Ham học, cầu tiến bộ

Một phần của tài liệu THU HOẠCH những quan điểm cơ bản của chủ tịch hồ chí minh về đạo đức của người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân đội (Trang 25 - 28)

- Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở cán bộ quân đội phải tích cực học tập để nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức tốt đẹp cua người quân nhân cách mạng.

+ Người xác định đà là người cán bộ quân đội, người quân nhân cách mạng thì phải phải thường xuyên học tập và học tập suốt đời để nâng cao tri thức và đạo đức cách mạng. Học tập phải gắn bó

chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn. Học tập để làm cách mạng, không được thoả mãn dừng lại.

“Học tập là một việc tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn lý luận với thực tiễn. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ, biết hết rồi. Thế giới ngày càng đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân… Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng”30.

+ Người xác định mục đích, ý nghĩa của việc học tập là: Học để làm việc, làm người, làm cán bộ; học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Do vậy, học tập là phương pháp để trau dồi, tu dưỡng đạo đức cách mạng.

+ Người xác định yêu cầu và trách nhiệm học tập đối với mọi quân nhân. Trong đó đối với cán bộ, chính uỷ và chính trị viên cấp càng cao thì càng phải ra sức học tập.

“Muốn trở thành người quân nhân mới thì mỗi chiến sĩ từ trên đến dưới, các cấp bậc đều phải nghiên cứu học tập, luôn luôn cần tiến bộ… Quân nhân phải biết võ, biết văn… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến, càng thắng càng cần phải thi đua học thêm”31.

30 Sdd, t12, tr 92.

Trong khoảng 20 năm (1949-1969), Hồ Chí Minh đã có tới hơn 20 bài phát biểu nhắc nhở đội ngũ cán bộ quân đội phải tích cực học tập.

- Để tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân đội phải nỗ lực học tập toàn diện, học cả chính trị, quân sự, văn hoá. Trong đó, Người đặc biệt nhấn mạnh hai nội dung học tập chủ yếu là chính trị và quân sự. Cán bộ quân sự muốn làm công tác quân sự giỏi thì phải học chính trị. Ngược lại, cán bộ chính trị ( chính uỷ chính trị viên) muốn làm công tác chính trị giỏi thì phải học quân sự, nếu không sẽ là chính trị suông. Muốn nâng cao chí khí chiến đấu, cố phải học tập chính trị và quân sự…

“Phải học tập về mọi mặt chính trị, quân sự. Phải học tập chính trị: Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại… Riêng về các chú, chính trị biểu hiện ra trong lúc đánh giặc… Cho nên các chú phải học tư tưởng chiến lược, chiến thuật, học cách dạy bộ đội đánh giặc học phương pháp chỉ huy chiến đấu… Học để nâng cao trình độ người chỉ huy”32.

- Hồ Chí Minh còn chỉ dẫn cụ thể về phương châm, phương pháp học tập cho cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân đội nói riêng.

+ Người nhắc nhở về phương pháp học tập chủ nghĩa Mác-Lê nin: “Học tập chủ nghĩa Mác-Lê nin là học tập cái tinh thần xử

lý mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình, là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lê nin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm, lý luận đi đôi với thực tiễn”33.

+ Người luôn nhấn mạnh người cán bộ quân đội, đặc biệt là chính uỷ và chính trị viên phải biết học tập những gương tốt trong nhân dân, biết gắn liền kiến thức ở trường với thực tiễn xây dựng chiến đấu ở đơn vị, Người nhắc nhở:

“Học ở trường, học ở trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân. Không học ở dân là một thiếu sót lớn”.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH những quan điểm cơ bản của chủ tịch hồ chí minh về đạo đức của người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân đội (Trang 25 - 28)