2.3.2.1. Hạn chế
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Hà Tĩnh đã được quan tâm và đạt được một số bước tiến trong công tác quản trị điều hành, tuy nhiên còn rất nhiều tồn tại, hạn chế cần tiếp tục nỗ lực khắc phục để đưa hoạt động này trở thành hoạt động cốt lõi của BIDV Hà Tĩnh. Cụ thể:
- Thứ nhất, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân giảm. Do chia tách chi nhánh Kỳ Anh nên dự nợ khách hàng cá nhân cuối kì năm 2016 giảm 112 tỷ đồng so với năm 2015. Do đó trong thời gian tới BIDV cần có những biện pháp để thu hút khách hàng vay vốn khách hàng cá nhân nhằm bù đắp dư nợ của khách hàng đã chuyển giao cho BIDV Kỳ Anh.
-Thứ hai, tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân/tổng dư nợ chiếm bình quân khoảng 24 -30% tổng dư nợ là mức trung bình so với tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân của hệ thống nhưng vẫn ở mức thấp so với một số Ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh.
- Thứ ba, số lượng sản phẩm tín dụng bán lẻ tuy có tăng nhưng vẫn chưa đa dạng, chi nhánh mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống mà chưa có sự phát triển đồng đều. Sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của BIDV được đánh giá là khá đa dạng, phong phú, tuy nhiên vẫn chưa có sản phẩm mang tính đặc thù và khác biệt với các sản phẩm khác của các ngân hàng bạn. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh chủ yếu tập trung chính vào các sản phẩm truyền thống như cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay hỗ trợ nhà ở, cho vay cầm cố
GTCG/TTK. Việc chỉ tập trung phát triển vào một số ít sản phẩm vay cũng đã ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng dư nợ bán lẻ tại chi nhánh, giảm sức cạnh tranh trên thị trường so với các ngân hàng khác đồng thời đã bỏ qua nhiều khách hàng tiềm năng Điều này dẫn đến giảm sức cạnh tranh trên thị trường so với các ngân hàng khác đặc biệt là thị phần cho vay ô tô tại các đơn vị hầu như bỏ ngỏ. Hơn nữa, việc tập trung quá sâu vào một số sản phẩm tín dụng cũng dễ chịu rủi ro, khi sản phẩm bị cạnh tranh nếu chi nhánh không có biện pháp ứng phó phù hợp sẽ dẫn đến quy mô bị suy giảm, lúc này biện pháp chuyển sang phát triển sản phẩm khác sẽ khó khăn hơn, giảm cơ hội phát triển.
- Thứ tư, chính sách tín dụng của Chi nhánh chưa được khai thác hiệu quả. Trong giai thời gian qua, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của BIDV Hà Tĩnh có sự tăng trưởng mạnh mẽ tập trung vào năm 2015, 2016. Sự tăng trưởng của Chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào các Gói hỗ trợ của Chính phủ như Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở, Chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67. Các chương trình tín dụng của BIDV như cho vay mua nhà (Nhà tài lộc đón yêu thương, Gói An gia lập nghiệp,...), cho vay mua ô tô chưa thực sự phát huy tác dụng. Tỷ trọng dư nợ cho vay theo các chương trình này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân.
- Thứ năm, sức cạnh tranh của BIDV Hà Tĩnh trên địa bàn chưa cao. BIDV Hà Tĩnh với dư nợ cuối năm 2016 là 944 tỷ đồng, chiếm 11% thị phần cho vay khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ cho vay mảng này trên toàn tỉnh, đứng sau Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh (9.000 tỷ đồng), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh (1.041 tỷ đồng). Là một trong những ngân hàng thành lập đầu tiên trên địa bàn, BIDV Hà Tĩnh chưa tận dụng được những lợi thế về uy tín, thương hiệu, thị trường, chưa thực sự quyết liệt trong cuộc cạnh tranh giành thị phần hiện nay.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
a) Nguyên nhân chủ quan:
- Định hướng và điều hành hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
+ Tuy BIDV Hà Tĩnh đã đưa ra định hướng phát triển các sản phẩm - dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân nhưng chưa xây dựng được kế hoạch một cách khoa học, có hiệu quả, chưa phân đoạn khách hàng cá nhân rõ ràng để làm cơ sở thiết kế từng sản phẩm tại chi nhánh trong điều kiện hoạt động cụ thể. Từ đó dẫn đến chi nhánh triển khai
hoạt động cho vay khách hàng cá nhân một cách tự phát, vận hành chưa đảm bảo tính thông suốt nên làm giảm tính chuyên nghiệp cũng như chất lượng phục vụ khách hàng.
+ Chính sách lãi suất của BIDV được điều hành theo hướng mua bán vốn tập trung. Các chi nhánh tự cân đối lợi nhuận để đưa ra mức lãi suất hợp lý, đảm bảo cạnh tranh. Hiện nay, Trụ sở chính đã ban hành các Gói tín dụng ưu đãi như Gói tín dụng Vay mua ôtô mới với quy mô 2.000 tỷ đồng, Gói tín dụng cho vay sản xuất kinh doanh với quy mô 15.000 tỷ đồng, Gói tín dụng hỗ trợ nhu cầu nhà ở ” Nhà tài lộc, đón yêu thương”,... Tuy nhiên, sau khi cân đối nguồn vốn, lãi suất chi nhánh đem ra chưa thực sự mang tính cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn, gây khó khăn trong việc tìm kiếm, thuyết phục khách hàng mới.
+ Công văn điều hành lãi suất của Trụ sở chính thường có hiệu lực sau 02 ngày ban hành, tuy nhiên công văn ban hành thường chuyển lên mạng intranet vào cuối ngày T và hiệu lực ngày T+2, do vậy đến ngày T + 1 chi nhánh mới nhận được công văn. Điều này gây khó khăn cho chi nhánh trong trường hợp khách hàng cần đàm phán trước về lãi suất.
- Mô hình tổ chức
Mô hình tổ chức của hệ thống BIDV mới bước đầu triển khai thí điểm mô hình kinh doanh mới, tách biệt khối hỗ trợ và kinh doanh. Hiện nay, các chi nhánh chủ yếu theo mô hình CBQLKHCN vừa tiếp thị, thẩm định, soạn hồ sơ và quản lý giải ngân thu nợ. Điều này dẫn đến mỗi CBQLKHCN phải làm cùng lúc rất nhiều công việc, quản lý đồng thời một lượng khách hàng lớn, làm ảnh hưởng đến năng suất bán hàng của các cán bộ.
- Khâu tiếp thị, quảng bá thương hiệu và sản phẩm dịch vụ
vẫn chưa phát triển tương xứng với vị thế của mình. Các brochure, tờ rơi, quảng cáo về các sản phẩm tín dụng vẫn chưa được thực hiện hoặc được thực hiện nhưng còn ít, sơ sài, chưa cụ thể và chưa chuyên nghiệp. Chi nhánh tích cực tiếp thị các sản phẩm tín dụng tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Hoạt động tín dụng nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng của BIDV Hà Tĩnh còn bị động, khi khách hàng có nhu cầu vay thì mới tìm đến ngân hàng chứ chi nhánh chưa chủ động tìm đến khách hàng. Bên cạnh đó, BIDV Hà Tĩnh vẫn còn chưa chú trọng đến việc marketing, quảng bá thương hiệu. Các sản phẩm tín dụng chưa được phổ biến tới khách hàng một cách rộng rãi.
+ Việc liên kết hợp tác toàn diện với các đơn vị, các trường học chưa được thực hiện. Chi nhánh chưa có cơ chế hoa hồng đại lý, thỏa thuận hợp tác với các showroom ô tô trên địa bàn như KIA, HUYNDAI, FORD,.... hoặc hợp tác cho vay mua nhà ở liền kế, biệt thự của tập toàn VINGROUP. Đây là một hạn chế trong việc phát triển nền khách hàng tiềm năng của BIDV Hà Tĩnh.
- Quy trình cấp tín dụng
Hiện nay, BIDV đã xây dựng bộ quy trình cấp tín dụng cá nhân riêng biệt, tách độc lập khỏi bộ quy trình chung, được cải tiến theo hướng nhanh, đơn giản, chính xác. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế:
+ Một số sản phẩm có quy định thời gian hoàn thành thủ tục cấp tín dụng cho khách hàng thông qua việc công bố mục tiêu chất lượng sản phẩm, đối với cho vay có tài sản bảo đảm ở là 5 ngày (kể từ khi nhận đủ hồ sơ); cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm là 60 phút,... Theo quy trình hiện tại, cấp tín dụng cho khách hàng trải qua rất nhiều khâu, nhưng chưa có quy định chi tiết thời gian tối đa ở từng khâu, nên khó đảm bảo thời gian cấp tín dụng nhanh nhất cho khách hàng.
+ Hệ thống mẫu biểu thay đổi thường xuyên, chưa thống nhất cách ghi gây phiền hà cho khách hàng và chậm trễ trong công tác soạn thảo, thay thế đối với CBQLKHCN.
- Loại hình tín dụng
BIDV Hà Tĩnh thiếu các sản phẩm tiềm năng so ngân hàng khác như sản phẩm cho
nền thông qua chủ đầu tu... Chi nhánh chua liên kết, hợp tác với các nhà đầu tu để phát triển hoạt động này. Một số sản phẩm chua phù hợp nhu cầu của khách hàng nên sau thời gian đuợc ban hành, sản phẩm chậm triển khai trong thực tế nhu sản phẩm cho vay chứng minh tài chính yêu cầu phải có 100% tài sản bảo đảm.
- Hạn chế về công tác đào tạo
Mặc dù chi nhánh có quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ nhung chất luợng và nội dung đào tạo chua thực sự tốt. Chi nhánh chỉ chú trọng đến việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, triển khai sản phẩm mới nhung chua chú trọng đến việc đào tạo cán bộ về kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng, cũng nhu công tác giới thiệu và bán chéo sản phẩm ngân hàng. Tổ chức về con nguời, mô hình, cơ chế, chính sách vẫn chua chuyên nghiệp, chua đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại. Công tác đào tạo cán bộ của BIDV Hà Tĩnh về quản lý quan hệ khách hàng cá nhân, về kỹ năng bán hàng buớc đầu đã đuợc triển khai tuy nhiên chua thực sự có hệ thống, đúng đối tuợng và chua cụ thể đến từng sản phẩm dịch vụ. Chính điều này đã ảnh huởng không chỉ đến mảng cho vay khách hàng cá nhân mà còn ảnh huởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của BIDV Hà Tĩnh.
- Hạn chế về mặt công nghệ
Hệ thống trang thiết bị của Ngân hàng ngày càng đuợc nâng cấp, đổi mới theo huớng hiện đại hóa nhằm phục vụ công tác chuyên môn tốt nhất. Tuy nhiên, do không có chiến luợc hợp lý nên trang thiết bị hiện nay không đồng bộ dẫn đến không khai thác hết tiềm năng của tài sản, chua đáp ứng đuợc yêu cầu khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý tại Chi nhánh, có những trang thiết bị cấp cho CBQLKHCN đã quá lỗi thời dẫn đến năng suất làm việc không cao, hiệu quả thấp. Các tiền đề vật chất kỹ thuật mà đặc biệt là nền tảng công nghệ còn thấp, chua đủ điều kiện để triển khai các sản phẩm, dịch vụ tiên tiến, hiện đại.
• Nguyên nhân khách quan
-Do cơ chế chính sách của Nhà nước
+ NHNN đã ban hành các thông tu, quy định, huớng dẫn,... liên quan đến hoạt động ngân hàng, Tuy nhiên giữa nội dung và việc thực thi có sự mâu thuẫn dẫn đến
khó khăn cho ngân hàng khi thực hiện quyền lợi của mình.
+ Việc thế chấp nhà ở chưa có Giấy chứng nhận quyền sở hữu không được pháp luật công nhận, đang được coi là một trong những rào cản hạn chế trong việc nhận thế chấp tài sản. Hiện nay, nhà ở trên địa bàn Hà Tĩnh chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nên khi Ngân hàng nhận thế chấp, tài sản nhiều khi không đủ giá trị định giá để khách hàng vay vốn.
+ Vấn đề phát mại tài sản thế chấp còn gặp rất nhiều vấn đề về thủ tục hành chính như thủ tục rờm rà, thời gian xử lý kéo dài, chí phí cao điều này ảnh hưởng đến thời gian thu hồi nợ của ngân hàng.
-Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt
Theo nhận định của các chuyên gia tài chính tiền tệ, xu hướng cạnh tranh giữa các ngân hàng đang có sự thay đổi lớn, các NHTM cổ phần đã tạo được hình ảnh và vị thế nhiều hơn, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của khu vực NHTM cổ phần sẽ là thách thức khi NHTM nhà nước cũng quyết tâm giữ vững thị phần. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm phát triển lĩnh vực dịch vụ ngân hàng lâu năm, cũng như có nền tảng công nghệ hiện đại, nhân sự được tuyển dụng đào tạo bài bản, hệ thống quy trình phối hợp vận hành chặt chẽ và mức độ phủ sóng rộng rãi, các ngân hàng ngoại tại Việt Nam cũng đang ngày càng chiếm lĩnh được thị trường và gây ra một sức ép lớn cho các ngân hàng nội.
Trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay, có khoảng hơn 16 chi nhánh ngân hàng, 30 quỹ tín dụng nhân dân trong khi quy mô dân số trên toàn tỉnh khoảng 1,2 triệu người. Việc giữ khách hàng và tìm kiếm khách hàng mới là rất khó. Khách hàng liên tục di chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác do sự chênh lệch lãi suất hoặc các chính sách chăm sóc. Số lượng ngân hàng trên địa bàn đang tiếp tục tăng lên. Các ngân hàng liên tục sử dụng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi lãi suất, nhằm thu hút khách hàng, đẩy sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
- Tình hình kinh tế, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Tỉnh:
Trong những năm qua nền kinh tế tỉnh nhà có nhiều chuyển biến tích cực tuy nhiên
từ đầu năm 2016 đến nay do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đã gây thiệt hại không
nhỏ cho các ngư dân vùng ven biển phụ thuộc vào nghề đánh bắt thủy hải sản; các hộ kinh doanh khách sạn, du lịch, nhà hàng cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Không những thế
cuối năm 2016 đến nay, giá thịt lợn giảm mạnh gây thiệt hại cho các hộ kinh doanh chăn
nuôi trang trại, các hộ kinh doanh thức ăn gia súc. Sự bất ổn của tình hình kinh tế, xã hội
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các đối tượng khách hàng có liên quan, gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả cho vay của BIDV Hà Tình.
Ngoài ra tình hình chính trị có nhiều diễn biến phức tạp. Với việc công ty trách nhiệm hữu hạn Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tình xả thải ra môi trường biển, công tác bồi thường thiệt hại cho người dân chưa được thỏa đáng dẫn tới nhiều cuộc biểu tỉnh xảy ra trên địa bàn Tỉnh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phát triển, mở rộng tín dụng trên địa bàn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua những kết quả đạt được từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, trước những hạn chế trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và những nguyên nhân, đòi hỏi BIDV Hà Tình cần xem xét, nghiên cứu các giải pháp tích cực để phát triển cho vay khách hàng cá nhân trong những năm tới. Do vậy, chương 3 sẽ đề cập đến các vấn đề định hướng, mục tiêu, quan điểm và các giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Hà Tình cũng như một số kiến nghị của tác giả đề tài.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TĨNH