Thực hiện tốt tự phê bình và phê bình

Một phần của tài liệu THU HOẠCH những quan điểm cơ bản của chủ tịch hồ chí minh về đạo đức của người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân đội (Trang 30 - 33)

Trong tu dưỡng đạo đức, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình là vũ khí sắc bén để chiến đấu và chiến thắng những sai lầm khuyết điểm của bản thân và đồng chí, đồng đội. Hồ chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tự phê bình và phê bình coi đó như là việc rửa mặt đánh răng hàng ngày. Tự phê bình và phê bình còn là nguyên tắc tổ chức của các đảng Cộng sản, là “luật phát triển của Đảng”. Vì vậy, người cán bộ quân đội, đặc biệt là chính uỷ và chính trị viên- những người chủ trì tiến hành hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị, muốn đạt được các chuẩn mực đạo đức tốt đẹp thì phải luôn nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, coi đó là

vũ khí sắc bén trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng và trong xây dựng Đảng.

- Hồ Chí Minh chỉ rõ cho đội ngũ cán bộ về mục đích, ý nghĩa của việc phê bình và tự phê bình là để tăng thêm tình đoàn kết, để tiến bộ chứ không phải để soi mói khuyết điểm của nhau. Trong nhiều bài nói, bài viết với đội ngũ cán bộ quân đội, Người khẳng định:

“Phê bình và tự phê bình là để cho mình tiến bộ, quân đội và nhân dân tiến bộ, để tăng thêm tình đoàn kết giữa cán bộ với cán bộ, giữa cán bộ với chiến sĩ, giữa quân đội với nhân dân”40.

Người cán bộ, đặc biệt là người chính uỷ và chính trị viên phải ghi nhớ lời dạy trên của Bác để gương mẫu thực hiện đúng mục đích của tự phê bình và phê bình đối với bản thân và trong đơn vị. Biết tự phê bình, biết tiếp thu phê bình, người cán bộ quân đội, người chính uỷ và chính trị viên mới phát triển được đạo đức và nhân cách của mình.

- Muốn đạt được mục đích cao đẹp ấy, Hồ Chí Minh chỉ rõ cán bộ quân đội, đặc biệt là chính uỷ và chính trị viên không những phải có phương pháp phê bình đúng mà còn phải gương mẫu trung thực trong phê bình và tự phê bình.

+ Trước hết, cán bộ quân đội, đặc biệt là chính uỷ và chính trị viên phải có động cơ trong sáng, thái độ chân tình, hết lòng vì sự tiến bộ của đồng chí, đồng đội và của bản thân.

“Phê bình phải rõ ràng thiết thực, ngay thẳng, thành thật, mục đích là cốt để sửa chữa, chứ không phải để công kích, cốt giúp nhau tiến bộ chứ không phải làm cho đồng chí khó chịu, nản lòng”41.

+ Người nhắc nhở khi phê bình và tự phê bình, cán bộ phải có phương pháp khéo léo:

“Ta phải biết cách phê bình sáng suốt, khôn khéo như tấm gương chiếu cho mọi người soi thấu những khuyết điểm của mình để tự sửa chữa”42.

+ Người cho rằng phê bình và tự phê bình phải quán triệt nguyên tắc: Tiến hành thường xuyên, tiến hành triệt để, chỉ rõ nguyên nhân, chỉ rõ biện pháp cụ thể để sửa chữa. Thực hiện được như vậy cán bộ sẽ trưởng thành, quân đội sẽ chiến thắng.

- Hồ Chí Minh cũng có những chỉ dẫn quý báu đối với người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân đội khi được phê bình. Người khuyên cán bộ khi được phê bình thì "Phải mở lòng nhận xét để sửa đổi", không vì bị phê bình mà "nản chí hoặc chán ghét", phải có nhiều biện pháp và quyết tâm sửa chữa hết các khuyết điểm sai lầm.

Tóm lại, theo Hồ Chí Minh, muốn tu dưỡng, rèn luyện đạo đức có hiệu quả, thì đội ngũ cán bộ, đặc biệt là các chính uỷ, chính trị viên phải thực hiện tốt các phương pháp cơ bản nêu trên. Ngoài những phương pháp cơ bản ấy, đội ngũ cán bộ quân đội, chính uỷ và

41 Sđd, t5, tr. 267.

chính trị viên còn phải thực hiện tốt nhiều vấn đề khác như: có tinh thần cầu thị, có ý chí quyết tâm, biết kiên trì, nỗ lực, tự giác rèn luyện…Làm được như thế, người cán bộ, người chính uỷ và chính trị viên quân đội sẽ không ngừng trưởng thành về nhân cách và đạo đức.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH những quan điểm cơ bản của chủ tịch hồ chí minh về đạo đức của người cán bộ, chính uỷ và chính trị viên quân đội (Trang 30 - 33)