Những vấn đề chung về kế toán CPSX và tính giáthành sản phẩm tại Công ty

Một phần của tài liệu Đề tài "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định" docx (Trang 44 - 48)

II. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định

1. Những vấn đề chung về kế toán CPSX và tính giáthành sản phẩm tại Công ty

Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định

1. Những vấn đề chung về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty tại Công ty

1.1. Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1. Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một kì nhất định.

Ở Công ty Dệt Nam Định, chi phí là biểu hiện bằng tiền về nguyên liệu liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, tiền lương phải trả cho CNV trong công ty và các chi phí khác. Trong một quý chi phí của công ty bỏ ra nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất ra đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, chất lượng và kế hoạch.

Sản phẩm chính của công ty là sợi, các sản phẩm dệt kim, khăn… cho các khách hàng trong và ngoài nước. Chu kì sản xuất mỗi sản phẩm ngắn, nên công ty sản xuất nhiều sản phẩm với số lượng lớn sản phẩm hoàn thành và

trao trả khách hàng đúng theo yêu cầu nên chi phí sản xuất bỏ ra tương đối lớn. Theo quy định, công ty có các khoản mục chi phí sau:

Chi phí NVLTT: bao gồm các giá trị NVL chính, NVL phụ, công cụ… Chi phí NCTT: bao gồm những khoản phải trả cho công nhân sản xuất như lương, phụ cấp có tính chất lương, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỉ lệ quy định.

Chi phí chung bao gồm các các khoản chi phí: Chi phí nhân viên các nhà máy như nhân viên quản lý ở các ca sản xuất, chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất ở nhà máy, chi phí KHTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền.

Cuối quý, chi phí được kết chuyển vào bên Nợ TK911 để xác định kết quả sản xuất kinh doanh.

1.1.2. Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giáthành

Để tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì đòi hỏi công ty có một biện pháp quản lý hợp lý. Công ty tìm mọi biện pháp để giảm bớt chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để thu được lợi nhuận cao nhất. Việc tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành là công việc vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của công ty. Chính vì thế mà công ty đã có những biện pháp lập kế hoạch chi phí sản xuất, kế hoạch giá thành.

Lập kế hoạch chi phí sản xuất tức là phòng kĩ thuật đầu tư lập ra các định mức NVL, công cụ dụng cụ hợp lí.

Lập kế hoạch giá thành: dựa trên kế hoạch chi phí sản xuất bỏ ra để định giá hợp lý sản phẩm của mình.

1.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Việc xác định chính xác đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến công tác hạch toán chi phí sản xuất. tại Công ty Dệt Nam Định, quá trình sản xuất sợi là một quá trình sản xuất

liên tục với công nghệ khép kín. Đây là một quá trình công nghệ gồm 2 giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định:

Giai đoạn I: sản xuất ra sản phẩm sợi đơn. Sợi đơn chủ yếu được bán ra ngoài và một phần là đối tượng chế biến của giai đoạn II.

Giai đoạn II: sản xuất ra sợi xe từ sợi đơn.

Để phù hợp với đặc điểm này, cũng như yêu cầu của công tác quản lý, chi phí sản xuất phát sinh trong kì được tập hợp theo từng giai đoạn công nghệ. Do đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng giai đoạn công nghệ và phương pháp hạch toán chi phí được lựa chọn tương ứng là phương pháp hạch toán theo giai đoạn công nghệ.

1.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm

Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất nhiều loại sản phẩm với những quy cách khác nhau, được kí hiệu theo chỉ số sợi như ở nhà máy sợi I gồm sợi đơn Ne60 (65/35) CK, Ne45 (65/35)CK…

Do đó công ty đã xác định đối tượng tính giá thành là từng chỉ số sợi. Kì tính giá thành là một quý và đơn vị tính giá thành là kg sản phẩm.

* Mối quan hệ giữa đối tượng chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm

Trong phần lí luận chung, chúng ta đã nghiên cứu mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, có sự phân biệt giống và khác nhau. Cũng trên cơ sở lí luận chung đó, công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm sợi trong từng nhà máy (cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2), còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm (từng chỉ số sợi). Vì thế một đối tượng tập hợp chi phí trong công ty có liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành.

Mặt khác xuất phát từ quá trình công nghệ, đối tượng phương pháp tập hợp sản xuất và sự đa dạng về chủng loại sản phẩm công ty đã áp dụng phương pháp tính giáthành là phương pháp tỉ lệ.

Áp dụng phương pháp này kế toán phải căn cứ vào bảng giá thành chi tiết kế hoạch sợi theo từng khoản mục chi phí. Bảng này do phòng kế toán tài chính lập trên cơ sở kế hoạch sản xuất trong năm và tính giá thành sản phẩm năm trước, bảng được lập từ đầu năm và được xây dựng trong suốt năm kế hoạch.

Tỉ lệ chi phí theo từng khoản mục giữa chi phí sản xuất thực tế với giá thành kế hoạch từng khoản mục chi phí. Từ đó kế toán tính được giá thành thực tế theo từng khoản mục chi phí và tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm.

1.4. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Hiện nay chi phí sản xuất tại Công ty được tập hợp theo các khoản mục: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nghiên cứu trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

Do bộ phận kế toán lựa chọn hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX nên các TK sử dụng bao gồm:

TK 152: Có chi tiết ở phần sau TK153: Có chi tiết

TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp TK 627 - Chi phí sản xuất chung

TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK 241, 338, 335

và các TK khác phục vụ cho hạch toán chi phí sản xuất.

Nhà máy áp dụng hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức NKCT do vậy sổ sách kế toán được sử dụng để phản ánh việc hạch toán chi phí sản xuất bao gồm:

Bảng kê số 3: Tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ Bảng kê số 4,5: Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng

Bảng kê số 6: Tập hợp chi phí trả trước, chi phí phải trả…. Các bảng phân bổ:

Số 1: Tiền lương và BHXH Số 2: NVL và CCDC

Số 3: Khấu hao TSCĐ

Cùng với các loại chứng từ khác như bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán hợp đồng sản xuất, biên bản hoàn thành, giao nhận sản phẩm, phiếu, nhập xuất…

Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại công ty theo đúng chế độ kế toán hiện nay và có thể khái quát theo "sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất theo hình thức Nhật kí chứng từ".

Một phần của tài liệu Đề tài "Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định" docx (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w