Nam - Chi nhánh Ba Đình
Hiện nay, bộ máy hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình có khoảng 280 cán bộ nhân viên (trong đó có trên 85% có trình độ Đại học và trên Đại học, 10% có trình độ trung cấp, cao đẳng và đang đào tạo Đại học, còn lại là lao động giản đơn) gồm 6 phòng thuộc trụ sở chính và 15 phòng Giao dịch được phân bổ rộng khắp trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ. Sơ đồ bộ máy quản lý của NHCT Ba Đình:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình được quy định như sau:
- Giám đốc: Phụ trách chung và điều hành công việc của toàn Chi nhánh. Chịu trách nhiệm toàn diện cho mọi hoạt động của Chi nhánh trước Chủ tịch HĐQT Ngân hàng công thương.
28
- Phó giám đốc phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc giao phù hợp với quy định của Ngân hàng công thương. Phụ trách hoạt động kinh doanh của các phòng KHDNL và KHDNNVV. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và chủ tịch HĐQT Ngân hàng công thương về hoạt động kinh doanh của khối khách hàng doanh nghiệp và các bộ phận liên quan.
- Phó giám đốc phụ trách khối bán lẻ: Thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc giao phù hợp với quy định của Ngân hàng công thương. Phụ trách hoạt động kinh doanh của Phòng bán lẻ và các phòng giao dịch. Chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của khối bán lẻ trước Giám đốc Chi nhánh cũng như trước Chủ tịch HĐQT Ngân hàng công thương.
- Phó giám đốc phụ trách khối hỗ trợ: Thực hiện nhiệm vụ được Giám đốc giao phù hợp với quy định của Ngân hàng công thương. Phụ trách hoạt động kinh doanh của Phòng Ke Toán, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Tổng hợp. Chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động của khối hỗ trợ trước Giám đốc Chi nhánh cũng như trước Chủ tịch HĐQT Ngân hàng công thương
- Phòng KHDN lớn (bao gồm cả các Khách hàng FDI) là phòng có vai trò quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh vì tổng số dư nợ, nguồn vốn chiếm tới 70% của toàn chi nhánh. Phòng KHDNL có chức năng chính là: (i) tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, chăm sóc khách hàng; (ii) thẩm định, đề xuất, kiểm soát khoản vay trước, trong và sau khi cho vay đối với khách hàng là Doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp FDI. Bên cạnh đó là phối hợp với các phòng ban liên quan nghiên cứu, cung cấp các gói sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng công thương tới khách hàng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Trong phòng KHDNL có tổ Tài trợ thương mại là đầu mối quản lý, tổng hợp, giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các hoạt động tài trợ thương mại của Chi nhánh, đảm bảo đúng quy trình, quy định của Ngân hàng công thương, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mảng tài trợ thương mại.
29
nhánh, trực tiếp giao dịch với khách hàng nhằm thu hút nguồn vốn cũng nhu cho vay. Phòng có 02 chức năng chính là: (i) tìm kiếm, tiếp thị, tu vấn, chăm sóc khách
hàng; (ii) thẩm định, đề xuất, kiểm soát khoản vay truớc, trong và sau khi cho vay đối với Khách hàng là DNNVV. Bên cạnh đó là phối hợp với các phòng ban liên quan nghiên cứu, cung cấp các gói sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng công thuơng tới khách hàng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.
- Phòng bán lẻ: Cũng nhu phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng bán lẻ cũng có 2 chức năng chính là: (i) đầu mối trong việc tìm kiếm, chăm sóc, tu vấn, tiếp thị khách hàng thuộc khối bán lẻ; (ii) thẩm định, đề xuất, kiểm soát khoản vay; Phối hợp với các phòng ban nhằm cung cấp các gói sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng. Phân phối chỉ tiêu, kế hoạch tới các Phòng giao dịch nhằm thực hiện tốt chỉ tiêu mà Ngân hàng công thuơng giao, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.
- Các Phòng giao dịch: Thực hiện công tác huy động, cho vay và bán chéo sản phẩm tới khách hàng. Chịu trách nhiệm báo cáo số liệu về phòng bán lẻ, phối hợp các phòng ban khác nhằm cung cấp các gói sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng, nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.
- Phòng Kế toán: Là phòng có chức năng chính trong việc huy động nguồn tiền gửi của ngân hàng, trực tiếp chăm sóc, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tới khách hàng. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý tiền mặt đảm bảo mọi giao dịch đều thực hiện đúng quy định Pháp luật, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Trong phòng kế toán có 1 bộ phận rất quan trọng đối với hoạt động của chi nhánh đó là phòng thông tin điện toán, chức năng của phòng là thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh, bảo trì, bảo duỡng máy tính đảm bảo hệ thống thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác điện toán, phối hợp với các phòng ban cập nhật các ứng dụng /dữ liệu/ tham số.
30
- Phòng Tổng hợp tiếp thị: có trách nhiệm chính là tổng hợp các số liệu nhằm tham vấn cơ chế, chính sách cho ban lãnh đạo Chi nhánh, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.