II. TÁC PHẨM ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH (ĐTTT)
1.1. Nguồn gốc Đoạn trường tân thanh
• Sáng tác ĐTTT, Nguyễn Du đã dựa vào đề tài, cốt truyện của tác phẩm Kim Vân Kiều
truyện (KVKT) (Thanh Tâm Tài Nhân).
• Ông đã thay đổi từ chủ đề, tính cách nhân vật đến phương thức phản ánh đời sống, thể loại, ngôn ngữ,...
• khiến ĐTTT thấm đượm bản sắc riêng của văn hoá và tâm hồn Việt.
1.2. Vị trí của Đoạn trường tân thanh trong đời sống của người Việt Nam
• ĐTTT của Nguyễn Du có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hoá, văn học của người Việt Nam.
• Do mối quan hệ "liên văn bản" nên khi nghiên cứu và giảng dạy ĐTTT của Nguyễn Du, cần vận dụng phương pháp so sánh.
2. Giá trị tác phẩm 2.1. Giá trị nội dung
*Sự biến đổi chủ đề của KVKT
• Ở giai đoạn đầu, tác giả tập trung ca ngợi công trạng của Hồ Tôn Hiến. Khởi đầu là tác phẩm Ký tiễu trừ Từ Hải bản mạt của Mao Khôn người đời Minh.
• Hồ Thiếu bảo bình oa chiến công của Chu Tiếp thời Sùng Chinh cũng tập trung ca ngợi tài trí của Hồ Tôn Hiến.
• Thuý Kiều thì được miêu tả như một người trung nghĩa chủ ý giúp Hồ Tôn Hiến trừ giặc.
• Ở giai đoạn thứ hai, các tác giả ca ngợi Từ Hải anh hùng và Thúy Kiều trung nghĩa.
• Vương Thuý Kiều truyện của Hồ Khoáng ca
ngợi Từ Hải là một đấng anh hùng dám dấy quân chống lại triều đình...
• KVKT của Thanh Tâm Tài Nhân đời Thanh đã chuyển từ chủ đề trung nghĩa sang chủ
đề tình khổ và hồng nhan bạc mệnh.
*Sự chuyển đổi chủ đề của ĐTTT
• Từ câu chuyện giai nhân - tài tử với chủ đề tình khổ, Nguyễn Du đã chuyển sang câu chuyện thân phận khổ đau của người phụ nữ tài sắc...
=> số phận con người, số phận của những kiếp tài hoa
=> nỗi thương đời, niềm đau đời.
• ĐTTT là đỉnh cao của trào lưu nhân đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII - XIX.
*Nhân vật Kiều:
• Thuý Kiều là giai nhân và hội đủ những phẩm chất đẹp đẽ nhất:
• Thông minh, hiếu thảo, thuỷ chung, nhân hậu, vị tha, trọng ân nghĩa, giàu ý thức về phẩm giá và tinh thần phản kháng,...
• Gia đình gặp đại hoạ, nàng không hề do dự, hy sinh bản thân, hy sinh cả mối tình đẹp:
''Làm con trước phải đền ơn sinh thành”.
• Trong tình yêu, Thuý Kiều mạnh mẽ, táo bạo, • Nhưng cách suy nghĩ, ứng xử của nàng luôn
toát lên vẻ đẹp của tâm hồn trong sáng, đức
hạnh tự nhiên.
• Sống ở lầu xanh, thân xác Kiều bị ném vào những cuộc ăn chơi xa hoa, truỵ lạc nhưng tâm hồn luôn hướng về miền thanh khiết, trong sạch của riêng mình.
• Trong cách ứng xử với người đời, Thuý Kiều
nhân hậu, bao dung, vị tha đến lạ lùng.
• Thuý Kiều của Nguyễn Du, ngồi bên Từ Hải, mà giãi bày với Thúc Sinh thật ân cần, tha thiết.
• Ngay với người bị coi là kẻ thù, cách đố xử của Thuý Kiều cũng vẫn bao dung độ lượng, thể tất tình đời.
• Với bấy nhiêu tội lỗi, những tưởng ngày báo oán, Hoạn Thư khó được toàn tính mệnh, hay chí ít cũng phải chịu tội Với bấy nhiêu tội lỗi, những tưởng ngày báo oán, Hoạn Thư khó được toàn tính mệnh, hay chí ít cũng phải chịu tội giVới bấy nhiêu tội lỗi, những tưởng ngày báo oán, Hoạn Thư khó được toàn tính mệnh, hay chí ít cũng phải chịu tội giống như trong KVKT:
• Đánh cho Hoạn thị như cá rơi than nóng, lươn phải nước sôi, kêu rên rầm trời, mình quay như chong chóng, khắp mình không còn chỗ nào lành lặn... về nhà, an dưỡng nửa năm mới khỏi".
• Thế mà cuối cùng, Thuý Kiều của Nguyễn Du đã tha bổng cho Hoạn Thư!
*Tác giả Nguyễn Du:
• Nguyễn Du đã cất lên tiếng nói cảm thương cho thân phận nhỏ nhoi, bất hạnh
của con người.
• Bằng tấm lòng yêu thương, đồng cảm với con người, Nguyễn Du chia sẻ nỗi đau bị hành hạ về thân xác:
• Tú bà tốc thẳng đến nơi,/Hầm hầm áp điệu một hơi lại nhà/ Hung hăng chẳng nói chẳng tra,/ Đang tay vùi liễu, giập hoa tơi bời/ Thịt da ai cũng là người/Lòng nào hồng rụng thắm rời chẳng đau".
• Bằng tất cả lòng trân trọng quyền sống, quyền làm người, Nguyễn Du phơi bày những bi kịch của người phụ nữ có đầy đủ quyền được hưởng hạnh phúc mà trọn đời bất hạnh:
• "Người sao hiếu nghĩa đủ đường/ Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi?” (Giác Duyên).
• Những giá trị tinh thần đẹp đẽ nhất ở Thuý Kiều đều bị chà đạp:
• Tâm hồn trong trắng, lòng vị tha, niềm tin vào lẽ phải, tinh thần phản kháng,...
• Dù có sự xuất hiện của bóng ma Đạm Tiên và cuốn sổ đoạn trường...
• nhưng "chính danh thủ phạm" gây nên mọi
nỗi khổ đau của con người hiện lên trong tác phẩm.
• Đó là cái xã hội hỗn loạn, mục ruỗng - nơi đồng tiền và cái ác ngự trị, ngang nhiên hoành hành.
• Trân trọng quyền sống, quyền hạnh phúc của con người, Nguyễn Du đồng cảm, đồng tình với những khát vọng sống táo bạo, đối lập với tư tưởng phong kiến.
• Trong đó, nổi bật khát vọng tự do yêu đương và khát vọng công lý.
*Về tình yêu: Trên trang thơ Nguyễn Du, tình yêu đã hoàn toàn "thoát xác" khỏi những quan niệm và lễ giáo phong kiến.
• Nguyễn Du đã để cho những trái tim đang yêu hiện lên với tất cả những bồi hồi, xao xuyến, khắc khoải, nhớ nhung,...
• Sau giây phút "Tình trong như đã, mặt ngoài
còn e", người thì bâng khuâng, thao thức
"Trăm năm biết có duyên gì hay không"\
người thì "Nỗi niềm canh cánh bên lòng biếng khuây".
• Nguyễn Du đã mô tả thật tài tình nỗi tương
tư muôn thuở: Sầu đong càng lắc càng đầy;
Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình; Nghề riêng nhớ ít tưởng nhiều..:,
• Khoảnh khắc ngỡ ngàng trước hạnh phúc
bất ngờ: Còn ngờ giấc mộng đêm xuân mơ
màng; hay giây phút nồng nàn, say đắm:
Sóng tình dường đã xiêu xiêu,...
• Mối tình hoàn toàn tự do, vượt khỏi lễ giáo ấy trong sáng, cao thượng, bền vững bất chấp mọi khoảng cách của thời gian, không gian; sự chia lìa của số phận.
• Từ lúc chia ly cho đến ngày đoàn tụ, Kim – Kiều đã luôn vì hạnh phúc của người mình
yêu thương, thậm chí có thể hy sinh cá tình
yêu, hạnh phúc của bản thân mình,...
* Cùng với khát vọng tình yêu, khát vọng sống tự do và giấc mơ công lý cũng được Nguyễn Du thể hiện tập trung trong hình tượng người
anh hùng Từ Hải...
2.2.1. Kết cấu cốt truyện
• Đọc Kim Vân Kiều truyện, có thể dễ dàng nhận thấy thế mạnh của Thanh Tâm Tài Nhân trong việc tạo dựng cốt truyện hấp dẫn
với hệ thống chi tiết phong phú, có khả năng
phản ánh hiện thực rộng lớn.
• Nhưng khi sáng tác ĐTTT, Nguyễn Du lựa chọn một hình thức thể hiện khác nên đã tổ chức lại cốt truyện, lược bỏ hoặc thay đổi
trình tự của nhiều chi tiết, sự kiện.
• Phần gia biến trong KVKT kéo dài cả chục trang nhưng "trong Truyện Kiều được kể bằng 24 câu thơ".
• “Vậy mà tác phẩm đọc vẫn lôi cuốn, câu chuyện vẫn rạch ròi, đầy đủ, đâu vào đó".
• Về mặt kết cấu, cốt truyện của ĐTTT vẫn được xây dựng theo mô hình chung của truyện thơ Nôm với ba phần cơ bản:
• Gặp gỡ - Chia ly - Đoàn tụ nhưng trong mỗi phần, tác giả đều có những sáng tạo độc đáo.
• Nếu hầu hết các truyện thơ Nôm triển khai mô hình cốt truyện theo một tuyến nhân vật thì ĐTTT lại dựng nên nhiều cuộc gặp gỡ,
chia ly và đoàn tụ, trùng điệp gặp gỡ và trùng
điệp chia ly:
• "Không gian lưu lạc” (Truyện Kiều):
• Kiều quê hương Bắc Kinh (Hồ Bắc)- theo Mã Giám Sinh về lầu xanh ở Lâm Truy (Sơn Đông),
• được Thúc Sinh cứu, bị Ưng- Khuyển bắt về nhà Hoạn Thư (Vô Tích - Giang Tô).
• Trốn khỏi nhà Hoạn Thư, Kiều rơi và tay họ Bạc, bị bán về Châu Thai - Triết Giang.
• Sau khi Từ Hải chết, Kiều tự tử ở sông Tiền Đường, trôi về Nam Bình tỉnh Phúc Kiến. Tại đây Kiều gặp lại Kim Trọng và gia đình...
• Gặp gỡ 1 (với Kim Trọng) - chia ly 1 - gặp gỡ 2 (với Thúc Sinh) - chia ly 2 - gặp gỡ 3 (với Từ Hải) - đoàn tụ 2 (báo ân Thúc Sinh) - chia ly 3 (Từ Hải chết) - đoàn tụ 1 (với Kim Trọng),...
• Riêng phần đoàn tụ, ĐTTT cũng không viên mãn như ở các truyện thơ Nôm khác.
• Bi kịch vẫn tồn tại sau cuộc đoàn viên, sau kết thúc có hậu kia.
* Thay đổi tính cách của các nhân vật
• Sáng tác ĐTTT, Nguyễn Du gần như giữ nguyên hệ thống nhân vật trong KVKT của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng tính cách của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính đều được Nguyễn Du biến đổi để phù họp với chủ đề mới.
• Thuý Kiều của Nguyễn Du cũng không dùng lời lẽ nặng nề để chỉ trích người yêu hay khoác cho chàng Kim những tội lỗi như việc xấu to, thói dâm bôn,...
• Trái lại, lời lẽ dịu dàng, tha thiết, thấu tình chàng: "Vườn hồng chi dám ngăn rào chim xanh,.../ Còn thân ắt sẽ đền bồi có khi”...
• Cách hai nàng Kiều khuyên nhủ cha trong sự kiện bán mình cũng rất khác biệt.
• Khác với Thanh Tâm Tài Nhân, Thuý Kiều của Nguyễn Du khi phải đối mặt với biến cố kinh hoàng cũng rất can đảm nhưng lời lẽ,
cách ứng xử luôn toát lên vẻ dịu hiền.
• Sự biến đổi của nhân vật trung tâm tất nhiên dẫn đến sự đổi thay của nhiều nhân vật khác: Kim Trọng, Thuý Vân, Thúc Sinh, Hoạn Thư,... Họ đều hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Du với những chân dung mới, tính cách mới
• Trong KVKT, các nhân vật này ít có đời sống nội tâm và gần như không có bi kịch nhưng ở ĐTTT, mỗi người đều có nỗi đau riêng.
*Thay đổi phương thức miêu tả nhân vật
- Cá thể hoá ngoại hình và ngôn ngữ nhân vật
• Trong hầu hết các truyện thơ Nôm và cả trong KVKT, ngoại hình nhân vật còn mang tính khuôn mẫu, thiên về khái quát.
• Trong ĐTTT, ngòi bút Nguyễn Du đã cá thể hoá ngoại hình của nhiều nhân vật. Cách miêu tả tập trung, hệ thống chi tiết vừa cụ thể, vừa sinh động.
• Nguyễn Du cũng sử dụng rất thành công các chi tiết ngoại hình để khắc hoạ tính cách nhân vật.
• Bằng vài nét vẽ, ông đã lột tả bản chất của Mã Giám Sinh với vẻ ngoài tơ tuốt mà trơ trẽn: "Quá niên trạc ngoại tứ tuần/ Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao"
• Nhiều nhân vật trong ĐTTT có giọng điệu và vốn ngôn ngữ riêng, phản ánh chân thực nguồn gốc, lai lịch, tính cách và diễn biến tâm trạng. Lời lẽ của Tú Bà chua ngoa, đanh đá, trắng trợn; lời Sở Khanh thớ lợ, giả dối;
• Hoạn Thư thì luôn nói năng điềm đạm, lịch sự, ngọt ngào: "Bề ngoài thơn thớt nói cười/
Mà trong nham hiểm giết người không dao"...
- Tập trung khám phá, thể hiện thế giới nội tâm
• Một trong những đóng góp nghệ thuật lớn nhất của Nguyễn Du.
• Ông đặc biệt chú trọng đến thế giới nội tâm phong phú, bí ẩn với nhiều cung bậc của cảm xúc, với những quá trình tâm lý phức tạp.
• Nguyễn Du vượt qua kiểu nhân vật "ngoại hiện" phổ biến của văn xuôi trung đại, kiểu nhân vật "tỏ lòng" của thơ xưa:
• "Cái mới của Nguyễn Du chính là đã chuyển hứng từ tỏ lòng sang thế giới tấm lòng.
• Thế giới nội tâm nhân vật được Nguyễn Du khám phá, thể hiện bằng nhiều phương tiện:
cử chỉ, hành động, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, ngôn ngữ thiên nhiên,...
• Trong đó, hình tượng thiên nhiên chiếm giữ vị trí rất đặc riệt.
• Ngòi bút Nguyễn Du không chỉ tạo nên những bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn biến hình tượng thiên nhiên thành tấm gương phản chiếu tâm hồn con người.
• Những vầng trăng, khi hồn nhiên, tinh nghịch
"chênh chếch dòm song" khi tròn đầy, trang
nghiêm "vằng vặc giữa trời"; khi lại chia lìa,
tan tác: "Vầng trăng ai xẻ làm đôi”...
• Những đoạn tả thiên nhiên ngày Kim Trọng trở về vườn Thuý, Thúc Sinh từ biệt Thuý
Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích,... đã trở thành
mẫu mực cổ điển của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
Kim Trọng trở về vườn Thúy:
Từ ngày muôn dặm phù tang,
Nửa năm ở đất Liêu dương lại nhà. Vội sang vườn Thúy dò la,
Nhìn phong cảnh cũ nay đà khác xưa. 2745. Đầy vườn cỏ mọc lau thưa,
Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời. Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông. Xập xè én liệng lầu không,