cao vị thế và uy tín trên thị trường quốc tế. Qua đó tạo điều kiện cho các NHTM có thể chia sẻ các thông tin, trao đổi nghiệp vụ, tiếp cận thị trường mới cũng như tiếp thu đổi mới công nghệ.
1.1.4. Các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ đối với Ngânhàng hàng
thương mại
Các rủi ro có thể gặp trong hoạt động KDNT đối với NHTM như sau:
Rủi ro tỷ giá: là rủi ro do ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá gây ra. Sự biến động về tỷ giá đó có thể làm tổn thất giá trị dự kiến về kết quả hoạt động của ngân hàng, rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực và đặc trưng của hoạt động KDNT của các ngân hàng. Để hạn chế rủi ro tỷ giá, ngân hàng cần phải đặt ra hạn mức trạng thái ngoại hối của mỗi loại tiền. Giới hạn đó phụ thuộc vào tình hình tài chính của ngân hàng và khả năng đánh giá rủi ro.
Rủi ro thanh toán: Rủi ro này phát sinh khi việc thanh toán không đúng hạn như đã thỏa thuận. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, thường do cân đối nguồn tiền vào và ra không khớp trong dự trữ ngoại tệ của NHTM không đủ nên không thể chuyển tiền như đã cam kết. Rủi ro thanh khoản còn xuất hiện khi ngân hàng đã thanh toán nhưng khách hàng không chuyển tiền đối ứng.
Rủi ro tín dụng: Rủi ro này liên quan tới tình hình tài chính của đối tác như mất khả năng chi trả do thua lỗ, phá sản, bị kiện cáo khiến đối tác không thể thanh toán như đã thỏa thuận. Hậu quả của nó rất nghiêm trọng trên thị trường hối đoái nơi mà các giao dịch thường mang tính dây chuyền vì một khi giao dịch ngoại tệ được thực hiện sẽ phát sinh một loạt các giao dịch với các đối tác.
Ngoài ra, hoạt động KDNT còn có những rủi ro khác như rủi ro hệ thống (điện thoại, hệ thống thanh toán, hệ thống bù trừ), rủi ro lãi suất (đối với giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi), rủi ro thanh khoản, rủi ro pháp lý, rủi ro hạn mức... Chính vì hoạt động KDNT mang tính rủi ro cao nên các nước thường đề ra các quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn, ổn định của hệ thống tài chính, ngân hàng. Công cụ để quản lý rủi ro ngoại tệ là việc giới hạn trạng thái ngoại tệ tỏ ra rất hiệu quả không chỉ giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro ngoại tệ, kiểm soát các hoạt động đầu cơ ngoại tệ, đảm bảo cung cầu ngoại tệ được phản ánh chính xác, bình ổn tỷ giá và góp phần làm lành mạnh thị trường ngoại hối.[12]
1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Trước khi bàn về hiệu quả hoạt động KDNT ta cùng nhau xem xét quan niệm hiệu quả.
Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: '' Hiệu quả là kết quả đạt được trong
hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá' ' . Như vậy, hiệu quả được đồng
nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí
mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí
khác nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả.
Một quan điểm khác cho rằng: '' Hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ so sánh tương đối giữa kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó. Ưu điểm của quan điểm này là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế. Tuy
tiền vốn...) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh gia trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra ở mức độ nào.
Đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM, mục tiêu chủ yếu là gia tăng lợi nhuận. Với xu thế phát triển của nền Ngân hàng hiện đại, hoạt động KDNT là một trong số những hoạt động kinh doanh không thể thiếu ở mỗi ngân hàng. Hiệu quả hoạt động KDNT có thể được quan niệm là một phạm trù kinh tế phản ánh trinh độ sử dụng các nguồn lực (doanh thu, lợi nhuận, đa dạng hóa hoạt động KDNT) để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thl hiệu quả càng cao. Ở đây đa dạng hóa hoạt động KDNT bao gồm sự đa dạng các loại hình sản phẩm nghiệp vụ hàng hóa phái sinh, đa dạng về đối tượng khách hàng, mở rộng thị trường, gia tăng thị phần.
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của
Ngân hàng thương mại
Để hiểu một cách toàn diện về hiệu quả hoạt động KDNT, chúng ta cần phân tích dựa trên hệ thống các chỉ tiêu định lượng và định tính để đánh giá.
Để đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT của các NHTM, chúng ta căn cứ vào năm tiêu chí là: doanh số MBNT thực hiện, lợi nhuận từ hoạt động KDNT, khả năng hỗ trợ của hoạt động KDNT tới một số hoạt động kinh doanh khác, khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và khả năng phòng ngừa rủi ro. [14]
1.2.2.1. Doanh số MBNT thực hiện
Một trong những tiêu chí đầu tiên khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp hay một NHTM phải kể đến doanh số thực hiện của hoạt động kinh doanh đó. Hoạt động KDNT cũng không phải là một hoạt
động kinh doanh ngoại lệ.
Để đánh giá hiệu quả của hoạt động KDNT của một NHTM, điều đầu tiên chúng ta có thể xem xét đó là doanh số mua và bán ngoại tệ của NHTM. Thông thường khi doanh số mua và bán ngoại tệ tăng trưởng so với những năm trước đồng nghĩa với việc hoạt động KDNT đã ngày một phát triển, đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng.
Tuy nhiên không phải lúc nào doanh số mua, bán ngoại tệ cũng thể hiện hiệu quả của hoạt động KDNT bởi đôi khi những yếu tố này phụ thuộc vào tình hình chung của thị trường tiền tệ, đồng thời cũng gián tiếp chịu tác động từ nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tuy vậy nếu hiểu theo một cách đơn giản, khi doanh số mua và bán tăng, nghĩa là doanh thu từ hoạt động này cũng tăng do ngân hàng có thể thu được phí từ khách hàng khi thực hiện hoạt động KDNT. Điều này đồng nghĩa với việc hoạt động KDNT đã đạt hiệu quả nhất định.
1.2.2.2. Lợi nhuận
Tiêu chí thứ hai có thể dùng để đánh giá hiệu quả KDNT đó là lợi nhuận. Lợi nhuận là khoản tiền NHTM thu được từ doanh thu sau khi trừ đi chi phí, tính toán lãi lỗ từ việc KDNT.
Tất cả các doanh nghiệp khi kinh doanh đều coi lợi nhuận là một trong rất nhiều tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình. Trong hoạt động KDNT cũng không ngoại trừ điều này bởi một trong những mục tiêu của các ngân hàng khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đó là thu lại được lợi nhuận. Lợi nhuận mà các ngân hàng thu được từ hoạt động KDNT có thể đến từ việc: chênh lệch tỷ giá, thu phí dịch vụ từ khách hàng...
1.2.2.3. Khả năng hỗ trợ của hoạt động KDNT tới một số hoạt động kinh
doanh khác tại NHTM
trợ và liên quan trực tiếp tác động đến nhau. Trong mối liên hệ của hoạt động KDNT còn có nghiệp vụ thanh toán, tài trợ thương mại và nghiệp vụ tín dụng.
Đối với nghiệp vụ thanh toán và tài trợ thương mại, thông qua sự hỗ trợ từ hoạt động MBNT, các NHTM đáp ứng được nguồn ngoại tệ phù hợp với nhu cầu của khách hàng giúp quá trình thanh toán được thuận lợi, nhanh chóng, giúp NHTM đẩy mạnh về doanh số thu phí dịch vụ.
Đối với nghiệp vụ tín dụng, khi hoạt động huy động vốn ngoại tệ có hiệu quả cao, cung ngoại tệ tại ngân hàng dồi dào sẽ đáp ứng được khả năng cho vay ngoại tệ đối với khách hàng. Đồng thời với những khách hàng có nhu cầu thanh toán các khoản chi phí bằng ngoại tệ thì hầu hết họ phải mua ngoại tệ từ ngân hàng để thực hiện thanh toán. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa các sản phẩm cơ bản của hoạt động KDNT hình thành sản phẩm phái sinh tài chính giúp khách hàng có thể phòng ngừa rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá đồng thời giúp cho ngân hàng tiết kiệm được chi phí đầu vào nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Vì thế, việc phân tích khả năng hỗ trợ của hoạt động KDNT tới hoạt động tín dụng nói chung là cơ sở để đánh giá hiệu quả của hoạt động KDNT.
1.2.2.4. Khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách
Hoạt động KDNT là dịch vụ của NHTM thông qua hình thức MBNT để đảm bảo việc thực hiện giao dịch thanh toán của khách hàng được đáp ứng nhanh chóng và kịp thời. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập thị trường quốc tế, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng đòi hỏi ngân hàng phải đưa ra các sản phẩm phù hợp để đáp ứng đặc biệt giúp khách hàng bảo hiểm rủi ro biến động tỷ giá, lãi suất, hạn chế tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.2.2.5. Khả năng phòng ngừa rủi ro đối với NHTM
Trong tất cả các giao dịch ngoại tệ, ngân hàng có thể vừa là nhà tạo thị trường, nhà môi giới, nhà chấp nhận giá, nhà đầu cơ và nhà bảo hiểm rủi ro ngoại hối.
về bản chất, hoạt động KDNT chứa đựng rủi ro rất cao. Ngoài các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro uy tín, rủi ro chiến lược... thì hoạt động KDNT còn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực, gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động KDNT của các NHTM
Vì vậy, một trong những nội dung của việc đánh giá hiệu quả hoạt động KDNT là đánh giá khả năng kiểm soát, phòng ngừa rủi ro có phù hợp và đảm bảo an toàn cho ngân hàng hay không. Khi sử dụng các nghiệp vụ KDNT một cách linh hoạt kết hợp với dự báo cập nhật thông tin thị trường liên tục sẽ giúp ngân hàng hạn chế một cách thấp nhất rủi ro do sự biến động của tỷ giá mang lại hiệu quả KDNT cao và đảm bảo được trạng thái ngoại tệ.