14Bạn có thể kích hoạt thành công

Một phần của tài liệu Ebook Kế hoạch năm bước để đạt được mục tiêu: Phần 2 (Trang 43 - 49)

công

Nếu đam mê đã thúc đẩy bạn thì hãy để động lực nắm giữ dây cương.

BENJAMIN FRANKLIN

Tôi từng muốn thiết lập mục tiêu thói quen tập thể dục 30 phút mỗi 6 giờ sáng từ thứ Hai đến thứ Sáu. Nhưng chỉ có duy nhất một vấn đề thôi. Tôi dường như không thể duy trì được nó. Nếu bạn từng thất bại trong việc hoàn thành một mục tiêu cho năm mới thì hẳn bạn sẽ hiểu được. Tôi bắt đầu một tuần mới khá tốt. Tôi sẽ tập thể dục vào sáng thứ Hai rồi lặp lại vào sáng thứ Ba. Nhưng đến thứ Tư, tôi lại bị chiếc giường cám dỗ - và thường là tôi sẽ ngủ quên luôn. Rõ ràng là tôi cần phải thay đổi một thứ gì đó để thành công. Đó là khi tôi quyết định tập trung chuẩn bị quần áo tập vào tối hôm trước thay vì chú tâm đơn thuần vào chỉ mỗi mục tiêu. Đơn giản đến mức lố bịch nhưng chính hành động đó lại khiến tôi nỗ lực hết mình để hình thành thói quen tập thể dục đó.

Gần đây tôi mới phát hiện ra chính mình đang sử dụng một phiên bản của thứ mà các nhà nghiên cứu về thành tựu gọi là ý định thực hiện. Và tôi đặt tên cho nó là Activation TriggersTM (Kích hoạt hành động). Chúng là những mệnh đề hoặc hành động đơn giản hợp lý hóa quá trình hoàn thành mục tiêu. Bằng cách nào à? Bằng cách dự đoán bất kỳ sự việc bất ngờ hoặc chướng ngại vật nào mà bản thân có thể gặp phải, chúng ta sẽ có thể đưa ra những phản ứng mong muốn. Thay vì phụ thuộc vào quyết định được đưa ra tại thời điểm đó (khi mà các nguồn lực tinh thần và cảm xúc có thể đang ở mức thấp nhất) thì Activation Triggers sẽ chặn trước các quyết định của chúng ta.

Bởi vì chúng có khả năng hóa giải được các sự việc bất ngờ xảy đến trong tương lai nên chúng ta có sử dụng các mệnh đề có cấu trúc đơn giản như nếu/thì hoặc khi/thì. Và chúng thực sự có hiệu quả, như nhà tâm lý học xã hội Heidi Grant Halvorson từng nói: “Bởi vì các sự việc bất ngờ này gắn kết mật thiết với hệ thống dây thần kinh của chúng ta... Khi một người xác định chính xác khi nào, ở đâu và bằng cách nào họ hoàn thành được mục tiêu thì một liên kết với bộ não sẽ được hình thành thông qua một tình huống hay gợi ý cụ thể (‘Nếu hoặc khi x xảy ra’) và phản ứng nên có (‘thì tôi sẽ làm việc y’). Theo cách này, họ sẽ thiết lập được những kích thích mạnh mẽ để hành động.”1

Kiểu lập kế hoạch này sẽ san phẳng những khó khăn chúng ta trải qua khi cố gắng duy trì động lực của bản thân. Như các nhà nghiên cứu Thomas Webb và Pashal Sheeran từng chỉ ra thì việc sử dụng Activation Triggers sẽ cho phép chúng ta “liên tục sẵn sàng” để hành động. “Các bằng chứng chứng minh rằng... các phản ứng được xây dựng theo mô hình nếu-thì sẽ diễn ra ngay lập tức, hiệu quả hơn cũng như ít cần các ý định có ý thức hơn,” họ báo cáo lại. Dựa theo hơn 200 nghiên cứu trên hàng ngàn đối tượng tham gia thì mô hình nếu-thì tăng khả năng thành công của người sử dụng lên ba lần so với những người không áp dụng bước này.3

"Activation Triggers sẽ chặn trước các quyết định của chúng ta."

a22

Thật khó để đạt được tiến bộ trong khi chúng ta cứ đi theo lối mòn. Nhưng Activation Triggers có thể giúp chúng ta giải quyết được vấn đề này và hình thành nên những hành vi tốt hơn hỗ trợ cho quá trình thực hiện mục tiêu.

Vậy làm thế nào để tận dụng lợi thế này cho bản thân? Hãy sử dụng Activation Triggers để đạt được mục tiêu thông qua bốn giai đoạn sau:

Bạn đã đặt xong mục tiêu áp dụng tiêu chuẩn SMARTER rồi. Giờ chỉ còn cần phải xác định những kích hoạt hiệu quả nhất nhằm đạt được mục tiêu thôi. Hãy đảm bảo rằng Activation Triggers mà bạn đã chọn phải dễ thực hiện hơn mục tiêu thực. Đó chính là trọng điểm: lợi dụng những điều dễ dàng để hoàn thành thứ khó khăn nhất.

Sau khi đã nghĩ ra một danh sách những kích hoạt khả dĩ nhất (từ hai đến ba kích hoạt), hãy chọn ra kích hoạt mà bạn cho rằng nó sẽ giúp bạn thành công. Dưới đây là một vài Activation Triggers mà tôi đã từng hoặc đang sử dụng:

• Lập trình để các bóng đèn tại cơ quan tự động tắt vào lúc 6 giờ tối để tôi có thể hoàn thành mục tiêu dẹp công việc sang một bên vào trước lúc 6 giờ.

• Nhờ trợ lý tự động đặt chỗ ăn tối cho tôi vào 6 giờ tối thứ Sáu

hằng tuần để tôi có thể hoàn thành mục tiêu hẹn hò với vợ mỗi tuần. • Thiết lập macro tự động tắt hết các chương trình và chỉ mở những chương trình tôi cần trong thời gian yên tĩnh để tôi có thể hoàn thành mục tiêu bắt đầu một ngày mới bằng việc cầu nguyện, đọc Kinh thánh và sám hối.

• Thuê một huấn luyện viên thể hình để hỗ trợ tôi tập luyện, nhờ đó tôi có thể hoàn thành mục tiêu rèn luyện thể lực vào mỗi thứ Hai, Tư và Sáu.

• Loại bỏ tất cả các đồ ăn đã chế biến sẵn khỏi tủ lạnh và tủ chứa để tôi có thể hoàn thành mục tiêu ăn thực phẩm sạch, nguyên chất và hữu cơ.

• Nhờ trợ lý đặt hẹn trước để phỏng vấn các tác giả, nhờ đó tôi có thể hoàn thành mục tiêu đọc mỗi tuần một cuốn sách.

• Thiết lập một khoản tiền gửi tự động vào tài khoản tiết kiệm để tôi có thể hoàn thành mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền nhất định.

• Mang theo laptop ra ngoài để ngăn tôi không dùng máy tại nhà vào buổi tối, nhờ đó tôi có thể hoàn thành mục tiêu dành ra nhiều thời gian cho Giai đoạn nghỉ ngơi hơn.

Hy vọng là những điều này có thể giúp bạn kích hoạt thành công. Tuy nhiên, các kích hoạt của bạn sẽ rất khác biệt so với của tôi nhưng điểm quan trọng là phải xác định và thiết lập chúng vào cuộc sống riêng của bạn.

Giai đoạn 2: Tối ưu hóa Activation Triggers của bạn

Một phần quan trọng trong quá trình Activation Triggers chính là phải nghĩ rằng sức mạnh ở bạn đang lên đến đỉnh điểm thay vì dựa vào ý chí của bản thân khi bạn không thực sự như thế. Nếu ghi nhớ điều này trong đầu, bạn có thể tối ưu hóa các kích hoạt để thúc đẩy thành công hơn nữa. Hãy lưu ý trong các ví dụ tôi đề cập ở trên cách mà bản thân tôi kiểm soát hết mức có thể các kích hoạt đã đặt ra bằng cách sử dụng các biện pháp loại bỏ, tự động hóa và ủy thác. Chẳng hạn như:

• Tôi loại bỏ những cám dỗ có thể khiến mình lùi bước. Tôi loại bỏ hết số đồ ăn đã qua chế biến trong bếp. Tôi mang theo laptop ra khỏi nhà.

• Tôi sử dụng công nghệ để tự động hóa Activation Trigger. Tôi thiết lập macro tự động để tạo lập khoảng thời gian yên tĩnh cho bản thân. Tôi lập trình đèn chiếu sáng tại cơ quan. Tôi thiết lập một khoản tiền tự động chuyển vào tài khoản tiết kiệm.

• Tôi ủy thác một phần trách nhiệm cho trợ lý. Anh ấy đã giúp tôi đặt bàn ăn tối cũng như hẹn phỏng vấn sách với các tác giả.

Bằng cách kiểm soát các kích hoạt đã đặt ra, bạn sẽ không còn phải tự lực cánh sinh trong thời điểm hiện tại nữa. Vì bạn đã xác định trước các sự việc bất ngờ (chẳng hạn như ham muốn làm việc quá khuya hay quên mất đặt bàn ăn) và đã biết cách xử lý chúng trước. Khi sự việc xảy ra, bạn đã hoàn toàn kiểm soát được tình huống.

Giai đoạn 3: Dự đoán trước các trở ngại và xác định hướng phản ứng

Ngay cả khi bạn đã có đủ Activation Triggers thì bạn vẫn có thể nản chí nếu không xác định rõ những trở ngại tiềm ẩn cũng như vạch ra hướng giải quyết chúng. Chẳng hạn, tôi có thói quen rời cơ quan trước 6 giờ tối. Nhưng mục tiêu này có thể dễ dàng bị gián đoạn bởi một cuộc điện thoại hoặc ai đó ghé thăm vào phút cuối. Điều quan trọng là phải nhận định trước cách giải quyết những sự việc bất ngờ này. Dưới đây là một vài hướng phản ứng của tôi:

• Nếu có một cuộc điện thoại sau 5 giờ 45 phút thì tôi sẽ chuyển sang chế độ trả lời tự động.

• Nếu một nhân viên muốn tranh thủ bàn chuyện công việc khi tôi rời cơ quan, tôi sẽ nói ràng mình sẵn lòng nói chuyện vào ngày mai. • Nếu phải tham dự một cuộc họp vào lúc 5 giờ chiều, thì tôi sẽ báo trước cho người tổ chức biết rằng tôi sẽ rời đi vào lúc 5 giờ 55 phút. • Khi một email quan trọng được gửi đến, tôi sẽ phản hồi trước 5 giờ 30 phút và sẽ không kiểm tra email đó sau 5 giờ 45 phút chiều.

Kiểu lập kế hoạch nếu/thì này sẽ thay thế một quyết định tại-thời- điểm-đó bằng một gợi ý đã định sẵn từ trước. “Khi mọi người đã hình thành được ý định thực hiện thì họ sẽ có thể hành động [một cách tự động] mà không cần phải cân nhắc thời gian và cách thức hành động,” theo lời hai nhà lý luận mục tiêu Peter M. Gollwitzer và Gabriele Oettingen.4 Thế là công việc nặng nhọc đã tạm xong.

Giai đoạn 4: Thử nghiệm đến khi bạn thành công

Đây chính là chìa khóa để thành công. Bởi vì bạn sẽ gặp phải

những thất bại, đặc biệt là nếu bạn không quá xuất sắc. Như khi tôi dạy trong khóa học 5 Days to Your Best Year Ever, khi bạn đâm đầu vào tường thì cũng chính là lúc nên đổi chiều hành động. Mục tiêu của bạn là thứ vô cùng thiêng liêng nhưng chiến lược thực hiện thì

không hẳn. Nên gặp khó khăn thì đừng từ bỏ mục tiêu, chỉ cần thay đổi hướng tiếp cận mà thôi.

Điều này đồng nghĩa rằng hãy liên tục thay đổi Activation Triggers cho đến khi chúng phù hợp với bạn. Đôi khi, tất cả những gì cần làm chỉ là một chút tinh chỉnh nhỏ. Chẳng hạn, khi tôi lần đầu thiết lập mục tiêu dành ra nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn buổi tối thì tôi chỉ đơn giản cho rằng cứ tắt laptop và rời phòng làm việc là được. Nhưng điều đó chỉ mang lại hiệu quả trong vài ngày rồi sau đó tôi lén mở máy tính và lên mạng xã hội. Bằng cách mang laptop đến văn phòng, tôi đã giải quyết đước vấn đề.

Mặc kệ mục tiêu của bạn ra sao, mẹo đơn giản chính là suy nghĩ thấu đáo về những sự việc hay trở ngại ngăn cản bạn đạt mục tiêu. Một khi đã thấu hiểu những khó khăn đó, bạn có thể dự trù các phản ứng trước khi nó chính thức xảy ra. Bạn sẽ cần một chút trí tưởng tượng để nghĩ về những trở ngại tiềm ẩn này, nhưng rất đáng bỏ công sức ra làm. Khi bạn áp dụng phương pháp này vài lần, nó sẽ trở thành bản năng thứ hai của bạn.

Một phần của tài liệu Ebook Kế hoạch năm bước để đạt được mục tiêu: Phần 2 (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)