Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng hợp tác xã Việt Nam

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 39)

Thứ nhất, phải tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng theo hướng tách bạch, chuyên môn hóa cao.Ngân hàng cần phải xây dựng những bộ phận quản lý rủi ro tín dụng chuyên trách, có đội ngũ cán bộ tâm huyết cũng như năng lực cao. Đồng thời, bộ phận này phải có tính độc lập với đơn vị kinh doanh và được tổ chức không chỉ ở cấp cao mà còn ở những đơn vị cấp thấp hơn nhằm đảm bảo hiệu quả thống nhất của hoạt động.

Thứ hai, phải không ngừng xây dựng, hoàn thiện và cập nhật về công tác xếp hạng tín dụng, xác định danh mục cho vay cũng như với hạn mức cho vay đối với cụ thể từng khách hàng, ngành nghề, lĩnh vực để phù hợp với diễn biến của tình hình kinh tế - xã hội.

Thứ ba, giám sát các khoản vay bằng cách thu thập thông tin về khách hàng. Thực hiện rà soát, đánh giá tình hình nợ thường xuyên, định kỳ và phân loại để nắm rõ thực trạng dư nợ, định kỳ rà soát, quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng để có các biện pháp xử lý kịp thời các tình huống.

Thứ tư, có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có nguy cơ giảm giá và có vấn đề, quản lý các khoản cho vay có vấn đề và các tình huống xử lý tương tự.

Thứ năm, những quy định về đảm bảo tiền vay phải được quy định chặt chẽ đi đôi với công tác quản lý giám sát chất lượng của TSĐB. Ngân hàng phải có những văn bản, hướng dẫn cụ thể và hệ thống từ việc thẩm định TSĐB cho đến giai đoạn xử lý trong trường hợp khách hàng không trả được nợ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn trình bày hệ thống cơ sở lý luận về ngân hàng hợp tác xã (khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động, các hoạt động cơ bản), rủi ro tín dụng của ngân hàng hợp tác xã, công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng hợp tác xã, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro của ngân hàng hợp tác xã và các kinh nghiệm từ các ngân hàng hợp tác xã trên thế giới trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Những kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở lý luận cho những phân tích và đánh giá, kết luận về thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w