Nguyên tắc LEAP

Một phần của tài liệu Ebook Kế hoạch năm bước để đạt được mục tiêu: Phần 2 (Trang 61 - 66)

Vẽ đi, Antonio, hãy vẽ đi, Antonio, đừng lãng phí thời gian nữa.

MICHELANGELO, lời nhắn nhủ của người thầy già đến học trò của

ông

Vợ tôi, Gail, rất thích xem The Jetsons (tạm dịch: Gia đình nhà Jetsons). Bộ phim hoạt hình tương lai giả tưởng này được ra mắt vào những năm 1960 và được bán cho các đài truyền hình khác nhau trong nhiều thập kỷ. Và hiện tại Gail rất thích coi bộ phim này cùng với các cháu của chúng tôi.

Bộ phim hoạt hình này mô tả những chiếc xe, nhà bay lơ lửng trên không trung, robot giúp việc, và những công việc nhàn hạ (dẫu cho đôi khi cũng căng thẳng đến khôi hài). Một vài trong số những phát minh đó đã trở thành hiện thực, và thậm chí chúng ta còn tiến xa hơn nữa. Nhưng các nhà phê bình đã chỉ ra rằng bức tranh tươi đẹp như vậy còn lâu mới đạt được. Doanh nhân Peter Thiel, một trong những nhà đầu tư đầu tiên của Facebook và SpaceX của Elon Musk, đã nhận thấy một khoảng cách rất lớn ở đây.

“Chúng ta mong muốn những chiếc xe bay”, ông nổi tiếng vì câu nói này, “nhưng hằng ngày lại dán mắt vào 140 ký tự của Twitter”.1 Tôi yêu Twitter, nhưng tôi phải công nhận điều đó. Dựa trên tầm nhìn của nhiều thế kỷ trước, đáng ra chúng ta đã phải tiến xa hơn hiện tại. Nhưng tại sao chúng ta vẫn giậm chân tại chỗ vậy?

Có thể chúng ta không hề thực hiện những mơ ước của bản thân, hoặc chúng ta có quá nhiều mơ ước. Thiel là một người nhìn xa trông rộng. Và ông ấy biết rằng để đạt được mục tiêu, chỉ có tầm nhìn sâu rộng thôi là chưa đủ - đặc biệt là với những ý tưởng lớn và táo bạo có thể sẽ khiến cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn. “Tôi không đồng ý với ý tưởng tương lai là nơi mà tất cả mọi người chỉ cần ngồi xuống, ăn bắp rang, và xem bộ phim về tương lai mở ra

phía trước”, Thiel nói với nhà kinh tế học Tyler Cowen trong một cuộc phỏng vấn. Chỉ mơ tưởng đến một ngày mai tốt hơn thôi là chưa đủ. “Tôi cho rằng tương lai cho phép chúng ta tự xác định những việc bản thân nên làm”.2 Hay nói cách khác, tương lai nằm trong tầm tay của chính bạn. Nhưng chỉ khi bạn hành động ngay từ bây giờ. Tôi không thể nghĩ ra viễn cảnh nào khác hơn được.

Tôi luôn luôn nhận thấy điều này từ những người hay thiết lập nhiều mục tiêu cho cả năm. Nếu bạn dựa theo Kế hoạch hành động cho từng bước một, thì bây giờ bạn đã có một danh sách mục tiêu của chính mình. Hãy nói rằng bạn muốn một thân hình vừa vặn, viết một cuốn sách nào đó, hay bắt đầu một mặt hàng kinh doanh mới.

Tưởng tượng đến những thành quả lớn lao có thể làm thỏa mãn xúc cảm và kích thích trí tuệ. Nhưng để bắt đầu đòi hỏi phải có sự hành động. Và điều đó có thể sẽ rất khắc nghiệt. Vậy sau tất cả, làm sao bạn có thể…

• sắp xếp thời khóa biểu để có thời gian đi tập gym? • có hàng giờ đồng hồ mỗi tuần để viết?

• biết được liệu sản phẩm mới của bạn đã đủ lượng cầu trong thị trường kinh doanh hay chưa?

Đó là những câu hỏi khá hay. Và chúng ta nên có lời đáp trả. Nhưng hành động trong khi chưa trang bị đầy đủ tất cả câu trả lời không phải là mối nguy hiểm thực sự. Không đến mức đó đâu. Mà mối nguy hiểm thực sự là: Khi đối mặt với những thách thức tương tự, thay vì hành động thì chúng ta sẽ chìm đắm trong đống viễn cảnh tươi đẹp mà không thực hiện những bước tiến quan trọng để giấc mơ đó có thể trở thành hiện thực. Cũng giống như bạn đang ngồi xuống và cố gắng để xem một bộ phim về tương lai vậy. Và bạn sẽ không bao giờ có được thành công nếu mãi như vậy.

QUY LUẬT

a24

Jim Rohn đã chỉ ra rằng nếu thời gian chúng ta hành động càng kéo dài thì ý chí của chúng ta sẽ càng giảm dần.

Chẳng mấy chốc bạn cũng sẽ mắc phải Quy luật ý chí giảm dần. Hay nói rõ hơn, thời gian chần chừ hành động càng kéo dài, thì khả năng bạn hành động sẽ càng ít hơn. Jim Rohn là người đầu tiên đã nhận ra hiện tượng này và sáng tạo ra thuật ngữ đó. Nhưng bạn có thể phá vỡ Quy luật ý chí giảm dần và tạo ra năm thành công đỉnh cao cho chính bạn bằng cách tận dụng nguyên tắc LEAP như sau:

ĐỪNG BAO GIỜ ĐÁNH MẤT Ý CHÍ BẢN THÂN KHI CHƯA HÀNHĐỘNG DỨT KHOÁT. ĐỘNG DỨT KHOÁT.

Nếu bạn muốn trông thấy được một sự thay đổi lớn, thì bạn cần phải sẵng sàng thực hiện một LEAP. Nguyên tắc LEAP chỉ gồm bốn bước đơn giản, mỗi bước là một chữ viết tắt trong từ LEAP (Lean, Engage, Activate, Pounce):

• Hãy hướng (Lean) đến sự thay đổi với tràn đầy niềm hy vọng. Khi nhận ra sự thay đổi là điều nên làm hoặc cần thiết, thì chính dấu hiệu đó đã tạo nên bước đệm cho bạn. Hãy tăng tốc lên. Điều bạn cần nhất để bắt đầu hành động chính là dấu hiệu đó.

• Gắn kết (Engage) với dấu hiệu đó cho đến khi ý nghĩ của bạn được thông suốt. Đừng bao giờ để mất đi ý nghĩ này. Hãy hành động cho đến khi bạn biết mình nên làm điều gì. Một ý nghĩ dai dẳng nào đó trong đầu bạn có thể là một sự khởi đầu cho cả một hành trình mới - hay có thể là một nấc thang để giúp bạn vượt qua lối sống chán nản không hồi kết.

• Chủ động (Activate) làm một điều gì đó. Đôi khi chúng ta cứ chờ đợi cho đến khi đã tập hợp đủ các thông tin. Nhưng đó là một sai lầm. Thông tin chỉ đến chậm rãi mà thôi. Bạn chỉ cần một lượng thông tin nhất định để chuyển qua bước kế tiếp. Kể cả nếu như sự bắt đầu của bạn không được suôn sẻ, thì một khi bạn đã chủ động, cả hành trình phía trước của bạn cũng đã trở nên rõ ràng hơn.

• Hãy chớp lấy thời cơ (Pounce) và hành động ngay đi. Một khi bạn đã xác định được bước tiếp theo, thì hãy hành động đi. Đừng chờ đợi nữa. Chờ đợi có thể khiến bạn cảm thấy an toàn nhưng chính nó lại giết chết đi những ước mơ.

Tôi đã từng trông thấy những người thành đạt nhiều lần áp dụng nguyên tắc LEAP. Vài năm trước, tôi từng dẫn dắt một nhóm tham mưu gồm nhiều doanh nhân và giám đốc điều hành được gọi là Inner Circle. Tại một trong những buổi họp đầu tiên, một thành viên cho rằng anh ấy cần phải nghỉ việc ngay. Quyết tâm của anh ấy trong công ty không những không được đền đáp mà còn hút cạn sức lực của anh.

Đó là khoảnh khắc anh ấy được khai sáng và quyết định hành động ngay lập tức. Thay vì chần chừ khiến vấn đề bị bỏ ngỏ cũng như ý chí giảm sút dần thì anh ấy quyết định rời khỏi phòng ngay sau phiên nghỉ giải lao đầu tiên, gọi điện thoại và từ chức. Anh vừa thực hiện một LEAP. Nếu anh ấy suy nghĩ quá nhiều về chuyện nghỉ việc thì hẳn là anh sẽ viện ra nhiều lý do để ở lại.

Bây giờ đã đến lượt bạn hành động rồi. Năm thành công đỉnh cao không phải là một bộ phim mà bạn chỉ cần ngồi đó và thong thả xem. Ngược lại, đó chính là ước mơ bạn cần phải tự tay xây dựng, bắt đầu từ chính lúc này hoặc không bao giờ nữa. Không phải vô tình mà bạn đọc cuốn sách này trọn vẹn từ đầu đến cuối. Đây chính là năm thành công của bạn, khoảnh khắc chiến thắng của bạn. Đừng trì hoãn ước mơ. Đừng trì hoãn mục tiêu của bản thân. Đừng trì hoãn điều mà bạn cần phải làm hôm nay để tạo nên cuộc sống cá nhân và sự nghiệp có ý nghĩa mai sau. Một khi bạn đã quyết tâm hành động thì làm ngay đi. Đừng chờ đợi. Hãy thực hiện một LEAP đi nào!

MẪU THIẾT LẬP MỤC TIÊU

Dưới đây là một vài ví dụ sử dụng mẫu thiết lập mục tiêu tôi đã dùng trong Full Focus Planner™. Đây là các mục tiêu giả định được soạn ra nhằm hỗ trợ bạn trong quá trình thiết lập mục tiêu cho chính

mình. Tôi đã phối hợp các mục tiêu thói quen và mục tiêu thành tựu, cũng như mười khía cạnh của cuộc sống. Mục tiêu của bạn có thể sẽ khác của tôi, những ví dụ này chỉ nhằm hỗ trợ bạn mà thôi.

Các mẫu dưới dây đã dung hòa được các nhân tố khác nhau của hệ thống Năm thành công đỉnh cao bao gồm mục tiêu SMARTER

(Chương 7), động lực chính (Chương 10), vàcác bước hành động (Chương 13). Sử dụng các mẫu như thế này sẽ giúp việc đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu nhanh chóng và dễ dàng hơn (Chương 15). a25 a25 a25 a25 a25

Một phần của tài liệu Ebook Kế hoạch năm bước để đạt được mục tiêu: Phần 2 (Trang 61 - 66)