3 Tổng quan về BĐKH
3.3 Khái quát BĐKH ở Việt Nam
BĐKH ở Việt Nam là một bộ phận của BĐKH toàn cầu. Theo các công trình nghiên cứu về BĐKH, dựa trên xu thế biến đổi của một số yếu tố khí hậu tiêu biểu, các tác giả đều nhận định chung “tính chất và mức độ biến đổi của khí hậu nƣớc ta phản ánh xu thế nóng lên đã và đang tiếp diễn trên phạm vi thế giới” (IPCC, 2007).
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hƣởng nhiều của thiên tai do thời tiết gây ra. Hàng năm, nƣớc ta phải chịu từ 6 - 7 cơn bão. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số cơn bão đổ bộ vào Việt Nam ngày càng nhiều, với tần suất ngày càng cao. Bên cạnh đó, m a nƣa ở nƣớc ta từ Tháng V - X với thời tiết nóng và khô, mùa khô từ Tháng XI - IV với thời tiết lạnh và
[21]
khô, số tháng mùa khô và số tháng m a mƣa ở nƣớc ta đang có xu hƣớng kéo dài hơn theo quá trình ảnh hƣởng chung của BĐKH toàn cầu.
Theo báo cáo của Bộ TNMT, Việt Nam trong khoảng 50 năm qua nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,5 - 0,7 o
C, mực nƣớc biển đã dâng khoảng 20 cm và đến năm 2050 sẽ không còn những khu vực dƣới 14 oC, xuất hiện những khu vực nhiệt độ năm trên 28 oC. Nƣớc ta đứng thứ V về khả năng dễ tổn thƣơng do các tác động của tình trạng BĐKH và đã đƣợc Liên Hợp Quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về BĐKH và phát triển con ngƣời.
Sự nóng lên toàn cầu do sự gia tăng của KNK, kéo theo hàng loạt những biến động khác của môi trƣờng tự nhiên dẫn đến những BĐKH toàn diện. Nếu mực nƣớc biển dâng cao 1 m thì Việt Nam sẽ bị mất 12 % diện tích đất đai cƣ trú của 23 % số dân (40 % đồng bằng sông Cửu Long, 9 % đồng bằng sông Hồng và 3 % các địa phƣơng khác khu vực ven biển có thể chịu rủi ro ngập lụt cao hơn và trên 20 % TP. Hồ Chí Minh có khả năng ngập lụt). Các trận bão đổ bộ thƣờng xuyên và với mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn. Nhiệt độ và lƣợng mƣa thay đổi sẽ ảnh hƣởng đến nông nghiệp và nguồn nƣớc, BĐKH tác động tới mọi lĩnh vực trong cuộc sống, từ đây đòi hỏi một tầm nhìn dài hơn, một kế hoạch cụ thể và mang tính chiến lƣợc (Bộ TNMT, 2009).