Phóng sự điện ảnh

Một phần của tài liệu TBC (72) (Trang 37 - 43)

I NHÓM LÀM PHM TRUYỀN HÌNH 1 Yêu cầu chung

1. Phóng sự điện ảnh

a. Điện ảnh và truyền hình có nguồn gốc độc lập với nhau, nhưng thể loại phóng sự truyền hình lại có nguồn gốc từ những thước phim đầu tiên của điện ảnh. Ngoại trừ một vài phim, còn lại hầu hết anh em nhà Luymiere đều làm phim theo kiểu “không sắp xếp các sự kiện mà là ghi vào tỏng phim nhựa những cảnh sinh hoạt có thực trong cuộc sống. Trong những phim ấy, không có yếu tố trình bày, diễn xuất kiểu sân khấu, chưa hề có diễn viên, kịch bản, cảnh trí… là thành phần tất yếu của phim truyện hiện đại. Tiêu biểu cho loại phim này là “Tàu vào ga Laxiota”. Bộ phim được đánh giá là đã gây một ấn tượng vô cùng to lớn đối với công chúng, thì cũng là “chốt máy ghi hình tại một chỗ trên thềm ga và bản thân cuộc sống tự giải quyết lấy những gì mà người xem nhìn thấy toàn cảnh diễn ra khi con tàu đến. Đây chính là phương pháp mà sau này các phóng sự được phát triên truyền hình đều thực hiện như vậy.

Trong giai đoạn phát triển tiếp theo của điện ảnh, giai đoạn điện ảnh trở thành một kỹ nghệ kinh doanh, các bộ phim thời sự theo kiểu “cuộc sống như nó vốn có” là một thành phần không thể thiếu trong các chương trình chiếu phim. Mục đích chính của các thước phim giai đoạn đầu không ngoài mục đích kinh doanh, thoả mãn óc hiếu kỳ của công chúng về những hình ảnh của cuộc sống ở những miền xa xôi.

Bộ phim đầu tiên được xem là mở màn cho điện ảnh chính luận, với sự thử nghiệm “điện nhr là một công cụ tuyên truyền”. “Mùa đông, niềm vui của nhà giầu, nỗi khổ của kẻ khổ” (1913) của nhóm người theo chủ nghĩa

công đoàn ở Paris tập trung quanh tờ báo “Laba-tuyxanh-di-ca-li-xtơ”. Phim đã được thực hiện thông qua một loạt cốt truyện theo kiểu phóng sự.

Thời kỳ đầu tiên của điện ảnh như vậy lại mang dáng dấp của báo hình nhiều hơn là hình ảnh của môn nghệ thuật thứ 7. Sau này vào những năm (1914 - 1918), điện ảnh đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống xã hội và chẳng những là một thứ “nhà hát bình dân” như hồi ấy người ta thường nói, mà còn thay thế cả cho báo chí nữ. Thời sự điện ảnh hàng tuần phản ánh các sự kiện thiết thân đã xuất hiện gần như cùng một lúc với những bộ phim của anh em Luymiere. Những tìm tòi về hình thức được tiếp tục trong thời kỳ chiến tranh, khi người xem, đòi hỏi những tin tức từ khắp thế giới đưa tôi thì phim tài liệu mới trở thành một thể loại có đầy đủ quyền lực của “nghệ thuật thứ 7”. Những chương trình thời sự ngày càng có thể coi là một bước tiến của các chương trình thời sự thời kỳ ấy, khi mà các phim phóng sự tài liệu ược chiếu hàng ngày thay vì hàng tuần.

Tuy vậy, phải đến khi xuất hiện phim có tiếng thì phim thời sự tài liệu mới phát huy được hết tiềm lực của mình. Cũng như hiện nay, chúng ta không thể hình dung nổi truyền hình sẽ như thế nào nếu không có âm thanh, không có lời bình. Cùng thời gian xuất hiện củabộ phim “Ca sỹ nhạc Jazz” (1927) của hai anh em Warner (Mỹ) vốn được xem là cuốn phim đầu tiên có tiếng của điện ảnh, là những cuốn phim thời sự, phim tư liệu của William Fox (Mỹ). Trước đó phim thời sự dù đã phát triển nhưng không ược phổ biến rộng rãi vì lý do đề tài và cách trình bày của nó rất đơn điệu và tẻ nhạt. Âm thanh có thể làm phim thời sự trở nên sống động và lý thú. Thử nghiệm đầu tiên của ông là phim thời sự về chuyến bay một mạch từ New york sang Paris trên máy bay “Tinh thần Saint Louis”, trong đó có ghi âm một cuộc phỏng vấn anh phi công Linđôbec. Đây là “Một sự kiện mà phim thời sự của cả thế giới đều đưa tin. Nhưng chỉ có phim của Phocxo là ghi lại được tiếng nói của người anh hùng trên khoảng không, ghi được tiếng động cơ máy bay

và tiếng reo hò của đám người đón tiếp anh. Bộ phim là bằng chứng của một người được mục kích chứ không phải là một sự mô tả lại... Tiếng động đã làm tăng cảm giác thực, tạo cho người xem như là mình cũng có mặt, như cũng được tham gia vào các sự kiện đưa ra trên màn ảnh”. Rõ ràng có thể xem đây là một phóng sự thực thụ đầu tiên của điện ảnh chính luận mà nếu thời điểm đó có truyền hình thì hiển nhiên đây là một phóng sự truyền hình kiểu mẫu. Những phim thời sự kiểu này trước khi truyền hình bắt đầu đi vào hoạt động những năm 30 đã phát triển rầm rộ. Trong những năm 20 và 30 tại Liên Xô (cũ) nhóm làm phim của Dziga Vertốp với phương châm “Phản ánh cuộc sốn như nó vốn có đã làm hàng loạt phóng sự, ký sự, phimtài liệu, phim nhựa với những phong cách rất thời sự”. Như vậy, chúng ta có thể chắc chắn một điều là “phong sự hình ảnh” đã xuất hiện trước khi truyền hình ra đời vf những năm đầu chập chững của truyền hình đã sử dụng các phim truyện điện ảnh thì không có cớ gì lại không sử dụng thứ điện ảnh chính luận đầy sức thuyết phục này. Cho đến nay phóng sự truyền hình đã trở thành một thể loại không thể thiếu được trong các chương trình truyền hình của bất cứ một đài truyền hình nào. Phóng sự truyền hình được lịch sử ghi nhận “một phóng sự truyền hình trực tiếp đã được hãng BBC thực hiện ở Anh năm 1937 nhân dịp vua Geoge VI đăng quang”.

b. Việc phong sự điện ảnh xuất hiện ở Việt Nam khi truyền hình chưa ra đời như là một tất yếu. Trước năm 1945, cùng với là sóng văn minh Tây âu, các bộ phim nước ngoài được du nhập vào Việt Nam kể cả một số nưcớ lân cận như Hồng Kông... còn bản thân một nền điện ảnh đúng nghĩa của xứ Đông Dương thuộc Pháp không hề tồn tại. Có chăng là một số bộ phim truyện Pháp bỏ vốn, đạo diễn, kịch bản cũng là người Pháp, quay tại Việt Nam và thuê người Việt Nam đóng. Bộ phim đầu tiên thuộc loại này là “Kim Vân Kiều”, (1924). Phim tài liệu với đề tài chính là phong cảnh. 1958 mới có phim truyện đầu tiên “Chung một dòng sông” còn khởi đầu cũng lặp lại

điện ảnh thế giới, nghĩa là những thước phim thời sự, tài liệu, mặc dù nghệ thuật, điện ảnh thế giới đã có những bước đi káh dài và truyền hình như một phương tiện thông tin đại chúng thực thụ. Những thước phim thời sự, tài liệu “Hồ Chủ tịch từ Pháp trẻ về” (1946), “Trận đánh Ô Cầu Dền” (1946)... được xem là “những phim tài liệu mang tính thời sự, có giá trị như tư liệu rất cao”.

Trong những bước đi chập chững đầu tiên của nền điện ảnh Cách mạng, những nhà làm phim của chúng ta đã phải vật lộn với những khó khăn: khan hiếm máy móc, vật tư, trình độ hạn chế... Phải đến thời điểm 1956 phim thời sự bắt đầu được sản xuất đều kỳ, mà thời gian đầu trước đó khi chưa sản xuất phim thời sự, một số phim tư liệu đã phục vụ kịp thời nhiệm vụ đấu tranh chính trị của giai đoạn mới (như “Chống cưỡng ép di cư”, “Nam Bộ một nhà”). Điện ảnh Cách mạng Việt Nam với cá thước phim thời sự đã thực sự thay thế vai trò một tờ “báo hình”, các phóng sự được thực hiện ngày càng nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phản ánh mọi mặt đời sống xã hội. Tiêu biểu là phim “Dưới mái trường mới” (1960) là một thiên phóng sự với những hình ảnh trau chuốt về những đổi mới trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, Điện ảnh Cách mạng thời kỳ này còn phát triển loại phóng sự hành trình đi theo các phái đoàn chính thức của Đảng và Chính phủ đi thăm các nước và các phái đoàn thăm ta. Khi Đế quốc Mỹ tiến hành mở rộng cuộc chiến tranh ra miền Bắc 1964, phim tài liệu - thời sự đã kịp thời bám sát cuộc kháng chiến thần kỳ của chúng ta, bất chấp nguy hiểm đưa về cho công chúng những thước phim thời sự nóng hổi phản ánh toàn cục những chiếnthắng của quân và dân ta. Cũng trong giai đoạn này, chúng ta có thể thấy diện mạo rõ nét của phóng sự bằng hình ảnh động mà nhờ những kinh nghiệm tích luỹ từ những năm trước đây nên tuy nhiệm vụ ghi chép kịp thời được đưa lên hàng đầu, phim thời sự thời gian này còn tiến một bước dài trong việc ghi chép phong phú những khía

cạnh muôn mầu muôn vẻ, luôn đổi mới trong thực tế sinh hoạt, chiến đấu và sản xuất. qua những sô thời sự ra đều trong thời gian này có thể thấy được hình ảnh người và việc trong mọi thời gian. Trên mọi vị trí của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong những năm sau đó phim thời sự được sản xuất đều đặn, thời sự Việt Nam (hai số một tháng) thời sự miền núi (bốn số một tháng), thời sự thiếu nhi (bốn số một năm).

Mặc dù về diện mạo và nội dung phản ánh có thể xem đây là những phóng sự truyền hình, nhưng chúng ta cũng phải hiểu sự khác biệt về phương diện truyền tải, về khả năng tiếp cận công chúng của truyền hình.

Ngoại trừ phim tài liệu, sau thời gian phát thử nghiệm hai năm (bắt đầu từ ngày 7/9/1970) vô tuyến truyền hình đã dần dần đảm nhiệm việc làm phim thời sự của điện ảnh và một trong những đứa con phóng sự đầu lòng “Hà Nội năm ngày đọ sức” (1972) đã khẳng định sự ra đời của một thể loại phóng sự truyền hình, khi nó được sử dụng cùng với một số phim thời sự khác làm tư liệu cho bộ phim “Điện biên Phủ trên không” - một trong những thành công của phim tài liệu Việt Nam. Những phóng sự truyền hình tiếp theo là “Tiếng trống trường” (1973), “Việt Nam và chiếc xe đạp” (1975). Do được kế thừa kinh nghiệm, thành quả của phim phóng sự điện ảnh tiền truyền hình nên mặc dù mới ra đời nhưng truyền hình Việt Nam vẫn theo kịp phản ánh những ghi chép, những thắng lợi thần kỳ của dân tộc ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Phim “trên đường qua Huế giải phóng”, “Đà Nẵng giải phóng”, “Quảng Ngãi giải phóng”, “Nha Trang tháng 4/1975”...

Do tình hình mạng lưới vô tuyến truyền hình đã phát triển khá mạnh và chuyển sang phát chính thức từ ngày 20/7/1977 với chương trình thời sự chiếm khoảng 220 phút trên một tuần với tính chất thông tin kịp thời, ngắn gọn đã được các đài truyền hình đảm nhiệm với các phương tiện ghi phát nhanh chóng, đặc biệt là từ khi trạm thu phát mặt đất “Hoa Sen” do Liên Xô giúp ta xây dựng bước vào hd, nên nhiệm vụ thông tin nhanh gọn càng ngày

càng chuyển sang các chương trình thời sự truyền hình. Cho đến những năm 80 phim thời sự, tin nhanh giảm bớt hoạt động…

c. Gần một thế kỷ hình thành và phát triển, thể loại phóng sự đã thể hiện chỗ đứng không thể thiếu được của mình trong hd truyền thông đại chúng, đặc biệt trong bối cảnh “bùng nổ thông tin” với thế giới hiện đại đang đứng ở trung tâm cuộc chiến tranh thông tin quyết liệt, ai nắm được thông tin người đó đóng vai trò quyết định. Dù mọi thể loại báo chí đều mang tính thuyết phục, hấp dẫn cao của thể loại phóng sự. Phóng sự đã và đang được công chúng ưa chuộng khi thưởng thức các chương trình phát thanh, truyền hình cũng như xem báo. Phóng sự không chỉ dừng lại ở việc thoả mãn nhu cầu của công chúng được thông tin một cách đầy đủ một cách khách quan bằng một phương pháp đặc thù - phương pháp phóng sự mà còn là đầu mốc khẳng định tay nghề của phóng viên. Phóng sự ngày nay đã trở thành một thứ “vũ khí” không thể không sử dụng đến trong cuộc cạnh tranh về thông tin giữa các tờ báo, đài phát thanh và truyền hình.

Bất kỳ một sự kiện, vấn đề nóng hổi nào xảy ra trên thế giới, tại bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào đều được các phương tiện thông tin đại chúng phán ánh nhanh nhạy, kịp thời thông qua các phóng sự hấp dẫn. Đặc biệt truyền hình với ưu thế kỹ thuật thông tin có thể truyền trực tiếp ngay tại chỗ sự kiện, vấn để đang xảy ra.

Các phóng sự truyền hình vừa thể hiện nội dung phản ánh phong phú về cả đề tài lẫn nội dung phản ánh, đề cập đến mọi khía cạnh lĩnh vực cuộc sống trong sự phát triển văn hoá, kinh tế của đất nước. Các phóng sự truyền hình luôn luôn theo sát các sự kiện tình huống nổi bật trong dòng thời sự trào lưu phản ánh đời sống chính trị - xã hội, văn háo của đất nước.

Nổi bật trong phóng sự truyền hình những năm đổi mới đất nước của thời kỳ dân chủ háo là tính chiến đấu mạnh mẽ, không chỉ là sự cổ vũ nhân tố mới, nhiều khi sa vào sự phản ánh một chiều, mang tính chất tô hồng mà

còn là một sự khám phá, đấu tranh với những vấn đề tiêu cức nảy sinh trong nền kinh tế thị trường thời kỳ mở cửa. Đó là nạn tham nhũng, quan liêu hành chính, những hoạt động kinh doanh phi pháp, làm giầu bất chính, tình trạng vi phạm kỷ cương phép nước… phóng sự truyền hình phát huy rất có hiệu quả ưu thế của truyền hình so với các loại hình báo chí khác như là một phương tiện tác động vào dư luận xã hội hữu hiệu nhất. Sự tác động đó góp phần làm trong sạch đội ngũ của Đảng, giữ vững uy tín của Đảng, đồng thời nằhm xây dựng một nhà nước pháp quyền, công bằng, văn minh. Nhiều phóng sự truyền hình đề cập, phát hiện, cảnh tỉnh dư luận xã hội về những vấn đề nhức nhối, những mâu thuẫn nảy sinh cũng như những nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng nảy sinh cũng như những nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến xã hội, cản trở đến sự phát triển đi lên của mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của dân tộc, đất nước, những vấn đề sát với quyền lợi của đông đảo nhân dân lao động.

Một phần của tài liệu TBC (72) (Trang 37 - 43)