Chọn lựa thiết bị đặc trưng

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ QUI TRÌNH VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 28 - 30)

BÀI 2 THIẾT KẾ QUI TRÌNH VÀ CÔNG NGHỆ

5.2. Chọn lựa thiết bị đặc trưng

Sau khi đã chọn được qui trình sản xuất, chúng ta phải chọn lựa thiết bị sản xuất. Các phương án có thể có là thay thế, tân trang thiết bị hiện có, thêm thiết bị để tăng công suất hoặc mua thiết bị mới. Đầu tư về tài chính bao gồm việc sử dụng tiền ở hiện tại với mong ước hòa vốn và có lãi trong tương lai.

Chi phí này thường là lớn và có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lợi trong tương lai của công ty. Vì vậy các quyết định phải được xem xét cẩn thận và thường được các nhà quản lý cấp cao thực hiện.

Kỹ thuật hiệu quả nhất cho việc đầu tư về tài chính là xem xét giá trị theo thời gian của tiền tệ, cũng như rủi ro đi kèm với lợi nhuận mà thường tích lũy ở tương lai. Các kỹ thuật này bao gồm thời điểm hòa vốn, giá trị lợi nhuận ròng hiện tại và suất thu lợi nội tại. Mô tả chi tiết các kỹ thuật này thường được trình bày trong các sách về tài chính đại cương.

Mặc dù các kỹ thuật này không nằm trong phạm vị của giáo trình này, chúng ta cũng cần đưa ra vài nhận xét về một số yếu tố thường bị bỏ qua khi phân tích tài chính của việc mua thiết bị.

BÀI 2- THIẾT KẾ QUI TRÌNH VÀ CÔNG NGHỆ

1. Giá mua: vốn đầu tư ban đầu cho thiết bị không chỉ là giá mua thiết bị cơ bản. Nó còn bao gồm chi phí cho dụng cụ và đồ gá đi kèm, chi phí lắp đặt, chi phí kỹ thuật cho việc chỉnh sửa (ví dụ như sửa sai khi chạy thử). Các chi phí này có thể chiếm một lượng đầu tư lớn. Điều này hoàn toàn đúng với các thiết bị tự động hóa. Lấy ví dụ giá lắp đặt Rô-bô và những thiết bị ngoại vi thêm vào thường thì vượt qua giá của một Rô-bô bình thường.

2. Chi phí điều hành: chi phí hàng năm để vận hành máy móc bao gồm: chi phí cho nhân lực trực tiếp và gián tiếp (ví dụ cho lập trình, cài đặt, hoặc huấn luyện), năng lượng và các tiện ích kèm theo, dụng cụ, thuế hàng hóa, bảo hiểm cũng như

chi phí bảo dưỡng hoặc chi phí cho phụ tùng thay thế.

Để xác định chính xác yêu cầu về thiết bị, cách thức hiệu quả là từng bước xem xét cách thức mà máy móc vận hành, khởi động, dừng, gia công chi tiết, đưa chi tiết xuống, chuyển sang chi tiết hay sản phẩm khác, được bảo dưỡng ra sao, sửa chữa ra sao, vệ sinh máy thế nào, tăng tốc, giảm tốc và những tài nguyên mà nó cần (công nhân, vật liệu hay thiết bị).

BÀI 2- THIẾT KẾ QUI TRÌNH VÀ CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ QUI TRÌNH VÀ CÔNG NGHỆ (Trang 28 - 30)