Phần dưới nước tính từ cao trình đáy móng nhà máy đến cao trình sàn máy phát.
4.1. Cao trình lắp máy
Việc lựa chọn hợp lý cao trình lắp máy Zlm sẽ có tác dụng rất lớn trong vấn đề hạn chế hiện tượng khí thực. Cao trình lắp máy phụ thuộc vào mực nước hạ lưu nhỏ nhất và chiều cao Hs.
Zlm đã xác định ở mục phần B – mục 3: Zlm = 460,45 (m) 4.2. Cao trình sàn tuabin
Cao trình sàn tuabin có liên quan đến lớp bê tông của buồng xoắn và được tính theo công thức sau:
ZSTB = Zlm + ρmax + δ1 Trong đó:
+ ρmax là bán kính lớn nhất của buồng xoắn kim loại ứng với góc bao ϕmax = 345o ⇒ρmax = 3,185 (m). + δ1 là chiều dày lớp bê tông bảo vệ trần buồng xoắn δ1 = (0,8÷1) m. Chọn δ1 = 1 (m)
Vậy ZSTB = 460,45 + 3,32 + 1,0 = 464,77 (m)
4.3. Cao trình đáy ống hút
Zđôh = Zlm – hôh - 2
0
b
Trong đó:
+ hôh là chiều cao ống hút ⇒ hôh = h = 10,39 (m) + bo là chiều cao cánh hướng nước
Ta có 1 0 D b = 0,35 ⇒ bo = 0,35 x 5,0 = 1,75 (m) Vậy Zđôh = 464,77 – 10,39 – 1,75/2 = 453,51 (m) 4.4. Cao trình miệng ống hút
Cao trình miệng ống hút được xác định theo công thức sau:
Zmôh = Zđôh + h5 = 453,51 + 5,0 = 458,51 (m) Trong đó: h5 là chiều cao cửa ra ống hút : h5 = 5,0 (m)
Cao trình này phải đảm bảo miệng ống hút ngập dưới mực nước hạ lưu min một đoạn 0,5 m Ta thấy:
Zmôh = 458,51 (m) < (Zhlmin – 0,5) = 465,4 – 0,5 = 463,5 (m) ⇒ Thỏa mãn
4.5. Cao trình đáy móng nhà máy
Cao trình móng nhà máy được tính theo công thức sau:
Zm.NM = Zđôh – hm
Trong đó: hm là chiều dày của lớp bê tông dưới đáy ống hút phụ thuộc vào điều kiện địa chất nền móng nhà máy hm = (1÷3) m. Chọn hm = 1 (m) Vậy Zmnm = 453,51 – 1 = 452,51 (m)
4.6. Cao trình lắp máy phát
Là cao trình đáy stator của máy phát. Cao trình lắp máy phát được tính theo công thức sau:
Zlmf = ZSTB + h1 + h2 Trong đó:
+ h1 là chiều cao giếng tuabin, để đảm bảo đi lại thuận tiện trong quá trình vận hành và sửa chữa thì ta lấy h1 = 2,2 (m) + h2 là chiều dày bệ đỡ máy phát, h2 = (0,8÷1) (m). Chọn h2 = 1,0(m)
Vậy Zlmf = 464,77 + 2,2 + 1 = 467,97(m)