Kinh nghiệm của Singapore về quản lý ngân sách theo kết quả

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂY HÒ ĐỚI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THựC HIỆN CƠ CHẾ Tự CHỦ TÀI CHÍNH (Trang 43 - 121)

Nguyên lý cơ bản của lập ngân sách theo kết quả đầu ra ở Singapore là đòi hỏi các nhà quản lý khu vực công có trách nhiệm hơn đối với công việc được giao, đồng thời tạo điều kiện cho họ có thêm quyền tự chủ trong quản lý để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Với việc thực hiện lập kế hoạch ngân sách theo kết quả đầu ra, các Bộ, ngành sẽ được quản lý theo mô hình tự chủ tài chính. Các cơ quan thực hiện tự chủ tài chính là các cơ quan Nhà nước có kết quả đầu ra và mục tiêu hoạt động đã được xác định rõ, những cơ quan này

được linh hoạt trong quản lý để có thể cung cấp dịch vụ một cách có hiệu quả hơn. Một cơ quan, đơn vị được xem là tự chủ về tài chính khi có đầy đủ 4 yếu tố cơ bản làm cơ sở cho việc lập NS theo kết quả đầu ra như sau:

Xác định được trước mục tiêu công việc và sản phẩm đầu ra: Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sẽ được làm rõ hơn vì hàng năm họ phải xác định trước đầu ra và đặt mục tiêu công việc trình lên Bộ trưởng để được phân bổ NS theo hình thức “bỏ phiếu” trước đây, ngân sách được phân bổ trên cơ sở điều chỉnh tăng dự toán theo một tỷ lệ nhất định so với dự toán thực hiện năm trước. Việc điều chỉnh này sẽ bù đắp cho sự gia tăng về chi phí đầu vào như tăng giá.

Hệ thống phân bổ ngân sách trước đây ở Singapore chủ yếu dựa trên yếu tố đầu vào, gắn với các nội dung chi cụ thể. Các Bộ, ngành chỉ cần lập ngân sách theo số lượng đầu vào cần cho hoạt động của mình mà không liên kết giữa đầu vào và đầu ra.

Hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra hiện nay đòi hỏi Chính phủ trở thành người mua dịch vụ thay mặt cho những người nộp thuế. Chính phủ xem các Bộ, ngành như là những người cung cấp dịch vụ và phân bổ ngân sách cho các Bộ, ngành theo mức độ công việc hoàn thành. Như vậy, các Bộ, ngành sẽ có trách nhiệm hơn với công việc của mình.

Có cơ chế khuyến khích việc hoàn thành mục tiêu đề ra: Theo cơ chế điều hành ngân sách hiện hành, nguồn vốn ngân sách cấp nếu cuối năm không sử dụng hết thì phải hoàn trả ngân sách. Do đó, các Bộ, ngành có xu hướng cố gắng sử dụng hết nguồn ngân sách thừa trước khi kết thúc năm tài khoá. Để khuyến khích hoạt động có hiệu quả hơn, các cơ quan thực hiện đạt và vượt mục tiêu ban đầu đề ra sẽ được phép giữ lại phần ngân sách còn thừa.

Áp dụng cơ chế quản lý linh hoạt: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sẽ được trao quyền chủ động và linh hoạt tối đa đối với các vấn đề có liên quan đến tổ

chức, nhân sự và tài chính trong phạm vi ngân sách được duyệt

Trong quá trình lập ngân sách theo kết quả đầu ra ở Singapore, việc xác định kế hoạch đầu ra là một công đoạn quan trọng nhất. Kế hoạch đầu ra là một công cụ tổng hợp đối với tất cả các cơ quan tự chủ, là cơ sở cho việc thực hiện lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Trước hết, kế hoạch đầu ra với vai trò là một công cụ giám sát, bao gồm một danh mục các mục tiêu hoạt động và đầu ra hoàn chỉnh trong đó cơ quan tự chủ sẽ có nhiệm vụ phải mang lại những kết quả tương xứng với nguồn lực được phân bổ. Việc tăng cường trách nhiệm này được thực hiện đồng thời với việc tăng cường quyền quản lý. Kế hoạch đầu ra cần được soạn thảo phù hợp với kế hoạch ngân sách hàng năm và trong chừng mực có thể, việc phân bổ ngân sách cần gắn liền với mức sản lượng đầu ra. Kế hoạch đầu ra cũng chính là một công cụ để đánh giá hoạt động của đơn vị nhằm khuyến khích đạt mục tiêu đã đặt ra. Ở Singapore, sử dụng 5 chỉ số để đánh giá kết quả hoạt động của một đơn vị, tự chủ tài chính áp dụng theo kết quả đầu ra: kết quả tài chính; số lượng sản phẩm đầu ra; chất lượng dịch vụ; hiệu quả hoạt động và kết quả hoạt động.

1.4.3. Một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào Việt Nam

Một là, từ kinh nghiệm quản lý và kiểm soát cam kết chi của Cộng Hòa Pháp ta rút ra bài hoc kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

- Kiểm soát cam kết chi ở Pháp do Kiểm soát viên tài chính thực hiện. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy tại Việt Nam không có bộ phận Kiểm soát viên Tài chính. Vì vậy, đối với Việt Nam trước mắt cần thiết phải thực hiện cam kết chi khi đơn vị sử dụng ngân sách ký kết hợp đồng, nhưng cũng chỉ nên thực hiện kiểm soát đối với cam kết kế toán (thực hiện trừ dự toán đối với các khoản chi đã được cam kết).

- Cam kết chi với hợp đồng nhiều năm phải quản lý tổng giá trị hợp đồng, giá trị hợp đồng từng năm và dự toán ngân sách hàng năm. Tuy nhiên,

điều này chỉ thực hiện được khi tổng giá trị hợp đồng nhiều năm có thể phân chia một cách tương đối chính xác theo từng năm. Vì vây, cần phải có cơ chế hoặc cách thức xác định giá trị hợp đồng theo từng năm, thì mới có thể cam kết theo số kinh phí bố trí hàng năm cho hợp đồng đó.

- Việc quản lý nhà cung cấp trong hệ thống cần phải thực hiện, nhưng trước mắt chỉ tập trung quản lý những nhà cung cấp lớn, có quan hệ thường xuyên với NSNN.

- Cùng với việc nâng cao quyền tự chủ của đơn vị sử dụng ngân sách, thì cũng cần phải đổi mới công tác quản lý, KSC NSNN theo hướng: tăng cường vai trò và trách nhiệm của đơn vị chi tiêu, giảm nhẹ việc KSC của KBNN, đặc biệt là đối với những khoản chi nhỏ lẻ hoặc những khoản chi “có độ an toàn cao”.

- Đối với những khoản chi đã cam kết chưa chi hết được tiếp tục chuyển năm sau để chi tiếp, song cũng cần gắn với việc chuyển dự toán của khoản cam kết chi đó sang năm sau.

Hai là, từ kinh nghiệm quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra của Singapore có thể rút ra bài học kinh nghiệm như sau:

Quản lý chi tiêu công dựa theo kết quả đầu ra là phương thức quản lý mới tiên tiến được nhiều nước trên thế giới tiếp cận, trong đó có cả những nước

quốc gia có nền kinh tế phát triển có nguồn lực tài chính dồi dào và cả những nước đang phát triển. Điều đó xuất phát từ yêu cầu phát triển của mỗi quốc gia trong lúc nguồn lực ngân sách ngày càng khan hiếm và có giới hạn. Chính vì vậy, ngân sách cần sử dụng hiệu quả và minh bạch, công khai. Quản lý chi tiêu công dựa theo kết quả đầu ra chính là để giải quyết yêu cầu đó. Bằng cách lượng hóa được hiệu quả việc sử dụng nguồn lực công thông qua những kết quả đầu ra cụ thể để mọi người dân đều có thể đánh giá, giám sát được.

tầng kinh tế xã hội lạc hậu, trình độ quản lý còn bất cập, trong khi đó nhu cầu đầu tư các nguồn lực từ NSNN để phát triển kinh tế xã hội của đất nước là vô cùng lớn, khả năng huy động từ GDP còn thấp. Vì vậy, việc sử dụng nguồn lực công gắn với kết quả đầu ra càng đặt ra đòi hỏi cần thiết. Tuy nhiên, đây lại là phương thức mới, để đo đếm hiệu quả chi tiêu công bằng kết quả đầu ra cần có một hệ thống khuôn khổ pháp lý tiên tiến, hạ tầng công nghệ thông tin, đội ngũ

cán bộ quản lý tư duy và trình độ đủ tiếp cận với phương thức mới. Nhất là trong bối cảnh nước ta hầu hết chưa tiếp cận với những phương thức tiên tiến mà nhiều thập kỷ nay vẫn đang áp dụng phương thức truyền thống đầu vào.

Kinh nghiệm của các nước đã áp dụng thành công cho thấy phải tốn nhiều thời gian và nguồn lực để xây dựng hệ thống quản lý chi tiêu công dựa theo kết quả đầu ra và cũng phải mất nhiều thời gian trong việc phát triển các kế hoạch mục tiêu chiến lược, kiểm tra dữ liệu kết quả để thiết lập những chuẩn mực đánh giá kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra. Trong giai đoạn đầu, Việt Nam có thể thực hiện thí điểm ở một vài ngành, đơn vị điển hình, sau đó rút ra bài học kinh nghiệm để phổ biến áp dụng rỗng rãi phương thức quản lý chi tiêu công dựa theo kết quả đầu ra. Cách tiếp cận từ từ như vậy có thể khắc phục được tư tưởng nóng vội, chủ quan và khắc phục những yếu kém trong quá trình thực hiện. Cần phải có sự cam kết về chính trị và sự ủng hộ của các nhà Lãnh đạo ở cấp cao nhất để đưa ra quyết định liên quan đến chính sách cải cách chi tiêu công dựa theo kết quả đầu ra, kể cả những nỗ lực thuộc về bên trong của tổ chức là các cơ quan, đơn vị công quyền, phải tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ. Kiểm tra và đánh giá công việc thực hiện đều phải được xem là công cụ quan trọng của hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra, chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Cần gắn kết chặt chẽ quyền tự chủ và trách nhiệm của người quản lý trong hệ thống lập ngân sách theo kết quả đầu ra. Cần tạo điều kiện cho công chúng,

những tài trợ, những người thụ hưởng tham gia tất cả các giai đoạn của hệ thống lập ngân sách theo đầu ra như: xây dựng kế hoạch chiến lược, phát triển hệ thống đo lường công việc và tiến trình ra quyết định theo kết quả đầu ra.

Ket luận: Trong những phần trên Luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập, các nhân tố ảnh hưởng và kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN của một số nước trên thế giới từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đây là cơ sở lý luận chung cho việc đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi NSNN đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính qua Kho bạc nhà nước Tây Hồ trong những năm gần đây, từ đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN Tây Hồ đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong thời gian tới.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIEM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐÔI VỚI ĐƠN VỊ Sự NGHIỆP CÔNG LẬP

• • • •

THỰC HIỆN CƠ CHẾ Tự CHỦ TÀI CHÍNH QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂY HỒ

2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂY HỒ

Kho bạc Nhà nước Tây Hồ là tổ chức trực thuộc Kho bạc Nhà nước Hà Nội có chức năng nhiệm vụ KBNN trên địa bàn Quận Tây Hồ theo quy định của pháp luật. Kho bạc Nhà nước Tây Hồ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

KBNN Tây Hồ được thành lập theo quyết định số 1305 TC/QĐ/TCCB ngày 16/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1996. Những ngày đầu mới thành lập, điều kiện nơi làm việc của KBNN Tây Hồ vô cùng khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của đơn vị hầu như chưa có, tổ chức bộ máy chỉ có 11 người. Đến nay đơn vị đã có trụ sở làm việc khang trang tại 711 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội, cùng với 33 cán bộ (trong đó gần 80% cán bộ có trình độ đại học, trong đó có 02 người là thạc sỹ kinh tế).Với sự nỗ lực của tập thể lãnh đạo và cán bộ công chức, đặc biệt là được sự quan tâm lãnh đạo của chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ban ngành có liên quan cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của KBNN Hà Nội, KBNN Tây Hồ nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy và ngay năm đầu tiên hoạt động đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, chuyên môn mà KBNN giao phó, được hệ thống KBNN và Quận ghi nhận.

Với chức năng quản lý quỹ NSNN, trong những năm qua KBNN Tây Hồ đã làm tốt công tác quản lý thu, chi, huy động vốn cho NSNN trên địa bàn

thông qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu chính phủ. KBNN Tây Hồ đã chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan ban ngành như cơ quan Thuế, Ngân

hàng...Phối hợp thu NSNN bằng phương pháp ủy nhiệm thu cho ngân hàng các

khoản thu thuế doanh ngiệp, thu phạt...tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và cũng giảm thiểu được số lượng lớn tiền mặt giao dịch tại Kho bạc.

Đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, đơn vị đã làm tốt nhiệm vụ kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN cho các đơn vị thụ hưởng trên địa bàn được kịp thời và đúng chế độ. Công tác kế toán thanh toán được hiện đại hóa, kịp thời đáp ứng các nhiệm vụ chuyên môn. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của ngành Tài Chính và hệ thống KBNN trong việc mở và sử dụng tài khoản cho các đơn vị. Mọi khoản chi thường xuyên đều được phản ảnh, hạch toán kịp thời chính xác, trung thực, tuyệt đối an toàn trong khâu kế toán thanh toán, hạn chế đến thấp nhất những sai sót nhằm đảm bảo an toàn tiền, tài sản của Nhà nước.Việc kết hợp và ứng dụng chương trình mới TABMIS (Hệ thống thông tin quản lý NSNN) đều được cán bộ nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác hạch toán kế toán các hoạt động chuyên môn của đơn vị.

Cấp ủy Đảng, Ban Giám đốc luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức, tác phong tinh thần, thái độ phục vụ văn minh, lich sự, trung thực, liêm khiết, không vụ lợi cá nhân. Hoạt động KBNN Tây Hồ ngày càng ổn định và phát triển, chất lượng đội ngũ cán bộ cũng phát triển cả về lượng và chất: có phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc khoa học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ quản lý NSNN ngày càng vững vàng. Trong giai đoạn hiện nay KBNN Tây Hồ đã và đang tham gia thực hiện công tác cải cách hành chính trong quản lý, cùng với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2008 với tiêu chí cam kết mặt chất

lượng, chuẩn hóa phương thức làm việc với mục tiêu hướng tới sự hài lòng của tổ chức, công dân có liên quan, xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng công việc trong cơ quan để giảm thiểu phiền hà, nhũng nhiễu, minh bạch hóa các quy trình thủ tục giải quyết công việc hướng tới một nền hành chính văn minh, hiện đại, công khai minh bạch.

thường xuyên đối với đơn vị tự chủ về tài chính qua KBNN trên địa bàn

Quận Tây Hồ có vị trí địa lý nằm ở phía Tây Bắc của nội thành Hà Nội, phía Đông giáp Quận Long Biên, Phía Tây giáp với Huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy, phía Nam giáp với Quận Ba Đình, phía Bắc giáp với Huyện Đông Anh. Có diện tích: 24 km2, với dân số khoảng 126.700 người (theo thống kê

\ Cấp NS

Năm

Tổng chi

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TÂY HÒ ĐỚI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THựC HIỆN CƠ CHẾ Tự CHỦ TÀI CHÍNH (Trang 43 - 121)