường củng cố và nâng cao giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu trong điều kiện này còn khó khăn hơn. Trong khi chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào thì chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn còn có khả năng tồn tại, thậm chí có thể phát triển. Với ưu thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trường, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn còn có khả năng tự điều chỉnh, tự thích nghi. Những mâu thuẫn xã hội được giai cấp tư sản tìm cách làm dịu bằng các chính sách xã hội, đã đáp ứng phần nào đòi hỏi của người lao động. Trước sự đấu tranh đòi dân chủ, tự do, bình đẳng, các quyền cơ bản của con người, giai cấp tư sản buộc phải tiến hành các cải cách xã hội. Giai cấp tư sản cũng tìm mọi thủ đoạn để phân hóa giai cấp công nhân, làm giảm sức đấu tranh của công nhân, làm chệch hướng mục tiêu đấu tranh của họ bằng hệ thống lý luận tư sản nhằm bảo vệ chế độ tư bản một cách tinh vi nhất và nhờ đó đã tạo ra trong các tầng lớp giai cấp công nhân một bộ phận không nhỏ đã có sự ngộ nhận về sự thay đổi bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Có một thực tế là, hiện nay, ở các nước tư bản phát triển, đời sống của một bộ phận nhân dân lao động có những cải thiện đáng kể. So với đời sống của nhân dân lao động ở các nước chậm phát triển, đời sống của nhân dân lao động ở các nước tư bản phát triển cao hơn. Nhà nước tư sản, trong chừng mực nhất định cũng đã có những cải cách thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, dân chủ, nhân quyền và có những quan tâm nhất định đến đời sống của người lao động. Cùng với việc làm dịu đi những mâu thuẫn giai cấp, Nhà nước tư sản đang tìm mọi

cách làm bớt đi những hình ảnh một xã hội ăn bám và thối nát như C.Mác đã từng lên án. Trong khi đó, giai cấp tư sản lại khuếch trương những cái mà họ cho là thành tựu của chủ nghĩa tư bản như khoa học, công nghệ, môi trường, các giá trị nhân loại, toàn cầu và lờ đi các cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo, phi nghĩa hoặc khoác cho chúng chiếc áo đạo đức giả để lừa bịp thế giới.

Bằng các hệ thống phương tiện tuyên truyền, thông tin đại chúng, bằng các loại hình văn hóa (phim, ảnh, truyện, ca nhạc... và bằng các hoạt động "diễn biến hòa bình", giai cấp tư sản cố tìm cách chứng minh cho cái gọi là "thiên đường tư bản", cho tính "hơn hẳn" của chủ nghĩa tư bản so với chủ nghĩa xã hội và tuyên truyền cho sự "tồn tại vĩnh cưu" của chế độ tư bản chủ nghĩa; đồng thời, phủ định lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, cho rằng, chủ nghĩa xã hội là một "sai lầm của lịch sư", v.v... Sự tuyên truyền không ngừng nghỉ của các bộ máy tuyên truyền tư sản ít nhiều có tác dụng. Một bộ phận nhân dân, cán bộ, đảng viên, quân nhân đã có những ngộ nhận về chủ nghĩa tư bản, từ đó thiếu tin tưởng vào con đường xã hội chủ nghĩa, vào mục tiêu, lý tưởng chiến đấu mà Đảng và Bác Hồ đã xác định. Một số khác lại có biểu hiện giảm sút nhiệt tình cách mạng và phát triển tư tưởng thực dụng của lối sống tư sản.

Nói tóm lại, những gì mà chủ nghĩa tư bản hiện đại đã làm trong mấy chục năm trở lại đây nhằm mục đích tô vẽ cho một chế độ đã từng bị con người lên án; là làm cho chủ nghĩa tư bản có một bộ mặt "sáng sủa" hơn, "hấp dẫn" hơn. Sức "hấp dẫn" của chế độ tư bản chủ nghĩa, của lối sống tư sản không phải không có những tác động nhất định đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Không

ít người trong khi phê phán những thiếu sót, nhược điểm của chế độ xã hội chủ nghĩa đã ca ngợi một chiều chủ nghĩa tư bản, thậm chí tuyệt đối hóa những "giá trị" tư bản chủ nghĩa.

Thực tế trên đây đặt ra cho việc nâng cao giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam trong điều kiện mới những thư thách gay gắt, không kém phần gay go, quyết liệt so với các thời kỳ cách mạng trước đây.

Giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, về thực chất là giác ngộ lý luận cách mạng khoa học và tiên tiến của giai cấp công nhân, sự giác ngộ này dựa trên cơ sở giác ngộ sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng vô sản. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã, đang và vẫn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng ta, nhân dân ta và quân đội ta.

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã vũ trang cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vũ khí tư tưởng, lý luận sắc bén để giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, để đấu tranh chống kẻ thù. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở để Đảng ta xác định đường lối, nguyên tắc lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng, nhờ đó đã giành được nhiều thắng lợi to lớn trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Sự giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là cơ sở của việc giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội. Bởi vì, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh không những chỉ ra sứ mệnh lịch sư toàn thế giới của giai cấp công nhân trong việc thủ tiêu chế độ tư bản, xây dựng xã hội mới, mà còn chỉ cho giai cấp

công nhân biết mục tiêu chiến đấu, con đường cách mạng, hình thức và phương pháp đấu tranh giành thắng lợi. Chủ nghĩa Mác - Lênin là lý luận cách mạng tiên tiến và khoa học nhất thời đại, là ngọn đuốc soi đường cho các dân tộc và giai cấp bị áp bức đấu tranh giải phóng giành độc lập, tự do, hạnh phúc. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin đã được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng làm cách mạng vô sản thành công. Đó là một thực tế lịch sư không thể phủ nhận.

Tuy nhiên, từ khi Liên Xô tan rã, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa Mác - Lênin đang đứng trước những thách thức mới. Không riêng gì các nhà lý luận tư sản phê phán, phản bác, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin mà ngay cả một số các nhà lý luận trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng tỏ ra nghi ngờ về tính khoa học của nhiều luận điểm trong chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là các luận điểm về thời đại, về hình thái kinh tế - xã

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề cơ BẢN về MỤC TIÊU, LÝ TƯỞNG CHIẾN đấu CỦA QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM (Trang 54 - 96)