Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành

Một phần của tài liệu 0419 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NH hợp tác xã VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 101)

Để tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, giúp ngân hàng mở rộng và nâng cao Hiệu quả tín dụng, đề nghị Nhà nước, Bộ, Ngành:

3.4.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý đảm bảo ổn định hoạt động kinh doanh

Hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế- xã hội trên cơ sở đó tạo môi trường kinh tế và pháp lý thuận lợi cho hệ thống QTDND hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đây là yếu tố tạo nên sự yên tâm bỏ vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, có được sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô các thành phần kinh tế mạnh dạn hơn trong việc đầu tư chiều sâu, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ như thế sẽ thu hút được một bộ phận khá lớn nguồn vốn tham gia vào quá trình đầu tư của các thành phần kinh tế.

Đưa ra các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và phát huy tối đa các tiềm năng của các thành phần kinh tế. Đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình, tổ chức kinh tế và phát triển sản xuất kinh doanh như cho thuê đất xây dựng cơ sở, hỗ trợ về mặt đào tạo, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Nhà nước với vai trò cầm lái chứ không cầm chèo cần tạo điều kiện cho các QTDND có thể phát huy được tính tự nguyện, tự trợ giúp, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm, tính năng động sáng tạo và phát huy nội lực trong xây dựng và phát triển. Nhà nước chỉ quy định khung pháp lý, đưa ra các điều kiện thành lập, kinh doanh và giám sát việc thực thi chúng chứ không can thiệp bằng các biện pháp hành chính phi thị trường vào hoạt động, quyền tự chủ của QTDND.

3.4.1.2. Hỗ trợ hệ thống QTDND thông qua các chính sách ưu đãi

Để hỗ trợ hệ thống QTDND nói chung, NHHTXVN nói riêng hoạt động Nhà nước cần nghiên cứu các chính sách hỗ trợ ưu đãi cho hệ thống cụ thể như sau:

- Nghiên cứu giảm thuế suất thu nhập doanh nghiệp cho hệ thống NHHTX xuống còn 15% (hiện nay mức thuế suất TNDN với hệ thống NHHTX là 20%) nguồn thuế được miễn giảm NHHTXVN sẽ dùng để tái đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống.

- Tạo điều kiện để NHHTXVN được tiếp cận với các nguồn vốn ODA mà các tổ chức tín dụng quốc tế giải ngân cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thông thông qua Chính Phủ Việt Nam.

- Nghiên cứu tìm kiếm nguồn vốn để cấp bổ sung thêm vốn điều lệ cho NHHTXVN truớc mắt bằng mức vốn pháp định 3.000 tỷ đồng.

- Đề xuất với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nghiên cứu giảm mức phí đóng bảo hiểm tiền gửi cho hệ thống QTDND từ 0,15%năm xuống còn 0,07%/năm để hỗ trợ hoạt động của hệ thống QTDND.

3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Để hỗ trợ hệ thống NHHTX nâng cao Hiệu quả tín dụng, ngăn chặn nợ quá hạn, trong thời gian tới đề nghị Ngân hàng Nhà nuớc cần nghiên cứu thực hiện một số công việc sau:

Thứ nhất: Nghiêncứu cho phép đối với NHHTXXVN, khi tính nguồn vốn huy động ngắn hạn, trung dài hạn bao gồm tiền gửi của các QTDND vì đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động của NHHTXXVN. Khi thực hiện nghiệp vụ điều hòa vốn trong hệ thống QTDND, số tiền gửi của các QTDND về NHHTXVN lớn hơn số tiền của các QTDND vay từ NHHTXX, NHHTX có thể dùng nguồn tiền này đầu tu sang các tài sản sinh lời khác nhu đầu tu trái phiếu chính phủ, cho vay ngoài thành viên ... vừa đảm bảo thanh khoản, vừa đảm bảo khả năng sinh lời.

Theo quy định tại thông tu 36/2014/TT - NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thổng đốc NHNN Việt Nam, NHHTXVN chỉ đuợc đầu tu trái phiếu chính phủ theo tỷ lệ tối đa so với nguồn vốn ngắn hạn là 40%, nhung nguồn vốn ngắn hạn không bao gồm tiền gửi của các QTDND. Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn đối với NHHTXVN theo tỷ lệ tối đa là 60% , không bao gồm tiền gửi ngắn hạn của các QTDND.

Thứ hai: Có chính sách xử lý rủi ro về vốn cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn trong truờng hợp bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan bất khả kháng đối với hệ thống QTDND.

Thứ ba: Tạo điều kiện cho NHHTXVN đuợc tham gia vào các dự án tín dụng quốc tế do Ngân hàng Nhà nuớc đại diện cho Chính Phủ ký kết tham gia để NHHTXVN có thêm nguồn vốn hoạt động

Thứ tư: Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, giám sát, chấn chỉnh hoạt động của QTDND không chỉ về chấp hành các chế độ quy định, thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn mà cả việc tăng cường liên kết với NHHTXVN thông qua cơ chế điều hòa vốn nội bộ (gửi vốn tạm thời nhàn rỗi lên NHHTXXVN) tránh tình trạng QTDND khi thừa vốn không gửi điều hòa nội bộ mà đầu tư ở các TCTD khác, khi thiếu và cần vốn lại đề nghị vay vốn từ NHHTXVN nhằm tăng cường liên kết hệ thống và bảo đảm an toàn cho hệ thống.

Thứ năm: Chấp thuận đề án của NHHTXVN về việc thành lập Công ty kiểm toán trực thuộc NHHTXVN để hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống QTDND phát triển an toàn, hiệu quả

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của NHHTX đã đạt được kết quả tăng trưởng cao và đóng góp đáng kể vào chất lượng hoạt động của ngân hàng giai

đoạn từ năm 2014 cho đến nay. Bên cạnh đó, thiết nghĩ cần phải đề cập đến vai trò

quan trọng trong việc thực thi chiến lược, giải pháp quản trị nhằm đạt được mục tiêu của ngân hàng để đạt được kết quả tốt nhất. Do vậy, việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng như là điều kiện tất yếu để NHHTX

tiếp tục thực hiện định hướng phát triển, chiến lược kinh doanh của mình. Tác giả đã xây dựng các nhóm giải pháp thuộc về bản thân ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHHTX, và một số giải pháp đối với Chính phủ, NHNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong đó, nhóm giải pháp thuộc về bản thân NHHTX, quan trọng nhất vì nó mang tính chất quyết định đến hiệu quả thực hiện định hướng mục tiêu, chiến lược của ngân hàng giai đoạn tới.

KẾT LUẬN

Sau hơn 20 năm hoạt động, hệ thống QTDND nói chung, NHHTXVN nói riêng đã và đang tạo nên một kênh dẫn vốn quan trọng từ nguời có vốn đến nguời sử dụng vốn trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Với những kết quả đạt đuợc trong thời gian qua, NHHTXVN đã phần nào khẳng định đuợc vai trò của mình trong sự nghiệp Công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp phần không nhỏ vào quá trình đua đất nuớc cơ bản trở thành một nuớc công nghiệp theo huớng hiện đại vào năm 2020 nhu mục tiêu chiến luợc mà Đảng và Nhà nuớc đã đề ra. Thực hiện tốt vai trò làm đầu mối cho toàn hệ thống trong mọi lĩnh vực hoạt động, NHHTXVN đã góp phần to lớn vào sự thành công của mô hình NHHTX ở nuớc ta góp phần hạn chế cho vay nặng lãi ở địa bàn nông thôn những năm qua.

Tuy nhiên, tình hình hoạt động đặc biệt là công tác tín dụng của NHHTXVN hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế, chua thực sự đáp ứng đuợc những mục tiêu đề ra. Việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHHTXVN có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của toàn hệ thống QTDND nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn.

Nghiên cứu, nâng cao hiệu quả tín dụng của NHHTXVN là một vấn đề rất cần thiết, tuy nhiên đây là một nghiên cứu mới mẻ. Do vậy trong quá trình nghiên cứu tác giả đã kết hợp giữa lý luận và thực tiễn hoạt động của NHHTXVN để phân tích đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả tín dụng và đua ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của NHHTXXVN. Nội dung của luận văn tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về NHHTXX, nâng cao hiệu tín dụng của NHHTX cũng nhu tìm hiểu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng của một số mô hình NHHTX trên thế giới và bài học áp dụng cho Việt nam

Thứ hai: Luận văn đã nghiên cứu, phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng của NHHTXVN trong thời gian qua, từ đó đánh giá những kết quả đạt đuợc

và những tồn tại cũng như nguyên nhân tồn tại cần khắc phục

Thứ ba: Trên cơ sở thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng của NHHTXVN giai đoạn 2014 - 2016, phương hướng nhiệm vụ của NHHTXVN trong thời gian tới tác giả đã xây dựng đề xuất một số giải pháp chính và đưa ra một số nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của NHHTXVN trong thời gian tới.

Do đề tài nghiên cứu rộng và phức tạp, bản thân tác giả còn nhiều hạn chế về trình độ, chắc chắn trên góc độ nào đó luận văn còn tồn tại và khiếm khuyết. Tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này.

Qua việc nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tác giả cũng chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ dẫn nhiệt tình của TS. Đào Minh Tú cùng các Thầy Cô trong Khoa Tài chính ngân hàng - Học viện ngân hàng và các đồng nghiệp đã có nhiều ý kiến đóng góp để tác giả hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHHTXVN các năm 2014-2016

2. Các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng của Ngân hàng Hợp tác.

3. Giáo trình Tín dụng ngân hàng, Học viện Ngân hàng, NXB Thống kê Hà Nội.

4. Tài liệu học tập Tín dụng ngân hàng 2011-2012, khoa Ngân hàng - Bộ môn NHTM, Học viện Ngân hàng.

5. Tài liệu bài giảng Quản trị rủi ro, phân tích tài chính, thẩm định tín dụng (2014), Học viện ngân hàng.

6. Tài liệu đào tạo Phân tích tài chính Quỹ tín dụng nhân dân (2014), Học viện ngân hàng.

7. TS. Lê Thanh Tâm (2014), Quản trị rủi ro của Quỹ tín dụng nhân dân.

8. Luật các Tổ chức tín dụng 2010.

9. Luật Hợp tác xã số 18/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

10. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

11. Thông tư số 14/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi bổ sung một số điều cảu quy định về phân loại nợ, trích lập và sử sụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng cảu tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN.

12. Thông tư số 31/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về ngân hàng hợp tác xã.

13. Thông tư số 04/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về quỹ tín dụng nhân dân.

14. Thông tư số 09/2016/TT-NHNN ngày 17 tháng 06 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về ngân hàng hợp tác xã, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.

15. Thông tư số 27/VBHN-NHNN ngày 28/06/2016 của Ngân hàng Nhà nước quy định về Ngân hàng Hợp tác xã.

16. Một số trang web: - Co-opbank.vn - http://www.sbv.gov.vn - http://vneconomy.com - http://vnexpress.net - http://www.thoibaonganhang.vn - http://www.tapchitaichinh.vn

Một phần của tài liệu 0419 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NH hợp tác xã VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w