Xem Mục 3 Luật Bảo vệ nạn nhân BLGĐ năm 2007 của Thái Lan

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình pháp luật một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 51 - 53)

Thái Lan có khoảng 750 Trung tâm mở cửa thực hiện các dịch vụ hỗ trợ toàn diện và có nhóm ngành cùng hỗ trợ và thực hiện gửi nạn nhân BLGĐ và bạo lực trên cơ sở giới.

(3) Mạng lưới các dịch vụ tư vấn của các tổ chức phi chính phủ: Thái Lan còn có các mạng lưới chuyên hoạt động về các vấn đề bạo lực trên cơ sở giới, tư vấn, hỗ trợ pháp lý và đôi khi, hỗ trợ về tài chính cho nạn nhân.

(4) Các dịch vụ của Chính phủ: Bộ y tế, Bộ phát triển xã hội và An ninh con người, Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, Văn phòng chưởng lý và Trung tâm một cửa hỗ trợ khủng hoảng thuộc Bộ Y tế.

Theo báo cáo kết quả khảo sát do bà Poranee Phuprasert, một quan chức của ThaiHealth, vừa công bố ngày 19-11, số trường hợp bạo lực gia đình ở Thái-lan đã tăng tới 66% kể từ khi các biện pháp kiểm soát dịch được áp đặt vào tháng 3 năm nay. Trong đó, khu vực miền nam Thái-lan là nơi tình trạng bạo lực gia đình tăng cao nhất, với số trường hợp bạo lực tăng tới 48%, trong khi ở Thủ đô Bangkok có mức tăng thấp nhất, ở mức 26%.

Báo cáo cho biết, lý do chính khiến nạn bạo lực gia đình ở Thái-lan gia tăng là do thất vọng về việc thu nhập gia đình bị giảm sút khi nhiều người bị mất việc do tác động của đại dịch Covid-19; đồng thời, lượng rượu, bia tiêu thụ gia tăng trong giai đoạn cách ly xã hội. Bà Poranee nhấn mạnh, theo số liệu của Văn phòng Tội phạm và Ma túy Liên hợp quốc, Thái-lan là một trong những nước có tỷ lệ bạo lực với phụ nữ cao nhất thế giới,

Còn bà Kannikar Charoenluck, Giám đốc Ban thúc đẩy bình đẳng giới thuộc Bộ Phát triển xã hội và An ninh con người cho hay, trong bốn năm qua, mỗi năm tại Thái-lan có khoảng 1.400 vụ bạo lực gia đình, tức trung bình mỗi ngày có bốn vụ. Tờ Bưu điện Bangkok dẫn lời bà Kannikar nói: “Gia đình, lẽ ra là nơi an toàn cho phụ nữ và trẻ em, lại trở thành một nơi đáng sợ khi họ có thể bị đánh đập và xúc phạm”. Bà cho biết thêm, Bộ Phát triển xã hội và An ninh con người đã thành lập trung tâm trú ẩn ở nhiều nơi, trợ giúp những nạn nhân bạo lực gia đình.

Trong khi đó, Quỹ Phong trào tiến bộ nam giới và phụ nữ Thái-lan (WMP) cũng xuất bản một cuốn sách về việc làm thế nào để cộng đồng đóng vai trò trong việc tạo ra các không gian xã hội an toàn cho các nạn nhân bạo lực gia đình.

Bà Angkana Inthasa, Giám đốc WMP nói rằng, cuốn sách giới thiệu kinh nghiệm của những người đã từng tham gia giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình và đưa ra các phương thức để cộng đồng địa phương thông qua đó, cùng nhà chức trách vạch ra các giải pháp lâu dài, giải quyết vấn đề. Cuốn sách cũng bao gồm kinh nghiệm của các nhà lãnh đạo cộng đồng đã từng phải đối mặt với nạn bạo lực trong chính gia đình họ10.

Dựa trên nền tảng pháp lý đồng bộ và nỗ lực thực thi pháp luật về phòng, chống BLGĐ, Thái Lan bước đầu đã có những kết quả tích cực trong việc bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực. Bệnh viện Khon Kaen của Thái Lan đã được nhận Giải thưởng Dịch vụ

10 https://nhandan.vn/tin-tuc-the-gioi/thai-lan-bao-luc-gia-dinh-gia-tang-do-tac-dong-cua-dich-covid-19-625051/ 625051/

công của Liên Hợp Quốc năm 2014 cho Trung tâm một cửa hỗ trợ khủng hoảng về thành tích nâng cao khả năng điều phối dịch vụ công có trách nhiệm giới11.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NỘI DUNG CÓ THỂ CHỌN LỌC VÀ KINH NGHIỆMCHO VIỆT NAM VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH. CHO VIỆT NAM VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH.

Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho xã hội, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em là người yếu thế. Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình. Nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến BLGĐ đã được thông qua, như Chương trình quốc gia phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em 2004; Luật Bình đẳng giới 2006; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007; Kế hoạch hành động về phòng, chống bạo lực gia đình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (BVHTTDL) giai đoạn 2008-2015;... Các qui định pháp luật ở Việt Nam về bạo lực gia đình được thể hiện trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007) và các văn bản pháp luật khác như Luật Bình đẳng giới (2006), Bộ luật Dân sự (1995), Bộ luật Hình sự (1999), Luật Hôn nhân và Gia đình (2000), Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em (2004). Các văn bản quy phạm pháp luật này đã cải thiện đáng kể khung pháp lý và chính sách liên quan tới BLGĐ ở Việt Nam.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, song tình trạng BLGĐ nhìn chung vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường. Một số địa phương vẫn xảy ra các vụ BLGĐ nghiêm trọng. Điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng Cục thống kê, Quỹ dân số liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện năm 2019, công bố năm 2020 cho thấy: Có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng (kể từ lúc điều tra), cứ 3 phụ nữ có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác/hoặc bạo lực tình dục. Đáng chú ý có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ. Chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an. Kết quả điều tra này còn cho thấy, BLGĐ với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP mỗi năm. Đánh giá một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật nhằm phòng chống BLGĐ vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình chưa có nhiều thay đổi và chưa có những chuyển biến tích cực; công tác phòng, chống BLGĐ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Vì thế, sau khi tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật một số Quốc gia về giải pháp phòng chống bạo lực gia đình, từ đó có thể chọn lọc một số kinh nghiệm cho pháp luật nước nhà được hoàn thiện về vấn đề phòng chống bạo lực gia đình và tôi xin rút ra các kinh nghiệm chọn lọc sau.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình pháp luật một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam (Trang 51 - 53)

w