nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm
2.2.2.1. Mục đích xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm
Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ để Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm thực hiện phân loại nợ (tài sản tín dụng) theo thông lệ quốc tế.
- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm căn cứ kết quả phân loại nợ để tính toán và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng sẽ trợ giúp cho Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm tính toán trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế số IAS 39 (phương pháp chiết khấu dòng tiền), phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
Phục vụ quản lý tín dụng toàn hệ thống
-Hệ thống này sẽ giúp Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm
xác định một cách hợp lý,chính xác ở mức độ cao nhất lượng tổn thất tín dụng theo từng
dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế; phân tích được lợi nhuận của các dòng
sản phẩm. Đây là điều kiện quan trọng để xây dựng chiến lược trong hoạt động tín dụng
đạt chất lượng cao.
- Căn cứ vào các mức xếp hạng, các quy trình tín dụng và chính sách khách hàng (xác định lãi suất, thủ tục tín dụng...) sẽ được xây dựng một cách đồng bộ, rõ ràng, chi tiết và cụ thể. Ngoài ra, nhờ đó mà quan điểm về văn hoá quản lý sẽ được tạo lập rõ nét. Các quy trình tín dụng được thiết lập thực sự hiệu quả trên cơ sở thực tiễn đi đôi với yêu cầu của thông lệ quốc tế, do vậy chi phí quản lý cũng sẽ được tiết kiệm nhiều hơn. Đặc biệt hệ thống này giúp cho công tác quản trị kinh doanh của ngân hàng đạt tới yêu cầu cao, vững vàng khi hội nhập kinh tế quốc tế.
- Ra quyết định tín dụng: Ket quả xếp hạng khách hàng được sử dụng làm một trong các căn cứ để đưa ra quyết định tín dụng.
- Kiểm soát rủi ro tín dụng: Kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ hiệu quả hơn khi kết quả xếp hạng góp phần đo lường được hợp lý mức độ rủi ro của danh mục tín dụng tại chi nhánh.
- Cơ chế đánh giá khen thưởng đối với cán bộ tín dụng: Cơ chế đánh giá, khen thưởng đối với cán bộ tín dụng sẽ chính xác hơn thông qua việc đánh giá quá trình sử dụng Hệ thống xếp hạng nội bộ của cán bộ.
2.2.2.2. Căn cứ xếp hạng
- Hồ sơ pháp lý và ngành nghề kinh doanh của khách hàng.
- Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến hoạt động kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết của khách hàng.
- Mức độ tín dụng của khách hàng trong các giao dịch với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn của các tổ chức tín dụng khác (hiện tại và lịch sử).
- Các nhân tố (môi trường nội bộ; môi trường bên ngoài; xu hướng phát triển của khách hàng ...) có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của khách
Cán bộ tín dụng sẽ thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng vay, bao gồm các thông tin mang tính chất định tính và định lượng, so sánh chúng với những tiêu chuẩn đã được xây dựng cho từng loại hình khách hàng; từng ngành nghề và tương ứng với từng quy mô, để cho điểm từng tiêu chỉ tiêu. Quá trình so sánh, cân nhắc, đánh giá và cho điểm đối với các chỉ tiêu có thể phụ thuộc nhiều vào mối liên hệ so sánh tương quan với các khách hàng khác nhau; Phải phụ thuộc một phần vào đánh giá chủ quan của người chấm điểm. Điều này đòi hỏi người cán bộ đánh giá phải có kiến thức và kinh nghiệm tốt về khách hàng, về lĩnh vực hoạt động của khách hàng mà mình đang đánh giá.
Để hạn chế tối đa ảnh hưởng của yếu tố chủ quan của người đánh giá, Hệ
thống này
đã được thiết kế để có những kiểm soát chặt chẽ đối với vấn đề này, như:
• Các chỉ tiêu phi tài chính sẽ được thiết kế cài xen kẽ để bảo đảm tính thống nhất trong quá trình đánh giá. Ngoài ra, Hệ thống sẽ cung cấp những hướng dẫn chi tiết cho việc đánh giá các chỉ tiêu.
• Các thông tin phi tài chính sẽ phải được xác nhận bởi các tài liệu và thông tin lưu trong Hồ sơ tín dụng.
• Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm sẽ ban hành các cơ chế
thưởng phạt khách quan, qua đó những hành vi cố tình đánh giá sai lệch tình hình của
khách hàng sẽ được điều chỉnh chặt chẽ.
2.2.2.3. Nguyên tắc chấm điểm
- Thông thường một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là 5 mức điểm là 20, 40, 60, 80 100 (điểm ban đầu). Như vậy đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức điểm kể trên, tuỳ thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong 5 khoảng giá trị chuẩn đã được xác định.
- Tuỳ theo mức độ quan trọng, giữa các chỉ tiêu và nhóm các chỉ tiêu sẽ có trọng số khác nhau. Trọng số của mỗi chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc thù riêng có của mỗi ngành kinh tế và loại hình sở hữu doanh nghiệp. Do đó điểm dùng để tổng hợp xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số có tính tới việc báo cáo tài chính của khách hàng có được kiểm toán hay không được kiểm toán.
- Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại vào một trong các mức xếp hạng sau: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D.
• Nguyên tắc phân bổ tỷ trọng các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính - Để phục vụ cho việc xây dựng phần mềm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các chỉ tiêu đánh giá được nhóm thành các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính thay vì phân nhóm theo các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng như theo định nghĩa về các thông lệ phân loại nợ. Bằng cách sử dụng các chỉ tiêu tài chính, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ sử dụng triệt để và tự động hóa các thông tin đế tính toán các chỉ số tài chính từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của người vay. Các chỉ tiêu khác, bao gồm cả các chỉ tiêu định tính và định lượng được nhóm vào nhóm các chỉ tiêu phi tài chính. Vì thế, nếu xét theo chỉ tiêu đánh giá theo tiêu thức tài chính và phi tài chính thì cơ cấu chấm điểm là 35% và 65%. Tuy nhiên, nếu như phân nhóm các chỉ tiêu theo yếu tố định lượng và định tính thì cơ cấu chấm điểm sẽ ít nhất là 65% cho các chỉ tiêu định
lượng và cao nhất là 35% cho các chỉ tiêu định tính. Điều này rất phù hợp với các nguyên tắc đánh giá khách hàng theo các thông lệ quốc tế.
- Các nhóm chỉ tiêu phi tài chính được phân bố dựa trên kết quả chạy thử tại ngân hàng và kinh nghiệm xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng ở các nước khác. Do các chỉ tiêu phi tài chính được xây dựng đến 3 cấp do đó để đánh giá mức độ đóng góp của từng chỉ tiêu, người sử dụng cần phải tính mức độ đóng góp của các chỉ tiêu ở mức cuối cùng.
- Việc phân bổ tỷ trọng của nhóm các chỉ tiêu phi tài chỉnh sẽ khác nhau đối với các khách hàng có hình thức sở hữu khác nhau. Điều này nhằm để phản ánh tác động của hình thức sở hữu doanh nghiệp đối với các chỉ tiêu phi tài chính khi thực hiện chấm điểm. Ví dụ tỷ trọng của nhóm chỉ tiêu đánh giá về chất lượng của ban lãnh đạo của người vay đối với khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 26% trong khi các hình thức sỡ hữu khác là 28%. Điều này được lý giải là do ban lãnh đạo của các DN có vốn đầu tư nước ngoài được hậu thuẫn mạnh mẽ từ công ty mẹ và DN hoạt động trong một môi trường quản trị và quản lý tương đối hoàn chỉnh trong khi đối với khách hàng là DNNN và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (không bao gồm có vốn đầu tư nước ngoài) thì vai trò của người lãnh đạo DN là vô cùng quan trọng và có thể ảnh hưởng trọng yếu đến sự thành bại của DN. Vì thế, đặt trong bối cảnh của hệ thống XHTDNB, thì tỷ trọng đánh giá các chỉ tiêu này đối với DNNN và DN ngoài QD phải có tỷ trọng cao hơn.
2.2.2.4. Hệ thống thông tin
Cùng với việc quản lý dữ liệu tập trung của toàn hệ thống theo dự án hiện đại hoá ngân hàng. Hệ thống thông tin quản lý của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày càng được hoàn thiện.
- Phần mềm được thiết kế và xây dựng gồm có 2 phần chính: Phần chương trình
chạy ở Trung ương và phần chương trình sử dụng tại các chi nhánh.
+ Tại Trung ương có cài đặt bộ chương trình và cơ sở dữ liệu của Trung ương + Tại các chi nhánh, mỗi chi nhánh được cài đặt riêng một bộ chương trình và cơ sở dữ liệu xếp hạng tín dụng nội bộ của chi nhánh.
quyền cho người sử dụng; đăng ký các bảng mã và quản lý bộ tham số; tiếp nhận và theo dõi kiểm soát số liệu của chi nhánh gửi lên; thực hiện in các báo cáo cho từng khách hàng, cho từng chi nhánh và cho toàn ngành.
- Chương trình tại chi nhánh có các chức năng chính như: quản lý và phân quyền cho người sử dụng; download danh sách các bảng mã và bộ tham số; vào số liệu để xếp hạng nội bộ đối với khách hàng; kiểm soát số liệu xếp hạng đối với từng khách hàng; in các báo cáo cho từng khách hàng và cho chi nhánh; gửi kết quả lên Trung ương; xác nhận hoàn thành gửi kết quả xếp hạng về một kỳ lên Trung ương.
Như vậy bộ phận kiểm tra rà soát độc lập tại Hội sở chính có thể xem xét việc thực hiện chấm điểm của các chi nhánh cũng như thực hiện việc rà soát, đánh giá lại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế.
2.2.2.5. Quy trình xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm
- Mô hình chấm điểm và xếp hạng
chức kinh tế được thực hiện qua 7 bước:
Bước 1: Thu thập thông tin
Cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản suất kinh doanh từ các nguồn: hồ sơ do khách hàng cung cấp: Giấy tờ pháp lý và các báo cáo tài chính; phỏng vấn trực tiếp khách hàng; đi thăm thực địa khách hàng; báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác; báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp; phòng thông tin kinh tế tài chính ngân hàng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam; các nguồn khác...
Bước 2: Xác định ngành kinh tế
Việc phân chia các ngành sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo việc chấm điểm tài chính chính xác nhất theo đặc thù của ngành. Trên hệ thống xếp hạng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm có 4 ngành kinh tế: Nông, lâm ngư nghiệp, thương mại và dịch vụ, xây dựng, công nghiệp
Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hàng năm của khách hàng. Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào có doanh thu chiếm từ trên 50% tổng doanh thu thì ngành có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng có hoạt động để chấm điểm và xếp hạng.
Bước 3: Xác định quy mô
Quy mô hoạt động của khách hàng phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang có hoạt động. Quy mô của khách hàng được xác định dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu: vốn kinh doanh, số lượng lao động, doanh thu thuần, và nộp ngân sách nhà nước
Mỗi chỉ tiêu sẽ có 6 khoảng giá trị chuẩn tương ứng là thang điểm từ 1-40 điểm. Tổng hợp điểm của 4 chỉ tiêu sẽ được dùng để xác định quy mô của khách hàng theo nguyên tắc: khách hàng có điểm tổng hợp càng lớn thì quy mô của khách hàng càng lớn. Trong hệ thống này, quy mô của khách hàng được chia làm 3 loại:
STT
Các chỉ tiêu DNNN
(%) DN ngoài quốc doanh(trong nước) (%) ĐTNN(%)DN
- Khách hàng quy mô vừa: có tổng số điểm đạt được từ 30 điểm đến 69 điểm. - Khách hàng quy mô lớn: có tổng số điểm đạt từ 70 đến 100 điểm
Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Các chỉ tiêu tài chính gồm 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm như sau:
i) Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (3 chỉ tiêu): Khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời.
ii) Nhóm chỉ tiêu hoạt động (4 chỉ tiêu): Vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng TSCĐ
iii) Nhóm chỉ tiêu cân nợ (2 chỉ tiêu): Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản, nợ dài hạn/Nguồn vốn CSH
iv) Nhóm chỉ tiêu thu nhập (5 chỉ tiêu): Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần; Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần, Lợi nhuận sau thuế/ Vốn CSH, Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân, (Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay)/ Chi phí lãi vay.
Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính.
- Thông thường, bộ chỉ tiêu phi tài chính gồm 40 chỉ tiêu thuộc 5 nhóm:
i) Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ (5 chỉ tiêu): Hệ số khả năng trả lãi, hệ số khả năng trả nợ gốc, xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ, trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động, tiền và các khoản tương đương tiền/vốn chủ sở hữu
ii) Năng lực và kinh nghiệm quản lý (5 chỉ tiêu): Kinh nghiệm trong ngành của Ban quản lý liên quan trực tiếp đến dự án đề xuất, kinh nghiệm của Ban quản lý trong hoạt động điều hành, môi trường kiểm soát nội bộ, các thành tựu đạt được và những thất bại trước của Ban quản lý, tính khả thi của phương án kinh doanh và dự toán tài chính
iii) Tình hình và uy tín giao dịch với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (09 chỉ tiêu): Trả nợ đúng hạn (trả nợ gốc), số lần giãn nợ hoặc gia hạn nợ, nợ quá hạn trong quá hạn, số lần cam kết mất khả năng thanh toán (Thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết khác...), số lần chậm trả lãi tiền vay, thời gian duy trì tài khoản tại Ngân hàng cho vay, số lần giao dịch trung bình hàng tháng với tài
khoản tại Ngân hàng cho vay, số lượng giao dịch với Ngân hàng cho vay (tiền gửi, thanh toán, ngoại hối, LC...), số dư tiền gửi trung bình tháng tại Ngân hàng cho vay
iv) Môi trường kinh doanh (5 chỉ tiêu): triển vọng ngành, được biết đến (về thương hiệu của công ty, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, số lượng đối thủ cạnh tranh, thu nhập của người đi vay chịu ảnh hưởng của quá trình đổi mới, cải cách các doanh nghiệp nhà nước
v) Các đặc điểm hoạt động khác (11 chỉ tiêu): Đa dạng hóa các hoạt động theo ngành, thị trường, vị trí, thu nhập từ hoạt động xuất khẩu, sự phụ thuộc vào các đối