Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng

Một phần của tài liệu 0429 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh điện biên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 44)

5. Ket cấu của luận văn

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng

1.2.3.1. Các nhân tố khách quan

Tình hình biến động kinh tế trong nước và thế gi ới.

Nền kinh tế nằm trong mối quan hệ biện chứng với nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, nên việc ảnh hưởng của một lĩnh vực này có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực khác và ngược lại. Hoạt động của ngân hàng thương mại có thể được coi là

25

chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng- đặc biệt là hoạt động tín dụng.

Sự biến động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, khủng hoảng, sự vận động các chu kỳ kinh tế,...hay các biến động về chính trị xã hội;thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,...sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động tín dụng. Ví dụ, một nền kinh tế ổn định tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao. Tức là các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường ổn định thì khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, từ đó mà có thể trả vốn và lãi cho ngân hàng. Ngược lại khi nền kinh tế biến động thì các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cũng thất thường ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng.

• Những nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước

Do hoạt động của ngân hàng có tác động lớn đến sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội nhưng mạng lại rủi ro cao và có tính lan truyền lớn nên phải được sự quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước và NHNN.

Để thưc hiện chính sách tiền tệ, NHNN đưa ra quy định cụ thể về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ cho vay đối với từng đối tượng khách hàng,..mức lãi suất cơ bản, lãi suất trần, lãi suất sàn,...hay thông qua hoạt động trên thị trường mở.

Tùy theo mức độ can thiệp của nhà nước vào các quan hệ kinh tế mà các quy định đưa ra chỉ mang tính hướng dẫn, điều tiết hoạt động của các NHTM hoặc bắt buộc NHTM phải thực hiện. Việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt hay mở rộng tác động rõ nét đến hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khi các chính sách nới lỏng tạo điều kiển cho ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng,tăng quy mô vốn cho nền kinh tế; nhưng việc này cũng có thể dẫn đến các khoản tín dụng kém chất lượng khó xử lý sau này. Khi thực hiện chính sách thắt chặt, quy mô cung cầu vốn thu hẹp, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong ho ạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây trở ngại cho ngân hàng khi thu hồi nợ.

26

Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Neu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Ngược lại nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao.

• Môi trường văn hóa, xã hội

Hoạt động tín dụng của ngân hàng trước hết phụ thuộc vào nhu cầu tín dụng và thị hiếu, tập quán của khách hàng. Mỗi vùng miền với yếu tố văn hóa, xã hội khác nhau, phân bố ngành, tiềm năng phát triển kinh tế xã hội, tập quán tiêu dùng của người dân,...là yếu tố quan trọng để đánh giá việc thành lập chi nhánh, mở rộng mạng lưới hoạt động, hay các sản phẩm dịch vụ chính của ngân hàng. Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động tín dụng của chính ngân hàng

Tính cạnh tranh trong ho ạt động ngân hàng

Ngày nay, với sự mở rộng của hoạt động kinh doanh trong nước và quốc tế, các NHTM có vốn đầu tư nước ngoài du nhập càng nhiều và phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Từ đó có thể thấy, ngành ngân hàng là một ngành vừa mang tính cạnh tranh gay gắt lại có tính dây truyền hệ thống rất cao nên NHTM chịu tác động rất lớn từ đối thủ cạnh tranh. Môi trường cạnh tranh cao khiến các ngân hàng gặp không ít khó khăn, thách thức, thậm chí thu lỗ, nhưng mặt khác nó cũng tạo điều kiện nâng cao chất lượng trình độ công nghệ hiện đại hóa ngân hàng.

1.2.3.2. Các nhân tố liên quan đến bản thân ngân hàng

• Chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng của là một trong những chính sách trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Đó là yếu tố đầu tiên tác động đến việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng,bao gồm các quy định về quy trình và nguyên tắc cho hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng có tính chất quyết định đến hiệu quả hoạt động tín dụng, thể hiện ở những điểm sau:

27

Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của ngân hàng Nhà nước, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng. Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo. Đối với mỗi khách hàng, ngân hàng có thể đưa ra các chính sách khác nhau cho phù hợp. Ví dụ như với các khách hàng có uy tín với ngân hàng thì ngân hàng có thể cho vay không có tài sản đảm bảo, có hạn mức cao hơn, lãi suất ưu đãi hơn; còn đối với các khách hàng khác, việc có tài sản đảm bảo là cần thiết.

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng xã hội.

Quy trình tín dụng bao gồm những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Một quy trình khoa học với thủ tục nhanh gọn, thuận tiện cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, an toàn cho ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên tính cạnh tranh của ngân hàng và nâng cao hiệu quả tín dụng cả về quy mô và chất lượng tín dụng.

• Mạng lưới chi nhánh và thị trường hoạt động

Hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp cận nhiều khách hàng hơn, thu thập được thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó, ngân hàng dễ dàng đánh giá khách hàng, chất lượng các khoản tín dụng cũng như giám sát khoản tín dụng một cách hiệu quả, khai thác thị trường tiềm năng và phát triển các sản phẩm mới.

Công tác tổ chức ngân hàng

Ngân hàng được tổ chức một cách có khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các ngân hàng với nhau trong toàn hệ thống cũng như với các cơ quan liên quan khác. Qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng.

28

• Khả năng đa dạng hóa khoản vay

Việc đa dạng hóa các khoản vay thông qua cấp tín dụng cho nhiều đối tượng khách hàng trên nhiều thị trường, nhiều khu vực khác nhau...giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro tín dụng. Tuy nhiên việc đa dạng hóa có thể làm phân tán nguồn lực của ngân hàng, giảm khả năng tập trung và phân tán chuyên môn của cán bộ ngân hàng dẫn đến gia tăng các khoản vay kém chất lượng. Vì vậy, cần tìm hiểu cân nhắc kỹ trước khi đưa ra một sản phẩm cho vay mới.

Phẩm chất và trình độ cán bộ

Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chân thực của các báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng (như sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp đi vay ở nhiều nơi..) từ đó phân tích được khả năng quản lý và năng lực thực sự của khách hàng để quyết định có cho vay hay không.

• Trình độ công nghệ ngân hàng

Công nghệ ngân hàng hiện đại với những chương trình phần mềm tiên tiến, khoa học, thiết bị hiện đại với những chương trình phần mềm tiên tiến, thiết bị hiện đại cho phép thu thập và quản trị thông tin nhanh chóng, hiệu quả,...từ đó phát hiện kịp thời rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, công nghệ hiện đã sẽ hỗ trợ đắc lực cho cán bộ ngân hàng, xử lý hồ sơ nhanh gọn, thông tin chinh xác, hạn chế ý kiến chủ quan,...từ đó giảm rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Trình độ quản lý rủi ro

Công tác quản trị rủi ro tín dụng cho phép ngân hàng đánh giá, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Từ đó, giúp tài trợ cho những khách hàng có mức rủi ro có thể chấ nhận được, loại bớt những khoản tín dụng kém chất lượng, cho phép

29

ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng mà vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình.

1.2.3.3. Các nhân tố từ phía khách hàng

Khách hàng là người lập phương án, dự án xin vay và sau khi được ngân hàng chấp nhận, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy, khách hàng cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

• Năng lực tài chính của khách hàng

Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến việc khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Khả năng tài chính của khách hàng gồm khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng cân đối vốn,...Khả năng tài chính sẽ quyết định đến tính sinh lời, tính hiệu quả của việc sử dụng vốn, từ đó ảnh hưởng đến khoản tiền vay của ngân hàng.

Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường; không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối,. .thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, hiệu quả tín dụng của ngân hàng bị ảnh hưởng. Và ngược lại năng lực của khách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sử dụng có hiệu quả.

• Sự trung thực của khách hàng

Nếu các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích khi xin vay thì sẽ không trả được nợ dúng hạn.

Đặc thù của đối tượng khách hàng: ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, thị trường hoạt động

Với mỗi đối tượng khách hàng có những đặc điểm khác nhau về ngành nghề, thị trường hoạt động,...mà ngân hàng phải lựa chọn những phương thức tài trợ tín dụng

30

phù hợp. Mặt khác, với mỗi đối tượng khách hàng lại gắn với rủi ro tín dụng khác nhau, nên hiểu được đặc thù của từng nhóm đối tượng khách hàng là yếu tố tiên quyết để đạt được hiệu quả tín dụng

• Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng

Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau: do thiên tai, hoả hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sự thay đổi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp...Ví dụ như giá bán nguyên vật liệu tăng vọt nhưng giá bán sản phẩm không thay đổi sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, ảnh hưởng đến việc trả nợ ngân hàng. Nếu doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm lên thì sẽ bị khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu hồi vốn chậm, dễ dàng vi phạm việc trả nợ ngân hàng về mặt thời hạn.

• Các bảo đảm tín dụng

Thông thường các khoản tín dụng đều được ngân hàng đòi hỏi phải có khoản đảm bảo.

Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sản của các pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sỡ hữu. Tài sản cố định phần lớn là nhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp. Trong khi đó nhu cầu vay vốn ngân hàng là rất lớn. Như vậy nếu cho vay theo đúng chế độ thì hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặc được cho vay nhưng không đáng kể. Bảo đảm tín dụng tạo ra nguồn thu nợ trong trường hợp khách hàng không thể trả nợ như cam kết ban đầu. Do đó, chất lượng và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay theo tài sản đảm bảo có ảnh hưởng không nhỏ đến rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng.

Sự không theo kị p với quá trình đổi mới

Nhiều doanh nghiệp nhà nước thường có thói quen dựa dẫm trông chờ vào nhà nước. Vốn tự có của họ ít nhưng lại được giao những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh lớn. Hơn nữa, do đã quen với kiểu làm ăn bao cấp nên khi chuyển sang cơ chế thị trường tự hạch toán kinh doanh, họ vay vốn ngân hàng để kinh doanh nhưng khi thua lỗ vẫn trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước như trước đây. Điều này ảnh

31

hưởng đến chất lượng khoản vay cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng của bản thân ngân hàng cho vay.

Trên đây là những nhân tố chính tác động tới hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, cần nghiên cứu và nhận thức đúng đắn các yếu tố trên, cùng với kết quả hoạt động thực tiễn của các ngân hàng thương mại, để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục có tính khả thi cao.

Tóm tắt chương I

Trong chương I, bài luận văn đã khát quát những khái niệm cơ bản về quá trình hình thành hoạt động tín dụng,phân loại và vai trò của hoạt động tín dụng. Từ đó phân tích hoạt động tín dụng ngân hàng và hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM,các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Phần thực trạng về hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên sẽ được trình bày trong chương II.

32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu 0429 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh điện biên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w