2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG
2.1.1. Khái quát về một số yếu tố của tỉnh Ninh Bình ảnh hưởng đến hoạt động kinh
Ninh Bình nằm ở vùng cửa ngõ miền bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 93 km, là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực sông Mã, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc, nằm gần các địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Địa hình của tỉnh khá đa dạng gồm: Vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy từ cấp địa phương đến cấp quốc gia thuận tiện trong giao thương và phát triển kinh tế.
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi về giao thông, vị trí địa lý, tỉnh Ninh Bình có nhiều tài nguyên thích hợp để phát triển các vùng nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản, hoa quả xuất khẩu hay các loại nông sản, thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là tài nguyên đá vôi và các loại khoáng sản phù hợp để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng. Ninh Bình là chiếc nôi của nhiều nghề truyền thống như: Nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân (Hoa Lư), nghề mộc ở phường Ninh Phong (thành phố Ninh Bình), nghề dệt chiếu và chế biến cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, nghề thêu ren ở Ninh hải (Hoa Lư), nghề đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho Quan...
Cùng với công nghiệp, du lịch đã và đang phát triển theo định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ninh Bình có nhiều di tích lịch sử-văn hoá với các loại hình kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo và di tích lịch
sử cách mạng rất phong phú. Sự đa dạng được thể hiện ở loại hình du lịch: Sinh thái, văn hoá, nghỉ dưỡng, mạo hiểm, thể thao. Nhiều di tích danh thắng đã trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Điều này đã dần làm thay đổi bộ mặt của địa phương mở ra những cơ hội hấp dẫn cho đầu tư và phát triển.
Từ những đặc điểm trên đã tạo ra những thời cơ và thách thức cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
❖ Thời cơ:
Tỉnh Ninh Bình có điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi, có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong việc phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội; là một trọng điểm kinh tế quan trọng, một vùng kinh tế động lực của đất nước. Bên cạnh đó, việc mở rộng đầu tư vào các Khu công nghiệp, làng nghề theo định hướng của tỉnh đã là một trong những cơ hội cho các doanh nghiệp và tổ chức tài chính ngân hàng cùng tham gia để mở rộng thị phần hoạt động của đơn vị mình trên địa bàn.
❖ Khó khăn và thách thức:
Tuy là đã có sự hỗ trợ về kinh tế, sự mở rộng về chính sách phát triển nhưng tình hình Kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn bộc lộ những khó khăn và thách thức, đó là điểm xuất phát về kinh tế và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp, trình độ dân cư chưa cao, các doanh nghiệp địa phương tuy phát triển nhanh về số lượng nhưng quy mô còn nhỏ, cơ cấu doanh nghiệp chưa hợp lý, trình độ công nghệ còn thấp các sản phẩm sản xuất chưa có tính cạnh tranh cao, chưa tạo được thương hiệu riêng.
Bên cạnh đó là sự cạnh tranh của các Ngân hàng, TCTD khác trên địa bàn (đến năm 2014 trên địa bàn tỉnh có đến 12 TCTD). Chi nhánh Vietinbank Ninh Bình nhận thức rõ điều này khi mà trình độ công nghệ, sản phẩm dịch vụ tiên tiến của các ngân hàng khác sẽ là đối thủ cạnh tranh trong mọi hoạt động của các ngân hàng.
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đưa ra chưa đa dạng, trình độ cán bộ nhân viên chưa đồng đều chưa theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội.
Chương trình cải cách thể chế với quy mô lớn đang thực hiện tại tỉnh đó là việc xây dựng, tăng cường năng lực mới, việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, nhất là việc tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp còn chậm, từ đó dẫn đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp không ổn định.