6.1. Chiều dài đoạn tổ máy
Chiều dài đoạn tổ máy là khoảng cách giữa hai tâm tổ máy kế tiếp nhau. Chiều dài của đoạn tổ máy phụ thuộc vào kích thước buồng xoắn, hình dạng tuabin, đường kính BXCT và khoảng cách đi lại vận hành. Đồng thời chiều dài đoạn tổ máy phụ thuộc vào kích thước của máy phát.
Tính chiều dài đoạn tổ máy theo điều kiện buồng xoắn Lđ = max (Rϕmax,D2h) + max (Rϕmax 180− o, 2
h
D
)+2∆ = max (R345o,D2h)+max (R165o,D2h)+ 2∆
Trong đó:
+ 2∆ - chiều dày lớp bê tông bảo vệ, chọn 2∆ = 2 (m) → Lđ = 9,87+ 7,561 + 2= 19,44 (m)
6.2. Chiều dài nhà máy
Chiều dài nhà máy là tổng chiều dài của các khối máy, chiều dài của sàn lắp ráp, đoạn tăng thêm ở tổ máy cuối cùng. Chiều dài nhà máy được tính theo công thức sau: L = z.Lđ + LSLR + ∆L + 2t
Trong đó:
+ z là số tổ máy ⇒ z = 3
+ LSLR là chiều dài sàn lắp ráp. Chiều dài sàn lắp ráp phải đủ rộng để bố trí được các thiết bị của một tổ máy như gian lắp ráp máy phát, roto máy phát, BXCT, máy kích từ, giá chữ thập, tủ điều tốc, máy biến áp...
Theo kinh nghiệm LSLR = (1,1 ÷ 1,3)Lđ = (21,38 ÷ 25,27)m. Chọn LSLR = 21,4 (m) + ∆L là chiều dài đoạn tăng thêm ở tổ máy cuối cùng.
Thông thường ∆L = (1 ÷2) (m). Chọn ∆L = 2 (m) + t: chiều dày tường bao nhà máy, chọn t = 0,22 (m) => L= 3x19,44 + 21,4 + 2 + 2x0,22 = 82,16 (m)
6.3. Chiều rộng nhà máy
Chiều rộng nhà máy phụ thuộc vào kích thước của tuabin, máy phát, chiều dài ống hút, kích thước buồng xoắn và việc bố trí các thiết bị trong gian máy, đồng thời còn phụ thuộc vào nhịp cầu trục. BNM = Dh + b1 + b2 + 2t
Trong đó:
+ Dh = 9,6 (m) – đường kính hố máy phát
+ b1, b2: khoảng cách từ hố máy phát đến tường TL, HL, dùng để bố trí các thiết bị và đi lại b1, b2 = (2÷ 3)m. Chọn bằng 2,5 + t = 0,22 (m) – chiều dày tường nhà máy
→ BNM = 9,6 + 2,5 + 2,5 + 2x0,22 = 15,48 (m)
Kiểm tra: B’ = Lk + 2t + 2 = 20 +2x0,22 + 2x2,45 = 25,78 m Trong đó:
+ Lk là nhịp cầu trục
BNM < B’ => Thỏa mãn. Có thể rút ngắn nhịp cầu trục cho phù hợp.
D. KẾT LUẬN
Trên đây là nội dung thiết kế sơ bộ một nhà máy thuỷ điện. Trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Lê Ngọc Sơn và TS. Hồ Sỹ Mão đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình học
môn học Thủy Điện và làm đồ án.
Trong đồ án này em đã hoàn thành các bước sau:
-Tính toán điều tiết thuỷ năng của hồ chứa phục vụ phát điện. -Tính toán lựa chọn thiết bị cho trạm thủy điện.
-Tính toán các cao trình và kích thước chính của nhà máy.
Qua đồ án em đã phần nào hiểu thêm lý thuyết đã được học, nắm được các bước và nội dung tính toán thiết kế một nhà máy thuỷ điện. Tuy nhiên, do thời gian học, làm đồ án ngắn; kiến thức bản thân còn hạn chế nên em không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được các góp ý từ thầy cô để bản thân hoàn thiện kiến thức hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2022
Sinh viên thực hiện