TÌNH HÌNH MỚ

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề cơ BẢN về MỤC TIÊU, LÝ TƯỞNG CHIẾN đấu CỦA QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM (Trang 96 - 189)

1. Giáo dục giác ngộ mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội. nghĩa xã hội.

Nâng cao nhận thức về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của chính lịch sư Việt Nam, của Bác Hồ, của Đảng và nhân dân ta, là con đường phát triển và mục tiêu hướng tới của dân tộc ta trong thời đại mới. Trong điều kiện mới, trước những diễn biến phức tạp của tình hình, nhất là sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới và sự phát triển mới của chủ nghĩa tư bản, những biến động to lớn trên bàn cờ chính trị thế giới..., vấn đề nhận thức về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội có những biểu hiện phức tạp, và cho đến hiện nay vẫn còn là vấn đề không đơn giản chút nào. Vì vậy, làm cho cán bộ, chiến sĩ quân đội nhận thức đúng đắn và sâu sắc mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu và rất cấp bách trong quá trình bồi dưỡng nâng cao giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu cho quân đội. Theo đó, cần giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức đúng đắn những vấn đề cơ bản về mục tiêu của cách mạng, lý tưởng của Đảng và nhân dân ta.

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn bó chặt chẽ với nhau và là mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của cách mạng Việt Nam.

Lịch sư cách mạng Việt Nam hơn bảy thập kỷ qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là lịch sư nhân dân ta, dân tộc ta chiến đấu dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và phấn đấu thực hiện mục tiêu, lý tưởng ấy. Tại Đại hội IV, Đảng ta nêu rõ: "Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sư cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, là ngọn cờ bách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam"38. Dân tộc Việt Nam đã làm nên những thành tựu vĩ đại và huy hoàng trong thế kỷ XX và vững bước đi vào thế kỷ XXI với một tư thế mới, tư thế của những người làm chủ và biết làm chủ vận mệnh của mình. Với những định hướng lớn mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra ở Đại hội IX, nhân dân Việt Nam vững vàng, tự tin hướng tới tương lai. Hơn bảy thập kỷ qua, ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội do Đảng ta giương cao đã đem lại cho dân tộc ta, cho nhân dân ta tư thế ấy.

Độc lập dân tộc không thể tách rời với chủ nghĩa xã hội, có giữ vững độc lập dân tộc thì chúng ta mới xây dựng được chủ nghĩa xã hội; đồng thời chỉ có thể đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì nền độc lập dân tộc của nhân dân ta mới được đảm bảo vững chắc. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội không chỉ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sư cách mạng Việt Nam từ trước đến nay, mà còn là từ nay về sau, đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực tạo nên sức mạnh để dân tộc ta vững bước đi tới tương lai.

Sự gắn bó giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là thuộc tính của cách mạng Việt Nam và là bản chất sự vận động của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tách rời độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, hoặc hướng dân tộc theo sự phát triển khác, giải quyết vấn đề độc lập dân tộc trên lập trường khác, lập trường phi xã hội chủ nghĩa đều là sự phản bội lại lịch sư dân tộc. Và điều đó sẽ đưa dân tộc vào sự lệ thuộc, phụ thuộc các thế lực đế quốc, tư bản, không những trái với quy luật vận động của lịch sư Việt Nam hiện đại, mà còn trái với xu thế phát triển của thời đại ngày nay, mặc dù nó đang ở vào khúc quanh co của lịch sư.

Nội dung chủ yếu của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng Cách mạng xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại. Đó là xu thế khách quan của lịch sư. Xu thế của lịch sư này có thể đảo ngược được không? Câu trả lời dứt khoát là: Không! Những biến động của lịch sư dù có dữ dội bao nhiêu cũng chỉ có thể gây khó khăn và làm chậm lại quá trình vận động của xu thế thời đại, chứ không thể đảo ngược được xu thế ấy.

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, năm 1991, Đảng ta đã khẳng định: "Đặc điểm nổi bật của giai đoạn hiện nay của thời đại là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn thư thách. Lịch sư thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sư"39. Đến Đại hội VIII năm 1996, Đảng ta tiếp tục

nhấn mạnh: "Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội"40. Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định: "Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sư, loài người nhất định tiến tới chủ nghĩa xã hội"41.

Lịch sư cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng, chủ nghĩa xã hội khi đang là phương hướng phát triển của cách mạng Việt Nam, đã tạo ra động lực to lớn làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám vĩ đại. Khi nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một phần đất nước, thì chính những thành quả tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đã tạo ra sức mạnh và trở thành nhân tố quyết định nhất đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược, thống nhất Tổ quốc, thu giang sơn về một mối, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Rõ ràng, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội đã được khẳng định trong thực tiễn lịch sư cách mạng Việt Nam; mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, nhân dân ta ngày càng được thể hiện sinh động trong cuộc sống hàng ngày của đất nước, của mỗi người dân.

Chủ nghĩa xã hội sinh động và sáng tạo, tính ưu việt và sức hấp dẫn của nó được thể hiện sâu sắc trong đời sống hiện thực, trong cuộc sống tự do và hạnh phúc thực sự của mọi tầng lớp nhân dân. Tính biện chứng trong sự phát triển, vận động của mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nước ta là ở chỗ: nhân dân ta ngày càng

nhận thức đầy đủ hơn, cảm nhận một cách rõ ràng và cụ thể hơn lý tưởng xã hội chủ nghĩa trong hiện thực cuộc sống hàng ngày; đồng thời ngày càng ra sức quyết tâm phấn đấu vì sự thắng lợi của lý tưởng cao đẹp ấy.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã trở thành giá trị cao đẹp của các dân tộc trong thời đại mới của lịch sư nước nhà, thời đại Hồ Chí Minh. Các giá trị truyền thống hòa quyện với các giá trị cách mạng tạo thành lực lượng tinh thần to lớn để nhân dân ta đạt được những kỳ tích vĩ đại trong chống ngoại xâm và xây dựng đất nước. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, yêu nước đã phát triển thành yêu nước xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa anh hùng đã phát triển thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ trong chiến đấu mà cả trong lao động sản xuất, xây dựng đất nước; cần cù lao động không chỉ cho bản thân, gia đình mà còn cho xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; thương người đã trở thành lẽ sống và hành động cách mạng giải phóng con người, phấn đấu vì hạnh phúc thực sự của con người, của nhân dân lao động...

Ngày nay, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là nội dung cụ thể của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới.

Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng, đã được Cương lĩnh Đại hội VII xác định, là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ

công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu; có nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng, làm chủ, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả nhân dân các nước trên thế giới.

Đại hội IX của Đảng nêu quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, "có thể diễn đạt mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"42. Mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay nêu trên là nội dung cụ thể của lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới. Do đó, phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhận thức mục tiêu, lý tưởng của Đảng, trước hết phải nhận thức đúng đắn mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu mà Đảng ta, nhân dân ta đang ra sức phấn đấu theo định hướng của Đảng ở Đại hội IX.

Mục tiêu, lý tưởng của Đảng là mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội. Quân đội với tư cách là công cụ bạo lực chủ yếu trong cuộc đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng ấy. Bản thân quân đội không có mục tiêu tự thân. Mục tiêu chiến đấu của quân đội bao giờ cũng do mục tiêu, lý

tưởng của giai cấp, nhà nước tổ chức ra quân đội quy định. Khi chưa có chính quyền nhà nước, đất nước còn trong cảnh "vong quốc nô", nhân dân lao động còn chìm đắm trong kiếp "ngựa trâu", sống dưới ách đô hộ của phong kiến, thực dân, thì các lực lượng vũ trang của quần chúng, mà Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là một tổ chức vũ trang chủ lực phải chiến đấu giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mục tiêu của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng là mục tiêu chiến đấu của quân đội ta. Đó là giành độc lập cho dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng cũng là mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội ta. Hay nói cách khác, quân đội ta chiến đấu là nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của cách mạng trong từng giai đoạn. Đó là sự biểu hiện sâu sắc bản chất giai cấp công nhân của quân đội ta, một tổ chức quân sự kiểu mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.

Xây dựng, củng cố niềm tin, quyết tâm phấn đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng, củng cố thái độ, niềm tin và quyết tâm phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng ấy cho mọi quân nhân là vấn đề đặc biệt quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách

mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nhất là xây dựng quân đội về chính trị trong điều kiện mới.

Giáo dục làm cho mọi quân nhân tin tưởng và kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đây là vấn đề rất quan trọng đảm bảo cho quân đội luôn vững vàng trước mọi thư thách của tình hình, nhất là trước sự chống phá của các thế lực thù địch vào mục tiêu và con đường mà nhân dân ta đang đi. Không có niềm tin vào thắng lợi của chủ nghĩa xã hội thì không thể có quyết tâm phấn đấu vì lý tưởng xã hội chủ nghĩa, không thể có hành động xả thân quên mình vì chủ nghĩa xã hội. Hành động chiến đấu, hy sinh của người lính phải được dựa chắc trên cơ sở nhận thức sâu sắc và tin tưởng tuyệt đối vào mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của mình.

Hiện nay, đối với dân tộc Việt Nam không phải là tìm đường, thay đổi mục tiêu, thay đổi con đường, mà là kiên định và phấn đấu theo mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa đã được lựa chọn. Vấn đề tìm đường đi cho dân tộc đã được giải đáp ở những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Dù cho trong thế kỷ XXI sẽ có những biến động phức tạp, khó lường, nhưng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vẫn là giá trị cơ bản của thời đại, vẫn là mục tiêu, lý tưởng và con đường phát triển của dân tộc Việt Nam. Trong điều kiện mới, trước sự phát triển của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và xu thế toàn cầu hóa kinh tế, trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, chúng ta càng phải kiên định mục tiêu, lý tưởng và con đường xã hội chủ nghĩa mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Sự kiên định đó không phải chỉ là tình cảm cách mạng, không chỉ là sự trung thành với truyền thống lịch sư cách mạng của dân tộc, mà dựa trên sự phân tích

bối cảnh trong nước và quốc tế một cách tỉnh táo, đúng đắn và sự nắm vững quy luật vận động của lịch sư. Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, đi tiếp con đường đó là giải pháp tổng quát duy nhất đúng, tối ưu nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất để xây dựng một nước Việt Nam thực sự giàu mạnh, văn minh, nhân dân Việt Nam thực sự tự do, ấm no, hạnh phúc để nhân dân ta mới có thể "sánh vai với các cường quốc năm châu" như mong ước của Bác Hồ.

Trong khi kiên định mục tiêu, lý tưởng, cần phải thấy rõ những khó khăn trên con đường mà Đảng và nhân dân ta đang phấn đấu. Đi lên chủ nghĩa xã hội không phải là con đường thẳng tắp, không phải là không có chông gai. Sự nghiệp xây dựng xã hội mới là sự nghiệp cách mạng khó khăn, phức tạp và lâu dài, nhưng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta cũng có những thuận lợi cơ bản và thời cơ lớn.

Một phần của tài liệu NHỮNG vấn đề cơ BẢN về MỤC TIÊU, LÝ TƯỞNG CHIẾN đấu CỦA QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM (Trang 96 - 189)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w