Đặc điểm hoạt động của củaM B Chi nhánhLê Trọng Tấn

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNHTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (MB)CHI NHÁNH LÊ TRỌNG TẤN Xem nội dung đầy đủ tại10549353 (Trang 30 - 36)

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của MB - Chi nhánhLê Trọng Tấn

Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Lê Trọng Tấn tiền thân là PGD Lê Trọng Tấn - Chi nhánh Thăng Long được thành lập ngày 18/6/2003. Thời gian đầu thành lập, MB Lê Trọng Tấn là chi nhánh cấp 2 trực thuộc MB - Chi nhánh Điện Biên Phủ lấy tên là Chi nhánh Lê Trọng Tấn. Năm 2009, MB Lê Trọng Tấn chính thức được tách ra từ chi nhánh Điện Biên Phủ thành một chi nhánh độc lập. Ngày 25/12/2009, do đặc thù kinh doanh, chi nhánh đã rời trụ sở từ Lê Trọng Tấn về giao dịch tại số 34 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội và đổi tên là Chi nhánh Thăng Long. Tại thời điểm ban đầu, MB Thăng Long có 03 phòng giao dịch bao gồm Phòng Giao dịch Lê Trọng Tấn, Phòng Giao dịch Định Công và Phòng Giao dịch Nhân Chính. Tuy nhiên do tốc độ tăng trưởng lớn cả về quy mô tín dụng, huy động vốn đòi hỏi sự tăng trưởng tương ứng của quy mô nhân sự của toàn bộ Chi nhánh và các Phòng Giao dịch, cùng với định hướng của Ngân hàng TMCP Quân đội, các Phòng Giao dịch đáp ứng đủ về quy mô và chất lượng được nâng cấp thành các chi nhánh trực thuộc Hội sở theo Quyết định số 3112/QĐ-HS ngày 06/11/2013.

Đến năm 2015, ba chi nhánh Lê Trọng Tấn, Định Công, Nhân Chính được thành lập, tách khỏi chi nhánh Thăng Long. Do quy hoạch khách hàng CIB tập trung theo cụm tại các chi nhánh lớn, MB Lê Trọng Tấn không có phòng khách hàng CIB, chi tiết theo sơ đồ sau:

Sơ đồ2.1: Sơ đồ tổ chức MBLê Trọng Tấn

*** Ghi chú: Nét liền (---): Quản lý trực tiếp Nét đứt (---): Quản lý gián tiếp

Nguồn: Quyết định số 3112/QĐ-HS ngày 06/11/2013

Chức năng của các Phòng ban:

- Các Phòng kinh doanh: Tiếp thị bán hàng trực tiếp, thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ toàn diện đối với đối tượng khách hàng tương ứng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cho khác hàng:

+ Thiết lập quan hệ với KH: trên cơ sở phân khúc thị trường, phân nhóm KH đã

được xác định, sử dụng công cụ tiếp thị trực tiếp để tiếp cận KH, tìm hiểu nhu cầu về sản

phẩm, dịch vụ của Ngân hàng để đưa ra các chính sách chào bán thích hợp

+ Khai thác quan hệ với KH: trên cơ sở nền KH đã được thiết lập quan hệ, thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ của MB để thỏa mãn nhu cầu của KH.

+ Phát triển quan hệ với KH: thực hiện chương trình chăm sóc KH, qua đó, tiếp tục tìm hiểu nhu cầu của KH để bán ngày càng nhiều hơn sản phẩm dịch vụ của MB cho KH

+ Tư vấn bán, cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các đối tượng khách hàng. - Phòng Dịch vụ khách hàng:

+ Cung cấp, tư vấn các dịch vụ tài chính cho KH, thực hiện các giao dịch của Ngân hàng, bao gồm các giao dịch tiền mặt và phi tiền mặt, xử lý các hồ sơ chứng

+ Triển khai thực hiện các hoạt động ngân quỹ tại sàn giao dịch, bao gồm: quản lý hồ sơ, giấy tờ có giá, kim loại quý ... của khách hàng; thu chi tiền mặt lưu động đúng theo quy định MB

+ Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các giao dịch phát sinh trong ngày, hoàn thiện chứng từ, chấm sao kê tiết kiệm, tài khoản khách hàng

+ Bán chéo các sản phẩm dịch vụ của MB, tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ sử dụng sản phẩm dịch vụ của KH và chuyển đến các đơn vị nghiệp vụ có liên quan

+ Xác định nhu cầu tiền mặt hàng ngày và cân đối lượng tiền mặt phù hợp để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng và các nhu cầu sử dụng tiền mặt khác của chi nhánh

+ Giải quyết các phản ánh, khiếu nại, vấn đề của KH trong thẩm quyền và thuộc các quy trình nghiệp vụ của Phòng Dịch vụ khách hàng

+ Tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng tại Sàn giao dịch của MB, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Chịu trách nhiệm thực hiện công tác phòng chống rửa tiền.

- Phòng Hỗ trợ:

+ Công tác hành, chính, nhân sự, tổng hợp: chịu trách nhiệm quản lý về mặt tài sản hiện vật của Chi nhánh. Thực hiện công tác văn phòng liên quan đến công văn, in ký thư bảo lãnh, in ấn văn thư lưu trưc, tiếp tân. Quản lý các phương tiện vận chuyển phục vụ yêu cầu của lãnh đạo và cán bộ nhận viên Chi nhánh

+ Công tác nhân sự: hỗ trợ công tác tuyển dụng, đào tạo, phân công nhân sự, hỗ trợ giám đốc chi nhánh trong công tác quy hoạch, sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm nhân sự và o các chức danh phù hợp với chuyên môn

+ Hỗ trợ nghiệp vụ: liên quan đến 2 mảng chính là hỗ trợ nghiệp vụ thẻ và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng. Trong đó, đối với nghiệp vụ thẻ, phòng hỗ trợ chịu trách nhiệm quản lý vận hành hệ thống ATM, POS, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán thẻ. Đối với nghiệp vụ hỗ trợ tín dụng: hoàn thiện hồ sơ, hợp đồng tín dụng bảo lãnh, tài sản đảm bảo (soạn thảo, hoàn thiện, ký kết hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhập xuất tài sản), thực hiện và quản lý các giao dịch tín dụng,

bảo lãnh, mua bán ngoại tệ trên phần mềm hệ thống.

Đến tháng 4/2015, MB đã thực hiện Hỗ trợ tín dụng tập trung tại Hội sở chính (Trung tâm Hỗ trợ tín dụng), phòng Hỗ trợ tại chi nhánh chỉ thực hiện các giao dịch soạn thảo văn kiện tín dụng, giải ngân, phát hành bảo lãnh, nghiệp vụ bảo lãnh và hoàn thiện nhận tài sản bảo đảm theo đúng quy định của MB trong từng thời kỳ.

Sau đó đến , MB bắt đầu thực hiện tập trung quản lý Tài sản đảm bảo của các chi nhánh Hà Nội tại các Hub tài sản. Tài sản của MB Lê Trọng Tấn được tập trung thực hiện tại Hub Thăng Long, bao gồm các công việc lưu trữ hồ sơ tại kho, nhập liệu hệ thống. Do đó, công việc liên quan đến Tài sản đảm bảo tại chi nhánh bao gồm đăng ký giao dịch bảo đảm, in văn kiện từ hệ thống, đối chiếu văn kiện soạn thảo của Trung tâm hỗ trợ tín dụng và hồ sơ ký kết của KH, nhập liệu bổ sung với Tài sản đảm bảo chi nhánh quản lý (sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi, trái phiếu, cổ phiếu).

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Lê Trọng Tấn từ năm 2016-2018

2.1.2.1Ket quả hoạt động cho vay

Biểu đồ2.1: Kết quả hoạt động cho vay từ năm 2016-2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Nhìn vào Biểu đồ2.1có thể thấy trong 3 năm liên tiếp, dư nợ của chi nhánh tăng trưởng đều đặn và tăng vọt từ năm 2016 sang 2017 (cụ thể 3 năm liên tiếp, dư nợ tại thời điểm 31/12 của chi nhánh lần lượt là 793, 1.105 và 1.092 tỷ đồng). Năm 2016, CN chỉ đạt 99% kế hoạch đặt ra, do ảnh hưởng chung từ khó khăn trong nền kinh tế. Tuy nhiên do có định hướng lại về chính sách tiếp cận khách hàng, năm 2017 chứng kiến mức tăng mạnh về dư nợ: tăng tới hơn 300 tỷ dư nợ so với năm trước, vượt kế hoạch đặt ra 10.5%. Mặc dù năm 2018 có sụt giảm nhẹ về dư nợ (giảm 1% so với cùng kỳ), tuy nhiên vẫn vượt chỉ tiêu của Ngân hàng đặt ra.

Sau đây là cơ cấu dư nợ năm 2018 theo các khối SME/Cá nhân:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ năm 2018 theo các khối kinh doanh

■Cá nhân BSME

Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD - MB Lê Trọng Tấn

Sự chênh lệch trong cơ cấu dư nợ của 2 khối (Dư nợ trong khối SME gấp 1.8 lần so với khối KH cá nhân) phản ánh đúng tình trạng kinh doanh của Chi nhánh cũng như toàn bộ Ngân hàng TMCP Quân đội vốn không mạnh về mảng khách hàng cá nhân.

2.1.2.2Ket quả hoạt động huy động vốn MB Lê Trọng Tấn

Biểu đồ2.3: Kết quả huy động vốn từ năm 2016-2018 của MB Lê Trọng Tấn

Đơn vị: Tỷ đồng

■ Kế ho ạch

Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD hàng năm của MB Lê Trọng Tấn

Tận dụng đượclợi thế từ địa điểm kinh doanh nằm trong khu vực nhiều cơ quan của Bộ quốc phòng, MB Lê Trọng Tấn luôn duy trì được lượng tiền huy động tăng dần, ổn định qua các năm (từ 2.150 tỷ đồng năm 2016, đến năm 2017 là 2.350 tỷ đồng). Tỉ lệ tăng trưởng huy động xấp xỉ 10% trong 2 năm và vượt chỉ tiêu đề ra.

2.1.2.3Ket quả hoạt động dịch vụ

Hoạt động thanh toán quốc tế: Thu dịch vụ thanh toán quốc tế năm 2018 của Chi

nhánh đạt 3.2 tỷ đồng, đạt 85% Kế hoạch hội sở giao. Nguồn thu trên chủ yếu từ khối khách hàng SME với tỷ trọng 90% chủ yếu từ phí thanh toán LC và điện phí.

Bảo lãnh: Số dư bảo lãnh thời điểm tính đến 31/12/2018 là 922 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch năm; dư bảo lãnh bình quân trong 12 tháng năm 2018 là 1.063 tỷ đồng hoàn thành 120% kế hoạch Hội sở chính giao.

Thẻ - ATM - POS: Số lượng thẻ phát triển trong năm 2018 là 6.977 thẻ, đạt 90% kế hoạch cả năm. Điểm đặc biệt trong năm 2018 là số lượng KH sử dụng app MB bank tăng đột biến do sự đầu tư mạnh của Khối Ngân hàng số về giao diện

Năm Tổng lợi nhuận Lợi nhuận từ hoạt động bảo

lãnh

Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động bảo lãnh/ tổng lợi nhuận

2016 76,492 9,179 ữ%

2017 92,352 13,391 14%

2018 98,221 13,358 13.6%

cũng như tiện ích cho người dùng.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNHTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (MB)CHI NHÁNH LÊ TRỌNG TẤN Xem nội dung đầy đủ tại10549353 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w