CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH (Trang 59 - 78)

MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH

HÀ THÀNH

2.2.1. Các văn bản pháp lý liên quan đến bảo đảm tiền vay

Bảo đảm tiền vay (BĐTV) là vấn đề phức tạp không chỉ đóng khung trong luật các tổ chức tín dụng, luật NHNN mà còn liên quan đến rất nhiều luật khác: Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp. Bên cạnh đó, BĐTV còn liên quan đến nhiều cơ quan ban ngành: Bộ tư pháp, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ công an, Bộ Tài chính.. ..Việc thực hiện biện pháp BĐTV là nhằm hạn chế rủi ro cho các TCTD. Vì vậy, để có thể phát huy được đúng hiệu quả của biện pháp BĐTV, trước hết hành lang pháp lý điều chỉnh BĐTV phải rõ ràng, thống nhất, tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc giúp các TCTD triển khai được dễ

dàng, bảo vệ lợi ích chính đáng cho TCTD. Nhận thức được tính phức tạp của vấn đề BĐTV, các cơ quan ban ngành liên quan đã không ngừng tích cực nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan đến BĐTV. Cho đến nay, hệ thống văn bản điều chỉnh BĐTV của các TCTD bao gồm:

1. Bộ luật dân sự 2015: Điều 292 đến điều 471 bộ luật dân sự quy định chi tiết các hình thức bảo đảm nghĩa vụ thực hiện bao gồm các biện pháp bảo

đảm, hiệu lực của từng biện pháp bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của bên bảo

đảm và bên nhận bảo đảm. Ngoài ra, luật này còn quy định các nội dung liên

quan đến việc cho tặng, cho thuê, chuyển nhượng và thừa kế tài sản cho người

khác, đây là những vấn đề hết sức quan trọng và thiết thực trong quá trình

nhận tài sản làm tài sản bảo đảm nợ vay tại ngân hàng, nhất là tài sản

thuộc sở

hữu của bên thứ ba.

2. Luật đất đai 2013: quy định cụ thể căn cứ để xác định các loại đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người/tổ chức được giao quyền sử

dụng, khai thác đất đối với nhà nước và đối với cộng đồng.

3. Luật nhà ở năm 2014: quy định và điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng nhà ở, cho thuê nhà, thừa kế nhà ở, thế chấp nhà ở, các

điều kiện thế chấp dự án đầu tư nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong

tương lai tại các dự án bất động sản.

Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ

Tổng dư nợ7. Thông tư 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 hướng dẫn chế độ quản lý,13.592 100% 13.540 100% 13.040 100%

tính

hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài

sản cố

định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn

nhà nước tại doanh nghiệp: quy định chế độ quản lý, tính hao mòn,

khấu hao

tài sản cố định tại cơ quan nhà nuớc, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức

có sử dụng ngân sách nhà nuớc và tài sản cố định do nhà nuớc giao cho doanh

nghiệp quản lý. Thông tu này thuờng được ngân hàng sử dụng để tính hao

mòn đối với tài sản bảo đảm là tài sản cố định như máy móc thiết bị, phương

tiện vận tải, nhà ở,...

Ngoài ra, BIDV còn có một số văn bản liên quan đến nghiệp vụ BĐTV đó là: 1. Quy định số 8955/QĐ- QLTD ngày 31/12/2014 của Tổng Giám Đốc

Ngân

hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam về Giao dịch bảo đảm và

các văn

bản sửa đổi, bổ sung.

2. Quy định số 8956/QĐ- QLTD ngày 31/12/2014 của Tổng Giám Đốc Ngân

hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam về Trình tự, thủ tục, thẩm quyền

thực hiện giao dịch bảo đảm và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

3. Công văn số 197/BIDV.HTH-QLRR ngày 30/01/2015 về việc hướng rủi ro. Nếu khách hàng đã đủ điều kiện cho vay không có bảo đảm bằng tài sản thì việc có áp dụng hay không áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản do chi nhánh chủ động thoả thuận với khách hàng. Duới đây là tình hình về cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại chi nhánh trong thời gian qua:

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay có bảo đảm tại BIDV Hà Thành giai đoạn 2016 - 2018

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ cho vay có

TSBĐ 9.742 100 % 9.302 100% 9.039 100% Cầm cố tài sản 3.804 39% 3.433 36,9% 2.945 32,6% Thế chấp tài sản 5.821 59,8% 5.762 61,9% 5.973 66,1% Thế chấp bằng TS của bên thứ 3 1.440 14,8% 1.250 13,4% 1.099 12,2% Thế chấp bằng TS của khách hàng (không gồm phần tài sản hình thành trong tương lai)

1.927 19,8% 2.022 21,7% 2.237 24,7% Thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai 2.454 25,2% 2.490 26,8% 2.637 29,2% Quyền đòi nợ, các khoản phải thu

117 1,2% 107 1,2% 121 1,3%

/-KT ^ r F j λ 1 F . i 7∙ 1 r 1 \

(Nguồn: Báo cáo tông kêt của chi nhánh năm 2016- 2018)

Phần lớn dư nợ vay tại chi nhánh Hà Thành là dư nợ có tài sản bảo đảm. Tỷ lệ dư nợ không có tài sản bảo đảm của chi nhánh dao động ở mức 28-31% cơ cấu tổng dư nợ.

Để có cơ sở quyết định tỷ lệ tài sản bảo đảm áp dụng với từng đối tượng khách hàng, BIDV xây dựng bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng căn cứ trên tình hình tài chính, phi tài chính, mức độ uy tín của khách hàng,

theo đó chia khách hàng thành 10 nhóm đối tượng theo các mức độ: ưu tiên cấp tín dụng, cấp tín dụng bình thường, cấp tín dụng có chọn lọc, kiểm soát cấp tín dụng và không cấp tín dụng. Đối với từng nhóm đối tượng, BIDV quy định cụ thể tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu, tỷ lệ tài sản bảo đảm tối thiểu mà khách hàng cần tham gia nếu được BIDV chấp thuận cấp tín dụng. Nếu khách hàng được xếp hạng tín dụng cao (từ AA- đến AAA), hệ số nợ <2,5, cung cấp được BCTC được kiểm toán và không phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu tại các TCTD khác thì được BIDV xem xét cấp tín dụng không có tài sản bảo đảm.

Việc cho vay không có bảo đảm này áp dụng chủ yếu đối với những doanh nghiệp có mức xếp hạng tín nhiệm uy tín. Đây là những khách hàng truyền thống, có quan hệ vay trả nợ đầy đủ, đúng hạn, mức tín nhiệm cao, có

mối quan hệ chặt chẽ với chi nhánh, có năng lực tài chính lành mạnh, đem lại tổng hòa lợi ích cao và là đối tượng khách hàng chi nhánh áp dụng chính sách mở rộng quan hệ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng đồng thời tăng sức cạnh tranh cho chi nhánh. Thật vậy, với những khách hàng có uy tín, có dự án, phương án kinh doanh hiệu quả muốn vay vốn, trong khi tài sản họ đã đem bảo đảm hết cho những khoản vay trước đó, mà ngân hàng vẫn yêu cầu phải có tài sản bảo đảm mới xét duyệt thì khi đó tự ngân hàng đã làm mất đi một khách hàng tốt, hình ảnh của ngân hàng trên thị trường cũng bị ảnh hưởng.

Bảng 2.7: Phân loại dư nợ theo từng hình thức bảo đảm

Dư nợ vay bảo đảm bằng tài sản thế chấp, trong đó: 5.821 100% 5.762 100% 5.973 100% Động sản 2.419 41,6% 2.107 36,6 % 2.633 %44,1

Phương tiện vận tải 536 9,2% 555 9,6% 549 9,2%

Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất

1.421 24,4% 1.053 18,3 % 3 1.63 %27,3 Hàng tồn kho 462 7,9% 499 8,7% 451 7,6% Bất động sản 3.402 58,4% 3.655 63,4 % 3.340 %55,9 /-KT ^ r F j λ 1 F . i 7∙ 1 r 1 ^ι/V 7 S

(Nguồn: Báo cáo tông kêt của chi nhánh năm 2016 - 2018)

Hiện nay, chi nhánh Hà Thành đang áp dụng các hình thức bảo đảm bằng tài sản chủ yếu dưới hình thức thế chấp, cầm cố bằng tài sản của khách hàng, của bên thứ ba, chuyển nhượng các khoản phải thu.

50

Thế chấp tài sản

Bảng 2.8: Chi tiết dư nợ vay đảm bảo bằng tài sản thế chấp

trong tổng dư nợ có TSBĐ của chi nhánh, năm 2017 là 61,9% và năm 2018 là 66,1%. Hình thức BĐTV này được ưa chuộng nhất do: thế chấp là biện pháp BĐTV truyền thống mà ngân hàng thường lựa chọn khi tiến hành cho vay, với hình thức này Ngân hàng chỉ cần giữ bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà không cần phải mất chi phí cho việc cất giữ hay bảo quản TSBĐ. Khách hàng thì vẫn có thể sử dụng tài sản phục vụ sản xuất, kinh doanh trong khi vẫn được vay vốn ngân hàng. Những tài sản thế chấp chi nhánh thường nhận gồm: nhà đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất,... Đặc biệt, trong hình thức bảo đảm tiền vay này có thể thấy sự tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian qua của việc thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai (từ 19,8% năm 2016 lên 24,7% dư nợ cho vay có bảo đảm năm 2018). Cả ngân hàng và khách hàng ngày càng ưa thích hình thức BĐTV này là do những quy định về cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay không những đã

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có đủ điều kiện để đuợc vay vốn và vay đuợc số vốn gấp nhiều lần so với số vốn tự có, đáp ứng đuợc nhu cầu sản xuất, kinh doanh, mà Ngân hàng cũng nhờ đó mở rộng quy mô tăng truởng tín dụng. Theo quy định hiện hành chỉ cần khách hàng có đủ 30% số vốn tự có trong tổng giá trị dự án đầu tu là sẽ được xem xét, nhận tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm để cho vay. Vì vậy mà, đại bộ phận khách hàng, đặc biệt là số khách hàng có tài sản, vốn không nhiều, nhưng nhờ được Ngân hàng cho áp dụng biện pháp BĐTV này, nên đã vay được vốn, nhờ đó đón lấy được cơ hội đầu tư sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả, trả nợ đúng hạn.

Cầm cố tài sản

Tỷ lệ cho vay bảo đảm bằng cầm cố tài sản của chi nhánh chiếm tỷ lệ cao chỉ sau hình thức thế chấp. Năm 2016, cho vay bảo đảm bằng cầm cố là 3.804 tỷ đồng, đến năm 2017 giảm còn 3.433 tỷ đồng, năm 2018 là 2.945 tỷ đồng, tương ứng giảm 15% so với năm 2017. Trong cả 3 năm thì tỷ lệ cho vay bảo đảm bằng cầm cố chiếm trung bình khoảng 32% - 39% tổng dư nợ cho vay có TSBĐ. Hình thức BĐTV này có ưu điểm là tài sản cầm cố gọn nhẹ, ngân hàng quản lý được tại kho của mình hoặc kho thuê của bên thứ ba và không chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tự nhiên, các tài sản cầm cố như sổ tiết kiệm, trái phiếu chính phủ, .. .an toàn hơn rất nhiều cho ngân hàng. Tuy nhiên, hình thức BĐTV này tồn tại nhược điểm là ngân hàng phải bỏ chi phí ra để bảo quản.

Chuyển nhượng các khoản phải thu

Đây là hình thức BĐTV chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ có bảo đảm bằng tài sản. Tỷ trọng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng hình thức BĐTV này chiếm khoảng 1,2% tổng dư nợ, cụ thể năm 2016, dư nợ bảo đảm bằng các khoản phải thu là 117 tỷ đồng, năm 2017 và 2018 chỉ tiêu này lần lượt đạt 107 tỷ đồng và 121 tỷ đồng. Với hình thức BĐTV này thì khoản vay sẽ được giám sát bởi 3 bên: ngân hàng, bên vay vốn và bên khách hàng thứ ba. Trong trường hợp bên vay vốn không trả được nợ, ngân hàng được quyền yêu cầu phía khách hàng (bên thứ ba) trả nợ thay.

2.2.2.2. Cơ cấu TSBĐ theo loại hình tài sản:

Bảng 2.9: Phân loại TSBĐ tại BIDV Hà Thành

Động sản 2,462 17% 3,368 22% 4,419 27%

GTCG 3,804 26% 3,433 22% 2,945 18%

các động sản, GTCG cùng các tài sản khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ có TSBĐ. Trong đó, TSBĐ là bất động sản tăng lên từ năm 2016 đến năm 2017 (48% lên 49%) và giảm đi vào năm 2018 còn 46%.

Nhìn chung, tài sản bảo đảm là bất động sản luôn là loại tài sản được yêu thích nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại TSĐB. Đối với quyền sử dụng đất mà có tài sản gắn liền với đất, BIDV nhận thế chấp cả quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất để đảm bảo quyền khi xử lý tài sản bảo đảm, tránh tranh chấp phát sinh. Nếu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thể hiện hay miêu tả về nhà ở khớp đúng với thực tế kiểm tra tài sản bảo đảm thì ngân hàng sẽ tính giá trị nhà ở vào giá trị tài sản bảo đảm, trường hợp tài sản thực tế trên đất khác với mô tả trên sổ, ngân hàng vẫn thực hiện nhận tài sản theo nguyên tắc nhận thế chấp cả nhà và quyền sử dụng đất nhưng thống

nhất với khách hàng chỉ coi giá trị nhà là lợi thế của tài sản, định giá 1 đồng trong biên bản định giá và hợp đồng thế chấp.

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu danh mục tài sản bảo đảm năm 2018 tại BIDV Hà Thành

Đơn vị: Tỷ đồng

TSBĐ là động sản: chiếm trung bình khoảng 46% tổng giá trị tài sản bảo đảm tại chi nhánh. Tuy vậy, tỷ lệ tài sản thế chấp là động sản khá cao có thể gây khó khăn cho ngân hàng vì các động sản như phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất... khó quản lý, khấu hao nhanh, một số tài sản là máy móc thiết bị có tính chất đặc thù phải thuê định giá độc lập sẽ làm tăng chi phí tín dụng khi phải thuê chuyên gia định giá.

TSBĐ là GTCG: GTCG mà ngân hàng chấp nhận gồm: sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu kho bạc nhà nước, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu. Tỷ lệ TSBĐ là GTCG có sự giảm sút từ 22% năm 2017 xuống 18% năm 2018, là do thời điểm cuối năm 2018, tập đoàn Vingroup mua lại 250 triệu trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành, đồng thời một phần TSBĐ là sổ tiết kiệm được khách hàng tất toán để trả nợ các khoản vay cầm cố, dẫn đến tỷ lệ TSBĐ là GTCG thời điểm cuối năm 2017 giảm đi. Thực tế, đến năm 2017, GTCG mà chi nhánh nhận chủ yếu là sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi. Có thể thấy ngân hàng rất thận trọng trong chính sách tín dụng để đảm bảo an toàn, vững chắc trong khoản cho vay của mình.

Bên cạnh các loại tài sản như trên, ngân hàng có thể nhận các loại tài sản khác như hàng tồn kho, nhà ở hình thành trong tương lai, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán/hợp đồng cho thuê,... tuy nhiên các tài sản này tiềm ẩn một số rủi ro cho ngân hàng như sau:

Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai:

Khi được bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai, nhiều khách hàng khi gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, chưa nỗ lực tìm biện pháp để tháo gỡ, mà thường trông chờ, ỷ lại vào Ngân hàng. Bởi theo họ, với mức vốn tự có là từ 25-30% chiếm trong tổng giá trị dự án là một tỷ lệ nhỏ so với tỷ lệ vốn ngân hàng đã tham gia nên nếu như dự án không hiệu quả thì trước hết, bên bị thiệt hại nhiều hơn là ngân hàng chứ không phải họ, đặc biệt đối với các dự án có giá trị lớn, thời gian thực hiện dài, việc theo dõi, quản lý tài sản thường phức tạp nên mức độ rủi ro lại càng gia tăng. Giả sử dự án kém hiệu quả gây đọng vốn vài chục tỷ đồng nhưng việc xử lý tài sản hình thành vốn vay để thu hồi nợ thì sẽ cực kỳ phức tạp.

Các công chứng viên, ngân hàng và cơ quan đăng ký cho hay đáng lo

Một phần của tài liệu HÒAN THIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH (Trang 59 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w