CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂNHÀNG BÁN LẺ
3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ Ngânhàng bán lẻ tại hdbank Hà Nội
3.2.6. Tăng tỷ trọng dịch vụ ngânhàng bán lẻ vào nông nghiệp, nông thôn ngoạ
ngoại thành Hà Nội
Thời gian qua các NHTM chú trọng khai thác thị trường đô thị, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị lớn, mặt bằng dân cư có thu nhập và trình độ cao. Đây là một hướng đi đúng đắn, tuy nhiên cùng với sự phát triển nhanh và nóng trong thời quan của thị trường bất động sản thì rủi ro từ những khoản vay tại thị trường đô thị mang lại đang là gánh nặng đối với hệ thống các NHTM. Đã đến lúc các NHTM cần phân khúc thị trường để xác định cơ cấu khách hàng hợp lý hơn theo tiêu chí phù hợp giữa lợi nhuận và rủi ro, từ đó xây dựng chiến lược đưa DVNHBL tới các đối tượng khách hàng, nhất là khách hàng nông thôn. Đây là thị trường nhiều tiềm năng khi mà Việt Nam chiếm hơn 88 triệu dân nhưng gần 70% dân số phân bố ở khu vực nông thôn. Một trong nhữnglợi thế của việc tiếp cận đến khách hàng ở khu vực nông thôn là khi đã thỏa mãn được một số khách hàng thì mức độ “lan tỏa” sẽ rất nhanh nhờ kênh “truyền miệng” theo cấp số nhân mà ngân hàng không cần tốn quá nhiều chi phí marketing. Nhờ đó ngân hàng tiết kiệm được chi phí, tăng được lợi nhuận theo hướng giảm thiểu rủi ro một cách tối đa nhất.
Trong thời gian qua, việc NHNN mới đây cho phép 5 Tổ chức tín dụng được áp dụng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường khi có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 40% đến dưới 70% cho thấy, NHNN khuyến khích các Tổ chức tín dụng tham gia “kênh” tín dụng nông nghiệp, nông thôn . Nhiều ngân hàng đã vào cuộc như Agribank, Bidv, LienVietPostBank... Đặc biệt, Agribank đang nghiên cứu sản phẩm cho vay nhỏ, chỉ ở mức 5 triệu đồng, với thủ tục cho vay đơn giản và lãi suất thấp. Những khoản vay này tuy nhỏ nhưng tạo được hiệu quả đối với người dân cũng như mang lại lợi nhuận an toàn đối với ngân hàng.
Chính vì những lý do trên mà HDBank Hà Nội nên tăng tỷ trọng dịch vụ ngân hàng bán lẻ vào nông nghiệp, nông thôn trên ngoại thành Hà Nội.Để đạt hiệu quả trên thị trường mới này thìngân hàng nên:
Thứ nhất, Đặc điểm của các khách hàng vùng nông thôn là thường thiếu tự tin
khi giao dịch ở các NHTM do trình độ học vấn và mức độ hoà nhập của họ với cuộc sống thị trường chưa cao. Do vậy, ngân hàng cần giảm bớt các thủ tục giao dịch rườm rà, các mẫu mã ghi chép phức tạp, hướng tới các giao dịch và chứng từ đơn giản để tạo điều kiện cho khách hàng ở vùng nông thôn tiếp cận với các DVNH một cách dễ dàng hơn.
Thứ hai, đa dạng hoá kênh phân phối, đồng thời mở rộng các phòng giao dịch,
xem xét đầu tư lại việc phát triển các sản phẩm như: hỗ trợ cho vay các làng nghề truyền thồng, từng bước đưa dịch vụ về nông thôn, ưu đãi cho vay đi hợp tác lao động. Sớm hoàn thiện và triển khai mô hình tổ chức kinh doanh theo định hướng khách hàng, chủ động tìm đến khách hàng, xác định được nhu cầu của từng nhóm khách hàng, từ đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp. Chú trọng phát triển loại hình giao dịch tại nhà và xây dựng niềm tin đối với khách hàng bằng cách sử dụng chính “người dân bản địa” đi tuyên truyền lẫn nhau thông qua những “ví dụ điển hình tại địa phương”. Đây là yếu tố và là điều kiện quyết định đểcó thể thu hút được khách hàng ở khu vực nông thôn
Thứ ba, phân khúc lại thị trường để xây dựng một chiến lược kinh doanh ổn
định với các sản phẩm dịch vụ đa dạng phù hợp với từng vùng, truyền thống văn hoá, tầng lớp, độ tuổi, nguồn thu nhập