2.3.2.1 Hạn chế
Trong thời gian vừa qua việc thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Ngân hàng đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, tồn tại sau:
Thứ nhất, đối với công tác định giá lại TSBĐ, cán bộ tín dụng còn chưa kịp thời định giá lại tài sản hoặc mất khá nhiều thời gian trong công tác định giá tài sản, có khi phải tiếp xúc với tài sản nhiều lần do rất khó tìm được các thông tin về các giao dịch đã thành công cũng như các thông tin quan trọng khác để định giá chính xác TSBĐ. Điều này vừa gây tốn kém chi phí và thời gian cho ngân hàng, hơn nữa còn gây khó chịu cho khách hàng, làm chậm quá trình phê duyệt tín dụng, cấp hạn mức cho khoản vay. Vấn đề tài sản đảm bảo trong quá trình vay vốn hiện được các doanh nghiệp than phiền khá nhiều, đây là vấn đề “đau đầu” nhất. Doanh nghiệp thì muốn thủ tục thông thoáng, nhanh gọn, còn ngân hàng thì phải kiểm tra và thẩm định kỹ tài sản đảm bảo.
Mặt khác, trong quá trình quản lý TSBĐ, để đảm bảo tính an toàn thì cán bộ tín dụng phải thường xuyên xuống cơ sở hay tiếp xúc tài sản định kỳ đánh giá và quản lý (ít nhất 6 tháng/lần) nhưng cán bộ tín dụng thường bỏ qua
khâu này hoặc chỉ kiểm tra mang tính chiếu lệ. Vì vậy mà, ngay cả khi ngân hàng nắm giữ bản gốc giấy chứng nhận sở hữu hay quyền sử dụng nhung cũng không tránh khỏi việc tài sản đuợc bán hay chuyển nhuợng bất hợp pháp, gây thiệt hại cho ngân hàng khi xử lý TSBĐ.
Thứ hai, các loại tài sản đuợc dùng làm TSBĐ cho khoản vay tại BIDV Hà Thành chua đa dạng về chủng loại, chua phong phú về hình thức mà chủ yếu tập trung vào một số loại tài sản nhất định nhu: nhà đất, căn hộ, trụ sở, kho xuởng, phuơng tiện vận tải, giấy tờ có giá do chính BIDV phát hành, một số ít dây chuyền thiết bị mới, giấy tờ có giá do Chính phủ phát hành mà không có tài sản khác. Nhu vậy, còn rất nhiều loại tài sản khác có thể dùng làm vật bảo đảm cho khoản vay nhung chua đuợc BIDV Hà Thành khai thác. Công tác nghiên cứu phát triển các loại BĐTV mới cũng chua đuợc quan tâm đúng mức.
Mặt khác, tỷ lệ động sản làm TSBĐ tiền vay khá cao (>40%) gây khó khăn trong việc kiểm soát đối với hình thức thế chấp động sản khi mà bên thế chấp vẫn đuợc sử dụng động sản đó, độ an toàn đảm bảo cho khoản vay bị giảm sút.
Thứ ba, hình thức BĐTV bằng tài sản hình thành từ vốn vay đang có xu huớng tăng nhanh nếu không có kiểm soát sẽ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng do biện pháp BĐTV bằng tài sản hình từ vốn vay cũng đã và đang bộc lộ một số nhuợc điểm. Nhiều khách hàng khi gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, chua nỗ lực tìm biện pháp để tháo gỡ, mà thuờng trông chờ, ỷ lại vào ngân hàng. Bởi theo họ, với mức vốn tự có chiếm từ 25%-30% trong tổng giá trị dự án là một tỷ lệ khá nhỏ so với tỷ lệ vốn ngân hàng đã tham gia nên nếu nhu dự án không hiệu quả thì truớc hết, bên bị thiệt hại nhiều hơn là ngân hàng chứ không phải họ. Khi đó ngân hàng lâm vào tình cảnh này đành “đâm lao phải theo lao”, phổ biến là gia hạn nợ, cho vay thêm hoặc tìm mọi biện pháp tháo gỡ để hạn chế rủi ro nhung kết quả thuờng không đạt đuợc nhu mong muốn. Đặc biệt đối với các dự án có giá trị
lớn, thời gian thực hiện dài, việc theo dõi, quản lý tài sản thường phức tạp nên mức độ rủi ro lại càng gia tăng.
Thứ tư, tốc độ xử lý trong công tác xử lý tài sản bảo đảm vẫn còn chậm, hiệu quả xử lý chưa thực sự cao, tốn kém nhiều chi phí. Quá trình khởi kiện, thi hành án, phát mại tài sản thường xuyên bị kéo dài. Trong thời gian tới cần nâng cao hơn nữa chất lượng xử lý TSĐB thu hồi nợ để đưa tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm, cải thiện chất lượng tín dụng tại chi nhánh.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
- Đội ngũ cán bộ tín dụng thẩm định TSBĐ không thiếu về mặt số lượng nhưng trình độ nghiệp vụ còn hạn chế do phần lớn các cán bộ tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm về thị trường giá cả chưa nhiều. Khi định giá tài sản, họ chủ yếu làm theo kinh nghiệm chủ quan của bản thân nên nhiều khi định giá thiếu chính xác. Mặt khác, ngân hàng quy định các loại tài sản được nhận làm
bảo đảm rất phong phú và đa dạng nhưng do một số loại tài sản rất mới, khó có
cơ sở để định giá, cán bộ thẩm định chưa có hoặc rất ít kinh nghiệm về tài
sản đó
nên đã từ chối không nhận.
- Về mảng thông tin tài sản, thông tin giúp cho ngân hàng thẩm định được TSBĐ chủ yếu do khách hàng cung cấp, do quan hệ của từng cán bộ tín dụng, do đó nguồn thông tin có mức chính xác không cao, dễ gây rủi ro. Đặc biệt, có những thông tin mang tính chuyên môn cập nhật thể hiện những đặc tính, thông số kỹ thuật của từng loại tài sản thì chưa có. Do đó khi tiếp xúc với những tài sản lớn, mới có tính kỹ thuật, chuyên biệt sâu, hiện đại thì các cán bộ tín dụng thường lúng túng.
- Quá trình xử lý TSBĐ còn rườm rà do quy trình bảo đảm tín dụng quy định khâu xử lý TSBĐ còn chưa rõ ràng, cụ thể, chi tiết. Chi nhánh chưa
yếu vào trình độ của cán bộ tín dụng và sự chỉ đạo quản lý của ban lãnh đạo chi nhánh.
Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân từ phía khách hàng
Hầu hết khách hàng chua đánh giá chính xác ý nghĩa của việc mua bảo hiểm tài sản. Thực chất việc mua bảo hiểm tài sản không những là biện pháp bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng trong truờng hợp rủi ro xảy ra với tài sản bảo đảm mà còn là biện pháp bảo đảm an toàn, bảo đảm nguồn trả nợ thay cho khách hàng trong truờng hợp rủi ro xảy ra. Tuy vậy, hầu hết khách hàng cho rằng, việc mua bảo hiểm hàng năm cho tài sản là việc làm gây tốn kém, không có ý nghĩa trong việc tạo doanh thu lợi nhuận trả nợ nên cố tình trì hoãn, chây ì không duy trì việc mua bảo hiểm đúng cam kết.
Tuơng tự đối với công tác kiểm tra định giá lại tài sản định kỳ, nhiều khách hàng viện lý do tài sản không thay đổi, doanh nghiệp vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh bình thuờng, trả nợ ngân hàng đầy đủ, đúng hạn, việc kiểm tra định kỳ TSĐB làm ít nhiều gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và cảm thấy không cần thiết. Vì vậy đã gây chậm trễ, khó khăn cho cán bộ tín dụng khi định kỳ kiểm tra, định giá lại giá trị tài sản. Truờng hợp này hay xảy ra nhất là với các doanh nghiệp vay dự án, thời gian vay vốn dài trong khi thời gian rút vốn đã hết từ lâu.
Ngoài ra, có nhiều khách hàng vay vốn cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, khi bị xử lý TSBĐ thì tìm đủ mọi cách trì hoãn, cản trở, lợi dụng quyền kháng cáo, chống đối quy định thu hồi tài sản, gây khó khăn cho công tác xử lý TSBĐ của ngân hàng.
- Nguyên nhân từ môi truờng pháp lý
Hệ thống các văn bản pháp luật quy định hiện hành về đăng ký giao dịch bảo đảm còn tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau, thủ tục xử lý tài sản
thông qua khởi kiện kéo dài, nhiều thủ tục phức tạp:
+ Về đăng ký giao dịch bảo đảm: Với mỗi một loại tài sản bảo đảm thì thủ tục đăng ký giao dịch lại khác nhau và đuợc quy định ở mỗi văn bản riêng thậm chí cơ quan đăng ký cũng khác nhau nhu đăng ký về quyền sử dụng đất thì đăng ký ở Phòng tài nguyên môi truờng của Quận, còn đăng ký một số tài sản lại ở Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm..., điều này làm cho các TCTD gặp khó khăn trong việc nghiên cứu để thực hiện cho phù hợp. Quy định nhu thế này rõ ràng là cồng kềnh, phức tạp làm cho bản thân các bên tham gia giao dịch ngại đi đăng ký giao dịch và cũng không biết là thực hiện nhu thế nào cho chính xác.
+ Về xử lý tài sản bảo đảm: Thủ tục xử lý tài sản thông qua khởi kiện ra tòa án còn chậm, đặc biệt là thủ tục thi hành án thông thuờng phải kéo dài ít nhất 2 năm. Thực trạng này ảnh huởng xấu đến hiệu quả thu hồi vốn vay cũng nhu kết quả kinh doanh của các TCTD.
- Nguyên nhân từ môi truờng kinh tế xã hội
Mặc dù nuớc ta buớc sang nền kinh tế thị truờng đã đuợc gần 30 năm nhung thị truờng hàng hoá và thị truờng tiền tệ vẫn chua phát triển hoàn thiện. Sự điều hành các chính sách tiền tệ, tài khoá còn chua linh hoạt khiến cho thị truờng không ổn định, ảnh huởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhu các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, thị truờng bất động sản, thị truờng chứng khoán, thị truờng ngoại hối của Việt Nam hiện nay hoạt động chua chuẩn, chua minh bạch, thiếu cơ chế kiểm soát, các quyết định đầu tu mang tính phong trào, mang yếu tố tâm lý chủ quan khiến giá cả tài sản cũng tăng giảm khó luờng. Nếu thời điểm định giá của ngân hàng đúng lúc thị truờng có biến động mạnh thì có thể mức giá tại thời điểm này mang tính chất ảo. Nhu vậy, thiệt hại có thể xảy ra cho ngân hàng nếu mức giá đó cao hơn rất nhiều giá trị thật của tài sản. Nguợc lại, sẽ thiệt hại cho khách
hàng vay nếu mức giá đó thấp hơn nhiều giá trị thật của tài sản.
Thị truờng bất động sản Việt Nam diễn biến phức tạp, có nhiều vuớng mắc trong vấn đề pháp lý, hành chính gây ách tắc trong quá trình trao đổi, mua bán chuyển nhuợng, nhiều khi việc chuyển nhuợng chỉ là mua bán trao tay thiếu giấy tờ hợp lệ, qua lại nhiều lần đổi chủ khiến việc thẩm định tính hợp lệ của tài sản là rất mất thời gian, công sức đôi khi còn sai lệch.
Đối với các loại thiết bị máy móc, phuơng tiện vận tải... tuy có những cơ sở nhất định nhu hóa đơn, hợp đồng, giá mua, khấu hao. nhung việc định giá vẫn hết sức khó khăn do loại tài sản này còn bị chi phối bởi yếu tố công nghệ, kỹ thuật, thị truờng tiêu thụ hạn hẹp, bị xuống cấp trong quá trình sản xuất, bị ảnh huởng bởi môi truờng và điều kiện bảo quản tài sản.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của Luận văn đã khái quát về BIDV Hà Thành, phân tích được thực trạng công tác bảo đảm tiền vay tại chi nhánh. Từ đó rút ra kết quả đạt được cũng như mặt hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó. Đây là cơ sở để Luận văn đưa ra những giải pháp kiến nghị góp phần hoàn thiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay tại chi nhánh.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH 3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Thành
• Chi nhánh BIDV Hà Thành tiếp tục phát triển đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), ưu tiên tài trợ
xuất nhập khẩu và đồng thời phát triển doanh nghiệp tốt, kinh doanh có hiệu quả. Chú trọng xem xét tài trợ vốn lưu động, đầu tư tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp có dòng tiền luân chuyển thương xuyên, ổn định qua BIDV và có sử dụng nhiều sản phẩm/dịch vụ tín dụng, tiền gửi và thanh toán quốc tế tại BIDV.
• Trong điều kiện kinh tế hiện tại, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn nên việc đánh giá năng lực tài chính và nguồn trả nợ của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Trong thời gian tới, chi nhánh BIDV Hà Thành sẽ tiếp tục áp dụng chính sách cho vay kiểm soát chặt
chẽ rủi ro và tăng trưởng chọn lọc theo từng ngành nghề cụ thể, không khuyến
khích sử dụng các phương thức thanh toán dùng tiền mặt để giải ngân tiền vay, kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn vay, đảm bảo vốn vay phải được đưa vào sản xuất kinh doanh theo phương án mà BIDV đã thẩm định có
khác trong Hợp đồng cho vay.
• Chi nhánh BIDV Hà Thành tiếp tục đẩy mạnh thu nhập từ phí, như: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, quản lý tiền mặt, phát hành bảo lãnh, mua bán ngoại tệ và các loại phí khác theo quy định của NHNN và của BIDV.
• Việc cho vay phải dựa trên cơ sở đánh giá tổng thể nguồn lợi ích mà khách hàng mang lại cho BIDV. BIDV sẽ duy trì tài trợ cho các khách hàng tốt, có thị trường ổn định, kinh doanh các ngành nghề mà BIDV khuyến khích
tăng trưởng; khả năng tự chủ về tài chính tốt, đồng thời đẩy mạnh bán chéo sản phẩm.
• Khi xem xét cho vay, Chi nhánh BIDV Hà Thành cần hiểu rõ đặc điểm kinh doanh và nhạy bén trong việc phát hiện nhu cầu khách hàng, từ đó chọn lựa sản phẩm/dịch vụ phù hợp.
• Chi nhánh BIDV Hà Thành chủ động nắm bắt các diễn biến kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của khách hàng để từ đó có những phản ứng kịp thời giảm thiểu rủi ro cho BIDV.
• Chi nhánh BIDV Hà Thành tích cực tăng cường huy động vốn trung dài hạn để có thể tài trợ cho vay đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, mở rộng SXKD... song song với tăng trưởng cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động, cho vay xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ,... trên cơ sở đánh giá tổng thể nguồn lợi ích mà BIDV có thể có được như thu hút doanh số giao dịch, doanh
số xuất nhập khẩu và doanh số từ cho vay vốn lưu động thông qua tài khoản mở tại BIDV.
• Trường hợp cho vay hợp vốn, ưu tiên việc Chi nhánh BIDV Hà Thành là đầu mối nhằm tạo điều kiện cho BIDV gia tăng nguồn thu phí, cũng như
• Chi nhánh BIDV Hà Thành ban hành biểu phí, lãi suất chung cho từng thời kỳ dựa trên quy định của HSC, cơ sở giá vốn, cạnh tranh và mức độ biến
động lãi suất của thị truờng. Tuy nhiên, BIDV Hà Thành có thể chủ động thuơng
luợng về giá, phí đối với từng khách hàng theo quy định của BIDV về thẩm quyền thỏa thuận lãi suất của Chi nhánh đối với khách hàng trên cơ sở vừa đảm
bảo thu nhập tốt nhất cho Ngân hàng vừa đảm bảo tính cạnh tranh về giá của sản
phẩm/ dịch vụ.
• Mỗi vùng miền có những ngành nghề với thế mạnh đặc trung khác nhau, Cán bộ tín dụng và Đơn vị kinh doanh cần đánh giá chính xác những thế mạnh
đó, từ đó đề xuất các chiến luợc bán hàng phù hơp tại địa phuơng mình.
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành
- Thuờng xuyên rà soát, củng cố nền khách hàng hiện hữu; chủ động nhanh nhạy nắm bắt thông tin, đánh giá sát sao, nhận định kịp thời về tình hình tài chính, tình hình s ản xuất kinh doanh và kh ả năng trả nợ của khách hàng; tập trung phục vụ, bán chéo sản phẩm nhằm đáp ứng tối