2.3.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm còn một số hạn chế như sau :
Thứ nhất, phương pháp sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chưa đầy đủ và toàn diện. Cụ thể:
* Đối với danh mục ngành nghề kinh doanh: Bốn ngành nghề theo HTXHTDNB hiện tại chưa bao quát hết các ngành nghề kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp mà Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm đang quan hệ tín dụng. Một số lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp như: chế biến nông sản, chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất bao bì ... chưa được quy định trong 4 ngành nghề của hệ thống XHTD của AGRIBANK
* Chỉ tiêu tài chính: thiếu các chỉ tiêu phản ánh dòng tiền của doanh nghiệp: tốc độ tăng trưởng dòng tiền, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, tỷ trọng dòng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh, tỷ trọng dòng tiền tạo ra từ hoạt đồng đầu tư và tỷ trọng dòng tiền tạo ra từ hoạt động tài chính. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng ổn định và khả năng gia tăng của dòng tiền của doanh nghiệp, từ đó đánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp; thiếu các chỉ tiêu tài chính được cập nhật thường xuyên theo tháng, hoặc quý đối với doanh nghiệp. Hiện tại, hệ thống XHTDNB của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn mới chỉ sử dụng các báo cáo hàng năm của doanh nghiệp để phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
* Về các chỉ tiêu phi tài chính: một số chỉ tiêu phi tài chính chưa đánh giá toàn diện về các hoạt động của doanh nghiệp, một số chỉ tiêu chưa phù hợp với thực tế như :
+/ Các chỉ tiêu quan hệ tín dụng với ngân hàng đang được quy định theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, chưa theo kịp được với Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi quyết định 493 về Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
doanh nghiệp, chỉ tiêu mức độ bảo hiểm tài sản của doanh nghiệp.
+/ Bộ chỉ tiêu chưa có các chỉ tiêu đánh giá đặc trưng ngành cụ thể, ví dụ ngành kinh doanh khách sạn: cần có chỉ tiêu công suất sử dụng phòng bình quân trong vòng 1 năm qua, ngành vận tải cần có chỉ tiêu an toàn vận tải trong một năm hoạt động vừa qua
+/ Thiếu chỉ tiêu dự báo dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.
- Nhiều chỉ tiêu phi tài chính liên quan tới đặc điểm hoạt động ngành, liên quan tới môi trường vĩ mô, ... chi nhánh chưa đánh giá chính xác. Dan tới, cùng một ngành, cùng một môi trường vĩ mô, nhưng các chi nhánh, các cán bộ tií dụng lại đánh giá khác nhau. Do đó, cần có hướng dẫn cụ thể để chi nhánh thực hiện.
Thứ hai, các doanh nghiệp nhỏ và lớn đang sử dụng chung tiêu chí xếp hạng, từ
đó các doanh nghiệp nhỏ chưa được phản ánh đúng bản chất: lịch sử trả nợ tốt, báo cáo
tài chính kém (do DN không phản ánh đúng kết quả kinh doanh để đối phó với chính sách thuế); một số chỉ tiêu phi tài chính có tính chất vĩ mô so với doanh nghiệp nhỏ.
Thứ ba, một số chỉ tiêu đánh giá mang tinh chủ quan của cán bộ tín dụng như: nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của cán bộ tín dụng, định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng của cán bộ tín dụng, đánh giá triển vọng phát triển trong tương lai của cán bộ tín dụng. Các chỉ tiêu này được đánh giá theo ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng và cơ sở kết luận chưa có căn cứ hợp lý.
Thứ tư, Hệ thống thông tin nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm chưa đáp ứng được yêu cầu bổ sung thông tin cho cán bộ tín dụng - những người xếp hạng doanh nghiệp vay vốn. Nguồn thông tin từ cán bộ tín dụng về môi trường kinh doanh: môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý, môi trường ngành chủ yếu được thu thập qua các kênh thông tin đại chúng (như báo, tivi, internet). Do đó, thông tin thu nhận được thường manh mún, không đầy đủ và nhiều khi không chính xác.
Mặt khác, hệ thống chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trải dài trên cả nước, trình độ cán bộ lại khác nhau, do đó thông tin
thu nhận, phân tích cũng khác nhau. Do đó, khi đánh giá cùng một khách hàng vay vốn nhưng lại có những đánh giá khác nhau.
Thứ năm, phần mềm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đã được xây dựng, phục vụ cho công tác xếp hạng. Tuy nhiên còn một số vấn đề cần chỉnh sửa cho phù hợp:
- Việc chấm điểm còn ở mức độ tự động hoá thấp, cán bộ tín dụng còn phải thực hiện nhiều thao tác mặc dù quy trình chấm điểm khá đơn giản.
- Liên kết giữa phần mềm xếp hạng với hệ thống core banking của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để có thể cập nhật được các thông tin liên quan tới khách hàng từ Core banking, giảm bớt và hạn chế sai sót từ việc khai báo thủ công của cán bộ tín dụng.
- Ngoài ra, tiện ích báo cáo từ phần mềm còn đơn giản, chưa phục vụ nhiều cho công tác quản lý rủi ro tín dụng.
- Bổ sung thêm chức năng kiểm soát dữ liệu chặt chẽ hơn: Đối với kết quả xếp
hạng khách hàng của kỳ báo cáo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cần đặt chức năng kiểm soát sao cho các cán bộ tín dụng chỉ vào xem được kết quả của kỳ đó mà không chỉnh sửa được số liệu và không lưu được kết quả chỉnh sửa đó.
Thứ sáu, về quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp:
Theo quy định việc đánh giá xếp loại khách hàng phải thông qua Hội đồng tín dụng
chi nhánh. Khi có khách hàng mới, hoặc doanh nghiệp nội báo cáo tài chính dẫn đến phải
họp Hội đồng tín dụng nhiều lần, dẫn đến kéo dài thời gian xét duyệt cho khách
hàng. Do
đó, cần có sự phân cấp uỷ quyền trong việc phê duyệt kết quả xếp hạng khách hàng.
Thứ bảy, công tác giám sát, chỉ đạo, điều hành
- Do sức ép của chính sách khách hàng (chỉ cho vay thêm và cho vay mới đối với
những khách hàng có hạng AAA, AA, A, BBB), để trích dự phòng rủi ro thấp, để tăng
lợi nhuận cho chi nhánh, để hoàn thành kế hoạch kinh doanh .... nên nhiều chi nhánh đã cố tình đánh giá sai tình hình hoạt động của khách hàng.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên
a. Nguyên nhân khách quan
- Thông tin phục vụ cho xếp hạng chưa đầy đủ
dựa trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp gửi đến ngân hàng. Tuy nhiên để XHTD khách hàng được đầy đủ, phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp thì nguồn thông tin từ báo cáo tài chính chưa đủ, đòi hỏi phải có nhiều nguồn thông tin khác như từ các cơ quan thuế, hải quan, thông tin quan hệ với các tổ chức tín dụng, các thông tin về tranh chấp kinh tế ... nhưng những thông tin này rất khó thu thập, có liên hệ với các cơ quan quản lý nguồn thông tin này cũng rất khó lấy do không được cung cấp.
Thông tin trên các báo cáo tài chính của doannh nghiệp hiện nay chưa thực sự đáng tin cậy, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ vì vậy đã ảnh hưởng đến kết quả XHTD. Theo quy định hiện nay báo cáo tài chính doanh nghiệp gửi đến ngân hàng không bắt buộc phải được kiểm toán, nếu được kiểm toán thì nguồn thông tin sẽ đáng tin cậy hơn.
Chính nguồn thông tin để XHTD khách hàng còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng đã ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng, kết quả xếp hạng sẽ không phản ánh chính xác mức độ tín dụng của doanh nghiệp.
- Thị trường chưa có nhiều tổ chức XHTD để có thể cung cấp kết quả xếp hạng cho ngân hàng tham khảo
Tại thị trường Việt Nam hiện nay chưa có nhiều các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập, cung cấp kết quả xếp hạng tín dụng cho thị trường. Kết quả xếp hạng của các tổ chức khác là một nguồn thông tin cho các ngân hàng thương mại khi thực hiện xếp hạng, đồng thời có thể dùng làm cơ sở để so sánh kết quả xếp hạng với ngân hàng.
Hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam còn nhiều điểm khác biệt với chuẩn mực kế toán quốc tế. Hiện nay, đã có 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được Bộ Tài chính ban hành. Các chuẩn mực này phần lớn là các chuẩn mực kế toán theo chuẩn quốc tế, tuy nhiên chưa đầy đủ vì có những chuẩn mực quốc tế chưa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam . Điều đáng nói là, mặc dù những chuẩn mực này được soạn thảo dựa trên chuẩn mực quốc tế (IFRS), nhưng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn còn những điểm khác biệt và chưa đầy đủ cho thực tiễn hoạt động hạch toán kế toán của các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. b.Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức về XHTD chưa cao: Đây là lần đầu tiên Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm xây dựng, ban hành và áp dụng hệ thống XHTD khách hàng trong nội bộ ngân hàng. Hệ thống xếp hạng ban hành vào năm 2004, cho đến nay môi trường kinh doanh cũng đã có nhiều thay đổi, mô hình quản lý rủi ro của Ngân hàng cũng đã khác trước chính vì vậy phương pháp xếp hạng tín dụng khách hàng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế, cần phải tiếp tục hoàn thiện, bổ sung trong thời gian tới.
- Trình độ cán bộ tín dụng chưa đồng đều: Việc XHTD khách hàng do cán bộ tín dụng thực hiện, ngoài các chỉ tiêu tài chính còn có các chỉ tiêu phi tài chính là những chỉ tiêu phụ thuộc rất lớn vào khả năng đánh giá, thu thập thông tin của người xếp hạng. Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của người xếp hạng sẽ quyết định chất lượng xếp hạng. Hiện nay, cán bộ tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm không đồng đều, nhiều cán bộ tín dụng mới, chưa có đủ kinh nghiệm mặc dù đều được đào tạo bài bản tại các trường đại học.
- Cơ sở dữ liệu của ngân hàng còn phân tán: Xếp hạng khác hàng đòi phải xử dụng thông tin nhiều thời điểm, nếu không có cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin khách hàng thì khi đánh giá sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặc dù Agribank đã có cơ sở dữ liệu riêng, nhưng còn phân tán, chưa có một đầu mối quản lý, do đó, để có thông tin đánh giá, xếp hạng khách hàng, cán bộ tín dụng phải mất nhiều thời gian.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc ra quyết định cấp tín dụng và giám sát sau khi cho vay. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm có những hạn chế để từ đó tìm những nguyên nhân để khắc phục những hạn chế đó
Số TT Chỉ tiêu KH 2013 KH 2014 KH 2015 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN TỪ LIÊM