Xem Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình pháp luật một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 50 - 51)

Trong các vụ án hiếp dâm, nhiều vụ được giảm án và nhiều phụ nữ không còn tin tưởng vào các quy trình xét xử.

Những nhà hoạt động tin rằng giải pháp cho bạo lực tình dục bắt đầu từ bình đẳng giới và các cơ chế sẽ giúp phụ nữ được nhìn thấy rõ hơn và cảm thấy có sức mạnh để tố cáo với sự hỗ trợ của xã hội. Về vấn đề này, còn nhiều việc phải làm.

Hiếp dâm không phải là để đáp ứng nhu cầu tình dục của thủ phạm, mà là “một sự thể hiện quyền lực đối với những người mà kẻ phạm tội cho là ‘phải phục tùng’”, Singhakowinta nói, khi nhắc đến các nữ sinh bị giáo viên và bạn học cưỡng hiếp. Chuyên gia tâm lý đang chăm sóc cho cô gái cho biết cô đang bị chấn thương tâm lý và căng thẳng tột độ. Rốt cuộc, cô đã bị lạm dụng bởi những người mà cô lẽ ra có thể tin tưởng

Theo Luật Bảo vệ nạn nhân BLGĐ Thái Lan, BLGĐ là bất kỳ hành động nào được thực hiện với ý định hoặc theo cách thức tổn thương cơ thể, tinh thần hoặc sức khoẻ của một thành viên gia đình hoặc cưỡng ép hay gây ảnh hưởng phi đạo đức đến một thành viên gia đình, khiến người đó có hành động sai trái, hoặc không thực hiện hoặc dẫn tới bất kỳ hoạt động nào, nhưng không bao gồm bất kỳ hành động nào, nhưng không bao gồm hành động thực hiện một cách không cố ý9. Luật này cũng quy định rõ biện pháp bảo vệ nạn nhân BLGĐ, bảo vệ nạn nhân và khôi phục quan hệ gia đình tốt đẹp. Với ý nghĩa đó, Luật bảo vệ nạn nhân BLGĐ Thái Lan coi trọng biện pháp cải tạo hơn là trừng phạt.

Luật Bình đẳng giới được ban hành vào năm 2015, trong đó quy định việc bảo vệ cá nhân trước sự phân biệt đối xử trực tiếp và gián tiếp, trên cơ sở giới tính hoặc xu hướng tính dục. Luật Bình đẳng giới Thái Lan ghi nhận việc thành lập Uỷ ban thúc đẩy bình đẳng giới, với nhiệm vụ cải thiện những khuôn mẫu hành vi về mặt xã hội và văn hoá, nhằm xoá bỏ những định kiến mang tính phân biệt đối xử về giới, cũng như bạo lực trên cơ sở giới.

Các quy định này đã tạo cơ sở pháp lý để Thái Lan triển khai các hoạt động bảo vệ nạn nhân BLGĐ. Tại Thái Lan, ngoài các cơ quan cung cấp dịch vụ công (bao gồm cắc cơ quan hành pháp, Toà án, đại diện pháp lý cho nanh nhân), Thái Lan còn có các cơ quan cung cấp dịch vụ ngoài hệ thống cho các nạn nhân BLGĐ gồm: Đường dây hỗ trợ, các Trung tâm một cửa, mạng lưới rộng lớn của các tổ chức phi chính phủ và các dịch vụ Chính phủ

(1)Đường dây hỗ trợ là đường dây điện thoại miễn phí cung cấp, tư vấn thông tin, hỗ trợ và tham vấn sau khủng hoản. Đường dây hỗ trợ 24 giờ trên toàn quốc thông qua Trung tâm một cửa hỗ trợ khủng hoảng thuộc Bộ Phát triển xã hội và An ninh con người. Đường dây hỗ trợ và chuyển gửi cho nạn nhân.

(2) Các Trung tâm một cửa là các trung tâm dựa và cộng đồng hoặc dựa vào bệnh viện, cung cấp các dịch vụ kết hợp, bao gồm đường dây trợ giúp, hỗ trợ vận động và tham vấn. Các trung tâm này thường có chuyên gia về y tế, về pháp luật, thực hiện trợ giúp nạn nhân tại một điểm, để cung cấp cho nạn nhân một loạt các dịch vụ chăm sóc sức cho nạn nhân, đồng thời, thu nhập và xử lý các bằng chứng về hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình pháp luật một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 50 - 51)

w