Thực trạng rủirotrong hoạt độngbảo lãnh tại MBLê Trọng Tấn giai đoạn

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNHTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (MB)CHI NHÁNH LÊ TRỌNG TẤN Xem nội dung đầy đủ tại10549353 (Trang 36 - 93)

2016-2018

2.2.1 Tổng quan hoạt động bảo lãnh tại MB Chi nhánh Lê Trọng Tấn giai đoạn

2016-2018

MB Lê Trọng Tấn bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2003, tuy nhiên thời gian đầu chi nhánh chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp, cá nhân thuộc khối Quân đội xung quanh khu vực đường Lê Trọng Tấn, các sản phẩm dịch vụ chỉ bao gồm: tín dụng, huy động vốn, giao dịch tại sàn. Mặc dù hiện nay, nhóm khách hàng này vẫn mang lại nguồn thu đáng kể cho chi nhánh, tuy nhiên trong thời đại phát triển không ngừng, không để mình tụt lại phía sau, đặc biệt sau khi được nâng cấp trở thành một chi nhánh độc lập, MB Lê Trọng Tấn xác định nếu chỉ tập trung vào phát triển hoạt động cho vay và huy động sẽ không bền vững do thị trường cho vay ngày càng rủi ro và mức độ cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ ngày càng gắt gao. Cơ cấu lợi nhuận phụ thuộc quá nhiều vào lợi nhuận từ lãi cũng không bền vững và tốc độ phát triển chậm. Do đó, MB Lê Trọng Tấn tiến hành thúc đẩy phát triển nhiều hơn các hoạt động dịch vụ.

Biểu đồ 2.4: Số dư bảo lãnh tại MB Lê Trọng Tấn

Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD hàng năm của MB Lê Trọng Tấn

Các loại bảo lãnh phát hành tại MB Lê Trọng Tấn chủ yếu bao gồm: bảo lãnh dự

thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo

hành.Trong đó, số dư bảo lãnh tạm ứng chiếm tỉ trọng rất lớn, tới hơn 60%.

Ngoài ra, từ năm 2016-2018, lợi nhuận từ hoạt động bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lợi nhuận của MB Lê Trọng Tấn. Có thể thấy như sau:

Bảng 2.1: Tỷ trọng lợi nhuận từ bảo lãnh tại MB Lê Trọng Tấn

Năm 2017 1.599 13.391

Năm 2018 1.680 13.358

Nguồn: Tông hợp từ BCKQKD hàng năm của MB Lê Trọng Tân

Qua Bảng 2.1 có thể thấy lợi nhuận của MB Lê Trọng Tấn tăng trưởng tương đối mạnh trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, đặc biệt năm 2017 tăng21%, năm 2018 tăng 6%.

29

Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động bảo lãnh tại MB Lê Trọng Tấn chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong cơ cấu lợi nhuận (>12%).

Bảng 2.2: Số liệu doanh số và lợi nhuận từ hoạt động bảo lãnh tại MB Lê Trọng Tấn giai đoạn 2016-2018

1

Cho vay bắt buộc do khách hàng không thực hiện cam kết theo bảo lãnh

Phát sinh Phát sinh

Rủi ro hoạt động:

2

Thu thập thiếu hồ sơ khách hàng làm

căn cứ phát hành bảo lãnh Phát sinh Phát sinh Phát sinh

Nguôn: Tông hợp từ BCKQKD hàng năm của MB Lê Trọng Tân

Doanh số bảo lãnh và lợi nhuận từ hoạt động bảo lãnh đều có dấu hiệu khả quan khi ổn định và tăng trưởngdần qua các năm từ 2016 đến 2018.

2.2.2 Thực trạng rủi ro và các giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động bảo lãnh củaMBLê Trọng Tấn

2.2.2.1. Thực trạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh của chi nhánh

Trải qua hơn 15 năm hình thành,MB Lê Trọng Tấn đã có những phát triển nhanh chóng ở các lĩnh vực huy động vốn, cho vay, bảo lãnh và dịch vụ. Song song với quá trình hoạt động, sự mở rộng quy mô của MB Lê Trọng Tấn, các dịch vụ bảo lãnh mà chi nhánh cung cấp cũng dần được đa dạng hóa cả về hình thức phát hành và các loại bảo lãnh... Do vậy, rủi ro phát sinh trong hoạt động bảo lãnh của MB Lê Trọng Tấn có nguy cơ ngày càng gia tăng và gây thiệt hại lớn hơn.

Sau đây là các rủi ro đã phát sinh trong hoạt động bảo lãnh từ năm 2016- 2018theo số liệu thống kê của MB Lê Trọng Tấn:

30

Bảng 2.3: Bảng “Danh mục rủi ro” phát sinh trong hoạt động bảo lãnh tại MB Lê Trọng Tấn giai đoạn 2016-2018

3 ro phương án

4

Kiêm tra chứng từ còn thiếu sót khi phát hành bảo lãnh, chứng từ chưa phù hợp và đẩy đủ

Phát sinh Phát sinh Phát sinh

5 Phát hành sai nội dung trên bảo lãnh Phát sinh Phát sinh Phát sinh

6

Hạch toán phương án phát hành bảo lãnh có sai sót: thu phí, ký quỹ, kỳ hạn, bên nhận bảo lãnh,...

Phát sinh Phát sinh Phát sinh

7

Theo dõi tiến độ phương án bảo lãnh

chưa chặt chẽ Phát sinh Phát sinh Phát sinh

Rủi ro quốc gia:

8

Phát hành bảo lãnh liên quan tới các quốc gia thuộc danh sách cấm vận, hạn chế của OFAC

Rủi ro đạo đức:

9

Khách hàng tạo lập hợp đồng giả mạo đê thực hiện phương án sai mục đích

buộc với bảo lãnh

Năm 2016 1.309 6,68 0,51%

Năm 2017 1.599 8,31 0,52%

Năm 2018 1.680 6,38 0,38%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo bảo lãnh của MB Lê Trọng Tấn

31

Qua hai Bảng 2.3 có thể thấy rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động xuất hiện trong 3 năm liên tiếp và là loại rủi ro có mức độ thiệt hại, tần suất xảy ra cao nhất.

2.2.2.1.1. Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động bảo lãnh tại MB Lê Trọng Tấn

Tỷ lệ cho vay bắt buộc với bảo lãnh

Sau đây là số liệu về tình trạng cho vay bắt buộcbảo lãnh trong ba năm liên tiếp từ 2016-2018 tại MB Lê Trọng Tấn:

Bảng 2.4: Tỷ lệ cho vay bắt buộc với bảo lãnh tại MB Lê Trọng Tấn từ2016-2018

động bảo lãnh của MB Lê Trọng Tấn không quá cao. Trong 3 năm mức cao nhất chỉ chiếm 0,5% trên tổng doanh số bảo lãnh. Tuy nhiên tỷ lệ này biến động không đều, năm 2017 tăng tới ~2 tỷ, trong khi đến năm 2018 lại giảm mạnh, Điều này chứng tỏ vẫn có những hạn chế trong quản trị rủi ro bảo lãnh tại MB Lê Trọng Tấn.

Nguyên nhân phát sinh cho vay bắt buộc bảo lãnh là do trong giai đoạn này, MB Lê Trọng Tấn tăng cường phát triển tín dụng tập trung SME, nới lỏng các điều kiện tín dụng và có nhiều gói sản phẩm tín dụng ưu đãi nhằm thu hút các khách hàng SME đồng thời, trong giai đoạn này đội ngũ Chuyên viên quan hệ khách hàng mới nhiều do mới tách ra từ chi nhánh Thăng Long còn chưa vững về nghiệp vụ, thẩm định khác hàng còn nhiều hạn chế. Đến năm 2018, MB Lê Trọng Tấn thắt chặt hơn các điều kiện phát hành bảo lãnh, nhận bổ sung tài sản thế chấp là các khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng đầu ra để quản lý dòng tiền của phương án, kết hợp

với việc tập trung thu hồi nợ xấu từ các phương án cho vay bắt buộc nên tỷ lệ này đã giảm đáng kểchỉ còn 0,38%.

Trong các loại bảo lãnh hay phát sinh tại MB Lê Trọng Tấn, tỷ lệ cho vay bắt buộc đối với từng loại bảo lãnh cũng có sự khác biệt rõ ràng. Trong đó tỷ lệ cho vay bắt buộc tập trung với 3 loại bảo lãnh: bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán.

Biểu đồ 2.6:Tỉ trọng doanh số cho vay bắt buộc với từng loại bảo lãnh năm 2018

Sau đây là một ví dụ về việc phát sinh rủi ro tín dụng khi phát hành bảo lãnh với khách hàng SME tại MB Lê Trọng Tấn:

Minh họa 1: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Đức là khách hàng mới tại MB Lê Trọng Tấn từ năm 2017. Năm 2017, MB Lê Trọng Tấnphát hành bảo lãnh tạm ứng cho khách hàng theo hợp đồng thi công với Công ty Cổ phần TMS Đà Nangtri giá 3,8 tỷ đồng và có hiệu lực 150 ngày kể từ khi tiền tạm ứng về. Tài sản đảm bảo của phương án là Quyền đòi nợ hình thành từ hợp đồng phát sinh nghĩa vụ.Đến thời điểm tháng 5/2018, MB Lê Trọng Tấn nhận được công văn đòi tiền từ TMS Đà Nang. Nguyên nhân do khi tiền tạm ứng về, khách hàng sử dụng tiền sai mục đích, đồng thời hoạt động kinh doanh tại thời điểm đó của khách

nợ xấu hoạt

động bảo lãnh hoạt động bảo lãnh

Năm 2016 1,14 ________0,11________ _________10%_________ Năm 2017 0,124 _________0__________ __________0%__________ Năm 2018 6,3 _________0-9_________ __________14%_________ Có thể chấp nhận Có thể chịu đựng Không thể chấp nhận

Tỷ lệ giữa giá trị tổn thất của rủi

ro hoạt

độngsovớiLợinhuậntrướcthuế trong 1 năm ________________

<0.25% 0.25% - 0.5% > 0.5%

Mức độ tổn thất của một sự kiện

rủi ro hoạt động đơn lẻ__________ < 500 tr.VND 500 tr.VND -5 tỷ' VND > 5 tỷ VND Mức độ gia tăng của tổng mức độ

tổn thất từ rủi ro hoạt động trong 1 năm________________________

<10% 10%-30% >30%

hàng đang trong tình trạng khó khănnên không có nguồn tiền để thực hiện tiếp công trình với TMS Đà Nang. MB Lê Trọng Tấn đã phải thực hiện thay khách hàng nghĩa vụ trên số tiền 800 triệu đồng và thực hiện cho vay bắt buộc với Khách hàng.

Rủi ro trên thuộc loại rủi ro tín dụng, đây chỉ là một trong các trường hợp Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho khách hàng dẫn đến nợ xấu do khách hàng không sắp xếp được nguồn thanh toán.

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ cho vay bắt buộc với bảo lãnh tại MB Lê Trọng Tấn, MB Nhân Chính và MB Định Công từ 2016-2018 0.7 0.6 0.5 0.4 0.3 0.2 0.1 0 ■ MB Lê Trọng Tấn ■ MB Định Công

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD hàng năm của MB Lê Trọng Tấn, MB Định Công và MB Nhân Chính

Cùng xuất thân từ 3 phòng giao dịch của MB Thăng Long, xu hướng quản trị rủi ro của 3 chi nhánh Lê Trọng Tấn, Định Công và Nhân Chính có nét tương tự nhau khi cùng giảm tỷ lệ cho vay bắt buộc với bảo lãnh qua từng năm. Tỉ lệ cho vay bắt buộc tại MB Lê Trọng Tấn có nhích nhẹ trong năm 2017 (tăng 0,01%) so với năm 2016, và có giảm mạnh trong năm 2018 (mức giảm là 0,14%). Tuy có sự cải thiện này, nhưng tỉ lệ cho vay bắt buộc tại MB Lê Trọng Tấn vẫn cao hơn nhiều so với chi nhánh gần đó là MB Định Công, một phần là do doanh số bảo lãnh của MB Lê Trọng Tấn cao hơn so với MB Định Công, nhưng con số này vẫn cần được cải thiện.

Tỷ trọng nợ xấu phát sinh từ hoạt động bảo lãnh:

Bảng 2.5: Tỷ trọng nợ xấu trong hoạt động bảo lãnh tại MB Lê Trọng Tấn giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD hàng năm của MB Lê Trọng Tấn

Theo như minh họa 1, sau khi MB Lê Trọng Tấn cho vay bắt buộc thanh toán nghĩa vụ bảo lãnh, khoản vay ngay lập lức được xếp vào nợ xấu. Trong trường hợp không thể thu hồi khoản nợ từ khách hàng, Chi nhánh bắt buộc phải xử lý tài sản của khách hàng để thu hồi nợ.

Từ năm 2016 đến 2018, tỷ trọng nợ xấu trong hoạt động bảo lãnhso với nợ xấu chungcủa MB Lê Trọng Tấn rất cao, năm 2018 còn lên tới 14%. Các phương ánbảo lãnh khi đã phải phát vay bắt buộc thì mức độ rủi ro tín dụng là rất cao do khách hàng đã có khả năng thanh toán thấp tại thời điểm giải ngân.

2.2.2.1.2. Thực trạng rủi ro hoạt động trong hoạt động bảo lãnh tại MB Lê Trọng Tấn

Theo bảng 2.3, rủi ro hoạt động trong hoạt động bảo lãnh tại MB Lê Trọng Tấn phát sinh trong tất cả các năm từ 2016-2018 và phát sinh ở tất cả các khâu. Ngoài ra, Khối QTRR của MB đã đưa ra mức độ chấp nhận đối với rủi ro hoạt động như sau:

hành bảo lãnh có sai sót lãnh có sai sót (%) Năm 2016 1.369 17 1.25% Năm 2017 1.841 20 n% Năm 2018 2.227 23 1.05%

Nguồn: Bài giảng “Chương trình đào tạo khởi nghiệp QTRR hoạt động tại MB ” -

35

Khối QTRR, MB

Từ năm 2015, MB đã thực hiện Hỗ trợ tập trung trên toàn hệ thống theo tư vấn của McKinsey nhằm tái cấu trúc hệ thống. Toàn bộ các khâu từ thẩm định, phê duyệt, hỗ trợ tín dụng thực hiện tại các phòng ban trên hội sở, thay vì thực hiện ở Chi nhánh như giai đoạn trước. Tuy nhiên, Bảo lãnh ngân hàng là một mảng nghiệp vụ khó, có nhiều tình huống phát sinh, yêu cầu chuyên viên ngân hàng có trình độ nghiệp vụ tốt. Ngoài ra để đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, luôn phải đảm bảo về mặt thời gian giao dịch. Do vậy, không thể tránh khỏi có những sai sót trong quá trình tác nghiệp. Hơn thế nữa khâu vận hành tại MB còn thủ công nhiều, hỗ trợ của công nghệ chưa đạt đến kì vọng, dẫn đến sai sót ở các khâu vẫn xảy ra.

Rủi ro hoạt động tại MB Lê Trọng Tấn được chia thành 3 giai đoạn: - Rủi ro trongquá trình thu thập hồ sơđầu vào làm căncứ phát hành - Rủi ro trongquá trình phát hànhbảo lãnh, theo dõi trênhệthống - Rủi ro trongquá trình kiểm soát sau.

Rủi ro trong quá trình thu thập hồ sơ khách hàng:

Trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng, khâu thẩm định và kiểm tra chứng từ là một trong những khâu cơ bản và quan trọng nhất. Đây là hoạt động chính nhằm đưa ra các điều kiện rào chắn các rủi ro có thể phát sinh khi phát hành bảo lãnh, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Do vậy, sai sót trong khâu này thường gây ra hậu quả nghiêm trọng và kéo theo rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Sau đây là số liệu về tỷ lệ sai sót trong hoạt động thẩm định và kiểm tra chứng từ phát hành bảo lãnh ở MB Lê Trọng Tấn từ năm 2016-2018:

Bảng 2.7: Tỷ lệ sai sót trong hoạt động thẩm định và kiểm tra chứng từ phát hành bảo lãnh tại MB Lê Trọng Tấn từ 2016-2018

Ke hoạch Thực hiện

Năm 2016 80% 82%

Năm 2017 85% 85,5%

Năm 2018 90% 89%

Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD hàng năm của MB Lê Trọng Tấn

Dựa vào số liệu tại Bảng 2.7 có thể thấy tỷ lệ thẩm định và kiểm tra chứng từ bảo lãnh có sai sót tại MB Lê Trọng Tấn chỉ ở mức trên 1% và có xu hướng giảm qua các năm.

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ thẩm định và kiểm tra chứng từ bảo lãnh có sai sót tại MB Lê Trọng Tấn, MB Nhân Chính và MB Định Công từ 2016-2018

♦MB Lê Trọng Tấn

M MB Định Công

AMB Nhân Chính

Nguồn: Tổng hợp từ BCKQKD hàng năm của MB Lê Trọng Tấn, MB Nhân Chính, MB Định Công

So sánh với MB - Chi nhánh Nhân Chính và MB - Chi nhánh Định Công, tỷ lệ sai sót trong thẩm định và kiểm tra chứng từ bảo lãnh tại MB Lê Trọng Tấn ở mức cao nhất. Tuy nhiên tỉ lệ này ở MB Lê Trọng Tấn lại có sự cải thiện tích cực nhất qua các năm (giảm 0,2% trong 3 năm)

Minh họa 4:Công ty TNHH Dược phẩm Ba Đìnhlà khách hàng uy tín, đã có thời gian quan hệgiao dịch với MB Lê Trọng Tấn từ năm 2007, các phương án phát sinh của công ty trên cũng là phương án thường xuyên. Là một công ty chuyên về lĩnh vực dược phẩm, cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế. Ngày 15/09/2016, Công ty phát hành bảo lãnh dự thầu cho Sở y tế tỉnh Hải Dương.Do hồ sơ mời thầu của Sở y tế chào tất cả các loại thuốc cần cung cấp trong năm 2016-2017 gồm hơn 1200 mặt hàng, tuy nhiên Công ty TNHH Dược phẩm Ba Đình chỉ tham gia thầu một vài loại thuốc trong danh mục. Để tránh cung cấp hồ sơ quá nhiều và không cần thiết, Công

ty đã làm một bảng danh mục những phần mình tham gia và gửi tới Ngân hàng cùng các hồ sơ khác theo yêu cầu. Tuy nhiên do sai sót, kế toán công ty đã làm nhầm giá trị yêu cầu làm bảo lãnh của 1 mặt hàng so với hồ sơ mời thầu của Sở y tế. Chuyên viên quan hệ khách hàng và Chuyên viên hỗ trợ đã không kiểm tra kỹ so với hồ sơ mời thầu mà vẫn phát hành giá trị trên đơn đề nghị của khách hàng. Từ đó dẫn tới giá trị bảo lãnh do MB Lê Trọng Tấn phát hành cao hơn giá dự thầu của Khách hàng, dẫn tới rủi ro cho ngân hàng.

Để đo lường tỷ lệ hồ sơ đẩy lên đạt chuẩn lần đầu tại các chi nhánh, Ngân hàng TMCP Quân đội đã xây dựng chỉ tiêu FTR - First time right. Tỉ lệ FTR càng cao thể hiện hồ sơ chi nhánh hợp lệ và có thể xử lý phương án cho khách hàng mà không cần bổ sung thêm càng nhiều, từ đó giảm thời gian đẩy lại và đảm bảo thời gian cho phương án. Mục tiêu đặt ra và thực tế tỉ lệ này qua các năm tại MB Lê Trọng Tấn qua 3 năm 2016-2018 chi tiết như sau:

phát hành dung dung(%)

Năm 2016 1.369 60 4,38%

Năm 2017 1.841 82 4,54%

Năm 2018 2.227 91 4,08%

Nguôn: Tông hợp từ BCKQKD hàng năm của MB Lê Trọng Tân

Từ Bảng 2.8 cho thấy tỉ lệ FTR Ngân hàng đặt ra tăng mạnh qua các năm lên

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNHTẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (MB)CHI NHÁNH LÊ TRỌNG TẤN Xem nội dung đầy đủ tại10549353 (Trang 36 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w