Đánh giá hiệu quả tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên

Một phần của tài liệu 0429 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh điện biên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 88)

5. Ket cấu của luận văn

2.3. Đánh giá hiệu quả tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên

2.3.1. Ket quả đạt được

Trong giai đoạn 2014-2016, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên đã đạt được những thành tựu đáng kể. Với phương châm hoạt động “Agribank - Mang phồn thịnh đến với khách hàng” Agribank chi nhánh tỉnh Điên Biên luôn không ngừng nỗ lực để phát triển bền vững, đổi mới công nghệ (hệ thống giao dịch IPCAS được triển khai từ năm 2008), giảm thiểu bộ máy hành chính tái cơ cấu bộ máy, cách thức quản lý để tăng chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu càng cao về vốn đầu tư của khách hàng. Thêm vào đó là nâng cao hoạt động tín dụng, tăng chất lượng tín dụng để chi nhánh Agribank tỉnh Điện Biên luôn là ngọn cờ đi đầu trong ho ạt động phát triển kinh tế toàn tỉnh. Trong những năm vừa qua chi nhánh Agribank tỉnh Điện Biên đã đạt được những thành tựu đáng kể, cụ thể như sau:

Thứ nhất, công tác kiểm soát tín dụng luôn được coi trọng. Nợ xấu được duy trì ở mức đảm bảo theo quy định của NHNN, các khoản nợ xấu được phân loại phân tích đánh giá chi tiết nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, từ đó xét trách nhiệm của cán bộ liên quan và tìm biện pháp thu hồi, xử lý các khoản nợ xấu. Chi nhánh không ngừng đã dạng hóa các khoản vay, các khoản hỗ trợ không phân biệt các thành phần kinh

69

tế từ đó giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất, tăng đối tượng khách hàng có nhu cầu vay vốn, giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của toàn hệ thống Agribank nói chung và của Agribank tỉnh Điện Biên nói riêng. Do nguồn huy động ngắn hạn cao, nên việc tập trung nhiều vào cho vay ngắn hạn giúp cho Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên cân bằng được nguồn huy động và cho vay, thu hồi vốn nhanh hơn, đồng thời chủ động được các nguồn vốn cần thiết khi khách hàng cần rút tiền nhằm nâng cao khả năng thanh toán. Các khoản cho vay trung và dài hạn được tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án thủy điện, các dự án phục vụ sản xuất kinh doanh phát triển cây ăn quả cây cà phê, góp phần to lớn vào sự ổn định kinh tế và phát triển xã hội của vùng

Thứ hai, quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh không ngừng được mở rộng và tăng trưởng nhanh. Dư nợ tăng mạnh mẽ trung bình khoảng 1000 tỷ đồng hàng năm. So với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, quy mô tín dụng của Agribank tỉnh Điện Biên luôn chiếm tỷ trọng lớn (theo báo cáo tổng kết hàng năm của ngân hàng nhà nước, dư nợ cho vay tại Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên đều chiếm trên 50% tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh Điện Biên), thu nhập từ hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu trong hoat động kinh doanh của ngân hàng, góp phần tăng thu nhập và là cơ sở để tạo ra nguồn lợi nhuận lớn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, để chi nhánh mở rộng ho ạt động nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như đổi mới công nghệ để phục vụ khách hàng được tốt hơn.

Thứ ba, chi nhánh không ngừng đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, đáp ứng tốt nhất công tác huy động và cho vay trong ngân hàng. Với sự đa dạng về các sản phẩm tiết kiệm, cho vay,hoạt động thương mại dịch vụ, Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên đang ngày càng tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng với mọi tầng lớp trong xã hội, từ những nhu cầu nhỏ nhất như mua xe, vay tiêu dùng đến những khoản vay lớn phục vụ sản xuất kinh doanh. Năm 2016, doanh thu từ hoa hồng ABIC đạt giải nhất chương trình thi đua theo kế hoạch, hoàn thành việc xây dựng đồng bộ hóa hệ thống nhận diện thương hiệu theo chỉ đạo của Agribank. Tất cả đều góp phần đưa thương hiệu Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên vươn cao

70

vươn xa, trở thành chỗ đứng, chỗ dựa vững chắc của khách hàng trên thị trường tài chính hiện nay.

Thứ tư, điều hành linh hoạt nhanh nhạy về lãi suất huy động .lãi suất cho vay bám sát diễn biến thị trường để điều chỉnh cơ chế, chính sách khách hàng trước sự cạnh tranh quyết liệt, gay gắt từ các NHTM khác, qua đó giữ vững được thị phần và tăng trưởng được nguồn vốn, dư nợ, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt tín dụng tăng trưởng theo hướng tăng dần tỷ lệ dư nợ cho hoạt động cho vay HSX&CN đã được chú trọng đẩy mạnh. Chủ động trước những kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, đảm bảo cân đối chặt chẽ các khoản thu chi, dự báo và xử lý những tình huống phát sinh có thể ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, đặc biệt là những tháng cuối năm.

Thứ năm, chi nhánh luôn không ngừng cố gắng tìm tòi các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giải quyết các giao dịch giúp rút ngắn thời gian cho khách hàng. Chi nhánh đã thành lập các phòng kiểm tra đánh giá phê duyệt tín dụng để công tác xét duyệt tín dụng giải ngân được diễn ra nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Công tác thu hồi kiểm tra đôn đốc được chú trọng. Trong thời gian gần đây cùng với sự giúp đỡ của NHNN, VAMC và chính bản thân chi nhánh, nhiều khoản nợ quá hạn đã được thu hồi và xử lý các tài sản đảm bảo giúp giảm thiểu nợ xấu nợ quá hạn, giúp thu hồi vốn và tăng linh hoạt cho toàn hệ thống.

Thứ sáu, về vấn đề con người. Luôn có sự đoàn kết, nhất trí cao trong nội bộ, từ giám đốc ban lãnh đạo các phòng, chi nhánh thường xuyên tậ trung bàn bạc, tìm giải pháp quyết liệt chỉ đạo và thực hiện. Công tác tổ chức cán bộ được đổi mới, phát huy được hiệu quả trong việc luân chuyển bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ từ văn phòng tỉnh đến các chi nhánh. Cơ chế khoán được thực hiện và quán triệt triệt để đến từng đơn vị và người lao động thông qua giao khoán kết hợp với chính sách thi đua khen thưởng đã làm chuyển biến nhận thức của cán bộ viên chức, siết chặt kỷ cương trong giao khoán và điều hành kế hoạch. Ngoài ra, chi nhánh luôn củng cố và tăng cường mối quan hệ với chính quyền đại phương các cấp, đặc biệt là với ngân

71

hàng cấp trên và các ban, trung tâm tại trụ sở chính, qua đó những khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh đã được hỗ trợ xử lý kịp thời nhứ: công tác tổ chức cán bộ, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, xử lý các khoản vay vượt quyền phán quyết,...

Thứ bảy, Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên luôn giữ vai trò là lá cờ đầu trong toàn bộ hệ thống Agribank toàn tỉnh, hỗ trợ cho các huyện khó khăn hơn như Tủa Chùa, Mường Ăng,..để phát triển cơ sở hạ tâng, vật chất, hạ tầng, giao thông nhằm nâng cao đời sống cho người dân.

Bằng những cố gắng nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên đã và đang khẳng định là một trong những ngân hàng hàng đầu, với nguồn vốn, dư nợ cho vay góp phần cải thiện đáng kể vào sự thay đổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Điện Biên.

Mặc dù có nhiều thành công nhưng trong điều kiện kinh tế của nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục, việc đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và hạn chế.

2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại

Tuy nhiên trong thời gian qua, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng hoạt động tín dụng của chi nhánh Agribank tỉnh Điện Biên vẫn còn có một số yếu kém còn tồn tại như sau:

Thứ nhất, nguồn vốn huy động tại địa phương tăng trưởng thấp, đặc biệt là những tháng cuối năm liên tục giảm mạnh. Như năm 2016, nguồn huy động chỉ đạt 91% kế hoạch trụ sở chính giao, một số đơn vị tăng trưởng thấp hoặc giảm (do nguồn tiền gửi các TCKT giảm) như: Hội sở -6%, Điện Biên Đông -8%, TP Điện Biên 0%, Mường Lay +1%, Tủa Chùa +3%. Nguồn vốn huy động thấp lại chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng do đó ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tín dụng của chi nhánh. Bên cạnh đó, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn tại chi nhánh cao so với quy định chung của toàn ngành. Năm 2014 dư nợ trung dài hạn của chi nhánh chiếm 54,55%; năm 2015 chiếm 49,45% và đến năm 2016 chiếm 50,93% tổng dư nợ. Dù dư nợ cho vay trung và dài hạn đang được khống chế giảm dần nhưng vẫn

72

còn ở mức cao. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động của chi nhánh do nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu, hoạt động tín dụng vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn UTĐT và nguồn vốn của Agribank Việt Nam.

Thứ hai, hoạt động tín dụng còn nhiều các khoản vay ngắn hạn với mục đích hỗ trợ tiêu dùng, kinh doanh nhỏ. Đối tượng tín dụng chủ yếu là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, các khoản vay thường có quy mô nhỏ và thường là cho vay theo món. các khoản vay tín dụng tăng trưởng khá, song không đồng đều ở các đơn vị; dư nợ cho vay doanh nghiệp vẫn còn tập trung ở một số khách hàng; đầu tư tín dụng doanh nghiệp còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp ít nên hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của đơn vị nhất là các chỉ tiêu nợ xấu và tài chính. Hơn nữa, do phần lớn khách hàng là cá nhân và hộ gia đình ở trong địa bàn trên địa nông thôn nên tài sản đảm bảo cho các khoản vay khó phát mại trong trường hợp phải tiến hành phát mại tài sản đảm bảo - một công việc tốn nhiều thời gian mà nhiều khi giá trị thu hồi không đủ nợ vay hoặc các tài sản đảm bảo không bán được gây nên rủi ro mất vốn lớn. Đặc biệt tại Agribank Chi nhánh huyện Mường Ang - tỉnh Điện Biên, những năm 2010 và 2011 khi giá cà phê trên thế giới ở mức cao. Nhưng đến năm 2013 và những tháng đầu năm 2014, giá cà phê xuất khẩu trên thế giới đồng loạt giảm giá, làm giá trị vườn cây cũng bị giảm tương ứng, nên việc xác định giá trị tài sản đảm bảo đối với các khoản vay tại Chi nhánh là rất khó khăn, ảnh hưởng đến nợ xấu của doanh nghiệp.

Thứ ba, hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn vẫn còn chưa hiệu quả cao, việc gắn kết giữa khách hàng nông nghiệ với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ chưa cao nên hiệu quả đồng vốn mang lại thấp. Hơn nữa chưa thu hút được đối tượng khách hàng doanh nghiệp, đại đa số vẫn là khách hàng cá nhân và hộ giao dịch nên số lượng khách hàng lớn các món vay còn nhỏ lẻ do đó khối lượng công việc và các hồ sơ tài liệu, ấn phẩm phục vụ cho hoạt động tín dụng lớn dẫn đến chi phí phát sinh cho hoạt động tín dụng lớn, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động kinh doanh.

73

Thứ tư, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ luôn thấp hơn so với tỷ lệ cho phép (<3%). Tuy nhiên nợ xấu còn tiềm an là không nhỏ, đặc biệt khi thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN từ ngày 01/01/2015 và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữa nguyên nhóm nợ theo thông tư 09/2014/TT-NHNN hết hiệu lực từ ngày 01/04/2015. Nợ xấu tiềm ẩn nguy cơ tăng cao ngoài nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế, quy định mới của NHNN còn có nguyên nhân chủ quan về chất lượng cho vay, quản lý dòng tiền, quản lý khách hàng, giám sát xử lý sau khi cho vay. Năm 2016, mặc dù tỷ lệ nợ xấu được đưa về mức 1,94%/tổng dư nợ theo đúng lộ trinh đề ra nhưng còn cao hơn so với mức 1,89% của toàn hệ thống Agribank và tiềm ẩn nhiều khoản nợ xấu có thể phát sinh trong thời gian tới, đặc biệt là các khoản vay của chi nhánh Mường Ăng, các khoản nợ đã được cơ cấu lại tại Hội Sở, Mường Lay, Điện Biên Đông, huyện Điện Biên,..Kết quả xử lý nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro chưa hiệu quả, việc xử lý nợ xấu thông qua bán nợ cho VAMC tiếp tục ảnh hưởng đến khả năng tài chính của toàn chi nhánh do phải trích lập dự phòng rủi ro trái phiếu đặc biệt hàng năm và vẫn phải trả phí điều hòa vốn cho phần dư nợ chưa trích.

Thứ năm, tình hình thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng còn chậm và còn nhiều trở ngại, các cán bộ tín dụng chưa sâu sát trong quản lý khoản cho vay chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, thiếu nghiêm túc trong công việc, chưa thực sự đi sâu bám sát khách hàng để có thể tiếp cận và theo dõi tình hình biến động về tài chính, hoạt động kinh doanh và trình trạng về tài sản đảm bảo. Do trình độ cũng như nhận thức của cán bộ còn chưa cao,việc khen thưởng khích lệ cũng như xử phạt chưa được thực hiện đúng mức. Ví dụ như các khoản nợ không được thu hồi cán bộ sẽ bị xử phạt ngay nhưng việc thu hồi nợ đúng thời gian quy định lại không được khen thưởng. Từ năm 2014, chi nhánh đã thực hiện thêm chính sách khen thưởng với cán bộ tín dụng giảm được nợ xấu tại chi nhánh, điều này cũng đã hỗ trợ một phần nào giúp cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao hơn

Thứ sáu, việc thu thập thông tin khách hàng, thông tin khoản vay, thông tin tín dụng của chi nhánh vẫn chưa được thực hiện hiệu quả. Chủ yếu các thông tin này là do khách hàng cung cấp và các thông tin cũ được lưu trữ tại chính ngân hàng.

74

Do đó việc thẩm định chỉ dựa trên những thông tin chủ quan của khách hàng. Quá trình thẩm định các dự án của khách hàng còn thực hiện chưa tốt, nhiều dự án treo không hiệu quả vẫn được duyệt làm tăng nguy cơ mất vốn của ngân hàng. Trình độ của cán bộ ngân hàng còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc thẩm định các dự án đầu tư và thời gian xử lý công việc còn dài gây phiền hà khó khăn cho khách hàng.

2.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hi ệu quả hoạt động tín dụng của Agribank-Chi nhánh tỉnh Điện Biên trong thời gian qua. Chi nhánh tỉnh Điện Biên trong thời gian qua.

2.3.3.1 Nguyên nhân từ bản thân phía ngân hàng

về công tác huy động vốn

Thứ nhất, các sản phẩm huy động vốn tuy đã có nhiều hơn trước đây, nhưng nếu so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới thì các sản phẩm huy động vốn của NHTM còn ít và đơn điệu, chưa thể hiện được những vai trò của ngân hàng như khả năng thanh toán, chi trả nhanh, tính đa dạng phong phú hấp dẫn người dân, do vậy hoạt động huy động vốn tăng trưởng chưa tương xứng với tốc độ phát triển tín dụng. Hiện nay các sản phẩm vay của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên chủ yếu theo lối truyền thống với hai loại khách hàng chính là cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ việc mở rộng tìm kiếm các khách hàng thuộc các ngành nghề mới còn hạn chế.

Thứ hai, NHTM vẫn còn thụ động trong công tác huy động vốn, chưa chủ động tiế cận đến tổ chức người dân. Dù đã đặt chỉ tiêu cho tất cả cán bộ công nhân viên trong chi nhánh nhưng nhiều cán bộ do tính chất công việc làm việc tại văn phòng và không có kinh nghiệm nhiều nên không hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng khác trên địa bàn với mức lại suất cạnh tranh hấp dẫn hơn, hình thức phong phú đa dạng hơn khiến cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh càng thêm thách thức.

Một phần của tài liệu 0429 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh điện biên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w