Sự kết hợp giữa hình ảnh và âm thanh trong tư duy sáng tạo

Một phần của tài liệu TBC (72) (Trang 29 - 32)

Trong tập thể những người sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình thì vai trò vị trí của phóng viên biên tập và phóng viên quay phim là quan trọng nhất. Mặc dù nếu không có những người khác (kỹ thuật viên, ánh sáng…) thì không có tác phẩm báo chí truyền hình, nhưng chỉ có thêm người biên tập và quay phim mới có quyền đứng tên tác giả. Vì sao như vậy? Vì họ là những người sáng tạo chủ yếu cho tác phẩm. Những người khác chỉ làm công việc có thể ví như các bác sĩ, hộ lý trong một ca đỡ đẻ mà thôi. Các bà đỡ không thể thiếu cho sự sinh nở, nhưng không vì thế mà họ có quyền nhận là cha là mẹ của đứa trẻ mới ra đời. Chúng ta đã biết một tác phẩm. Có được những cơ sở ban đầu này phải trải qua một quá trình sáng tạo của phóng viên biên tập. Hoàn tất khâu này, chúng ta vẫn chưa có tác phẩm báo chí truyền hình. Còn cần phảI tiến hành quay, dựng, viết lời bình… những công việc đòi hỏi sáng tạo này chủ yếu do phóng viên biên tập và phóng viên quay phim tiến hành. Kết quả sáng tạo của họ thể hiện trên hình ảnh và âm thanh của tác phẩm. Người quay phim là người tạo ra những hình ảnh. Còn phóng viên biên tập chịu trách nhiệm phần âm thanh (gồm lời bình, nhạc, tiếng động). Hình ảnh và âm thanh trong tác phẩm báo chí truyền hình quan hệ với nhau một cách hữu cơ, gắn bó. Chúng tạo tiền đề cho nhau, bổ sung và nâng đỡ nhau, hoà quyện với nhau trong một tổng thể hoàn chỉnh. Để có được một tác phẩm báo chí truyền hình như mong muốn cần có và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng quan trọng nhất trong tập thể

những người làm nên tác phẩm báo chí truyền hình là phóng viên biên tập, phóng viên quay phim. Do vai trò quan trọng như vậy, mối liên hệ giữa họ trong một quá trình sáng tạo luôn cần thiết và có tính quyết định đến chất lượng của tác phẩm. Nói cách khác thì chất lượng của tác phẩm báo chí truyền hình phụ thuộc chủ yếu và người biên tập và quay phim. Mối liên hệ giữa họ tốt đẹp sẽ hứa hẹn sự thành công của tác phẩm. Còn nếu ngược lạI thì sự ra đời của tác phẩm sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thậm chí có thể tác phẩm sẽ không bao giờ ra đời.

Đã có tổ sáng tác, phóng viên biên tập bàn bạc cùng với quay phim và các thành viên khác về kịch bản, kế hoạch thực hiên… thống nhất được ý đồ sáng tác sẽ định ra thời gian, địa điểm quay. Khi cần thiết thì biên tập và quay phim phải đi tìm và chọn cảnh trước. Đến hiện trường người biên tập phải tiến hành liên hệ với cơ sở bàn bạc với họ về những công việc phải làm, những nơi phải quay, yêu cầu giúp đỡ để công việc quay phim được tốt nhất, nhanh nhất trong đIều kiện cho phép. Việc tiếp xúc, trao đổi lấy tài liệu… được tiến hành trước khi quay phim thì những hình ảnh cần thiết sẽ không bị thiếu và cùng quá thừa những hình ảnh không cần.

Trước khi người quay phim bấm máy, người biên tập phải làm công tác tổ chức cảnh quay. Lúc này người biên tập thể hiện vai trò của đạo diễn. Phải làm tất cả những gì thấy là cần thiết để người quay phim có thể ghi lại được những hình ảnh chân thực, nghệ thuật và sinh động nhất, để hấp dẫn, tính thuyết phục của tác phẩm cao hơn nhiều khi phóng viên biên tập phải xuất hiện trong hoàn cảnh quay. Người biên tập có mặt trong cảnh quay với tư cách phóng viên đang phỏng vấn một người trong cuộc, hay là nhân chứng một sự kiện nào đó. Hiện nay ở nước ta, phóng viên biên tập còn thường phảI kiêm thêm việc “nghệ sĩ” ánh sáng và âm thanh.

Công việc hậu kỳ được tiến hành sau khi hoàn tất việc quay phim ở hiện trường. Giai đoạn này, phóng viên biên tập phải làm một loạt công việc như: viết lời bình trong phim, cùng với kỹ thuật phim dựng phim, chọn nhạc, đặt bảng chữ

cho hoạ sĩ thể hiện, chọn phát thanh viên có giọng đọc phù hợp với tác phẩm. Nếu ban biên tập có yêu cầu thì sửa chữa.Sau khi tác phẩm được ban biên tập thông qua thì phóng viên biên tập nêu ý kiến về thời đIểm phát sóng với tác phẩm. Và đến lúc này công việc của người phóng viên biên tập trong quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí truyền hình kết thúc.

Để làm tốt phần hậu kỳ, phóng viên biên tập cần phải nắm vững những nguyên tắc dựng phim, biết chọn nhạc cho phù hợp với từng đoạn và toàn bộ tác phẩm. Ngoài ra, người biên tập còm phải am hiểu tính năng tác dụng của máy móc được sử dụng để dựng hình và tiếng. Như vậy chưa đủ, họ còn phải biết rõ khả năng của kỹ thuật viên dựng hình và tiếng. Có nắm chắc nắm vững những yếu tố đó, người biên tập mới khai thác hết những khả năng của máy móc và con người mà mình phải hợp tác trong quá trình làm hậu kỳ. Chất lượng của tác phẩm vì thế sẽ được đảm bảo hơn.

Qua công việc của phóng viên biên tập ta thấy rằng họ là những người phảI có tư duy tổng hợp. Công việc đòi hỏi người biên tập không chỉ giỏi về sử dụng ngôn ngữ mà còn nắm chắc ngôn ngữ đIện ảnh, ngôn ngữ âm nhạc, tính năng tác dụng của các phương tiện kỹ thuật truyền hình. PhảI có đầu óc tổ chức, am hiểu tâm lý… phóng viên biên tập là người chịu trách nhiệm chính trong quá trình sáng tạo tác phẩm truyền hình. John Hohenber – một tác giả người Mỹ đã viết:

“Người nào viết cho truyền hình cũng phải biết kết hợp sự khéo léo và trí sáng suốt của nhà soạn kịch, của người viết truyện cho điện ảnh và của ký giả có thực nghiệm. Nói rằng biên tập viên phải chú ý đến cả thính giác và thị giác, điều đó vẫn chưa đủ. Theo một nghĩa thực sự, họ phải sắp đặt một cách thống nhất ngôn từ và tâm trạng, một mớ hỗn loạn những cảnh trí và âm thanh rồi cho chúng một ý nghĩa” (Ký giả chuyên nghiệp – Hiện đại thư xã, Sài Gòn 1974).

Những công việc chính của phóng viên quay phim:

Phóng viên quay phim là đồng tác giả với phóng viên biên tập trong một tác phẩm báo chí truyền hình. Điều đó nói lên rằng, trong tập thể những người làm ra

tác phẩm báo chí truyền hình, người quay phim là một trong những người mà công việc của họ luôn mang tính sáng tạo.

Công việc của phóng viên quay phim trong quá trình sáng tạo tác phẩm cũng là một quá trình. Quá trình này bao gồm nhiều công việc cụ thể khác nhau, nhưng chủ yếu nhất là ghi lại những hình ảnh mà tác phẩm đòi hỏi một cách chân thực, sinh động và có nghệ thuật. Để có thể làm được đIều đó, phóng viên quay phim phải tiến hành công việc ra sao? Trước hết người quay phim phải nắm vững tư tưởng chủ đề của tác phẩm được xác định trong kịch bản. Trên thực tế đôi khi phóng vien quay phim còn tham gia làm kịch bản với phóng viên biên tập. Nắm chắc tư tưởng chủ đề, hướng xử lý cho tác phẩm. Đây là khâu cần thiết không thể bỏ qua đối với người quay phim. Thiếu chu đáo hay cẩu thả ở khâu này sẽ gặp nhiều khó khăn khi tiến hành công việc. Mỗi tác phẩm báo chí truyền hình cụ thể có những yêu cầu khác nhau về phương tiện. Tất cả những công việc đó cần có sự can nhắc kỹ lưỡng, chu đáo.

Công việc chính của người quay phim là tạo hình cho tác tư duy hình ảnh ở mức độ cao là đIều không thể thiếu đối với phóng viên quay phim. Phóng viên quay phim truyền hình cũng phải có đầu óc tổ chức, phải biết thực hiện vai trò như người đạo diễn khi cần thiết. Làm chủ các phương tiện kỹ thuật, nhạy cảm về chính trị, năng động, linh hoạt, độc lập sáng tạo… là những phẩm chất cần có ở người phóng viên quay phim.

Một phần của tài liệu TBC (72) (Trang 29 - 32)