Kiểm định tính bền vững của mô hình

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa độ nhạy cảm rủi ro tỷ giá và tỷ suất sinh lợi bằng chứng thực nghiệm ở việt nam (Trang 40 - 43)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.Kiểm định tính bền vững của mô hình

Để kiểm tra tính bền vững của mô hình chúng tôi tiến hành thử nghiệm với độ nhạy tỷ giá đa phương danh nghĩa NEER. Xem xét khi không loại trừ yếu tố lạm phát.

Một khía cạnh khác đó là khi ta xem xét rủi ro tỷ giá trong chế độ tỷ giá cố định. Điều này rất hợp lý không chỉ vì sự xuất hiện neo tỷ giá (exchange rate pegs) ở các nước thị trường mới nổi như Việt Nam trong giai đoạn này, mà còn vì hệ thống tỷ giá mục tiêu và sự ra đời của liên minh tiền tệ giữa các nước châu Âu. Trong khi tỷ giá đa phương (multilateral exchange rates) vẫn sẽ có nhiều biến động, ngay cả khi với một số tỷ giá song phương không hề thay đổi. Do vậy sẽ rất thú vị khi xem xét tác động của tỷ giá hối đoái song phương cho ra kết quả như thế nào? Vì đồng đô la Mỹ và đồng Euro là hai đồng tiền lớn, chiếm tỷ trọng cao trong khối lượng thanh toán của các giao dịch quốc tế của nước ta nên nhóm nghiên cứu chúng tôi sử dụng 2 tỷ giá là USD/VNĐ và EUR/VNĐ để xem xét tác động của độ nhạy cảm với hai đồng tiền này lên tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của các công ty Việt Nam.

Bảng 11: : Bảng này cho thấy kết quả hồi quy của tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu (trong tháng tiếp theo) trên beta thị trường và độ nhạy của rủi ro tỷ giá (Fama và MacBeth, 1973) trong trường hợp lấy biến số tỷ giá là tỷ giá đa phương danh nghĩa REER, tỷ giá song phương USD/VND và EUR/VNĐ trong tất cả các giai đoạn. Sai số chuẩn được điều chỉnh tự tương quan và phương sai thay đổi (Newey và West, 1987).

All peirod

coef. p-value

NEER

Intercept 0.0181 0.0000

Exchange rate exposure 0.3217 0.2400

Market beta -0.1614 0.0000

USD/VND

Intercept 0.0199 0.0000

Exchange rate exposure 0.3249 0.1608

Market beta -0.2334 0.0000

EUR/VND

Intercept 0.0182 0.0000

Exchange rate exposure 0.3115 0.0547

Market beta 0.2073 0.0304

Kết quả ở bảng 11 chỉ ra rằng với biến thử nghiệm là tỷ giá đa phương danh nghĩa, tỷ giá song phương USD/VND và EUR/VND kết quả đều đồng nhất với những nghiên cứu trên của chúng tôi. Trong trường hợp xét trong tất cả các giai đoạn (cả khi nội tệ tang giá và giảm giá) thì độ nhạy cảm rủi ro tỷ giá không tác động đến tỷ suất sinh lợi của chứng khoán công ty( p-value>0.01).

Bảng 12: Bảng này cho thấy kết quả hồi quy của tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu (trong tháng tiếp theo) trên beta thị trường và độ nhạy của rủi ro tỷ giá (Fama và MacBeth, 1973) trong trường hợp lấy biến số tỷ giá là tỷ giá đa phương danh nghĩa REER, tỷ giá song phương USD/VND và EUR/VNĐ trong hai trường hợp đồng nội tệ tang giá và đồng nội tệ giảm giá. Sai số chuẩn được điều chỉnh tự tương quan và phương sai thay đổi (Newey và West, 1987).

Local currency

appreciatian

Local currency depreciatian

coef. p-value coef. p-value

NEER

Intercept 0.0376 0.0000 0.0254 0.0000

Exchange rate exposure 0.3136 0.0000 0.3090 0.0000

Market beta 0.8286 0.0020 -1.3218 0.0011

USD/VND

Intercept 0.0898 0.0000 0.0090 0.0175

Exchange rate exposure 0.7447 0.0000 0.2529 0.0000

Market beta 3.1103 0.0002 0.2770 0.1629 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

EUR/VND

Intercept 0.0314 0.0000 0.0415 0.0000

Exchange rate exposure 0.1576 0.0133 0.3434 0.0000

Market beta 0.7325 0.0000 -0.5032 0.0002

Kết quả hồi quy cho thấy khi chúng tôi chia ra làm hai giai đoạn: giai đoạn đồng nội tệ tăng giá và giai đoạn đồng nội tệ giảm giá thì thì độ nhạy cảm rủi ro tỷ giá tác động đến tỷ suất sinh lợi của chứng khoán công ty rất rõ ràng với ý nghĩa thống kê cao (p-value<0.01).

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa độ nhạy cảm rủi ro tỷ giá và tỷ suất sinh lợi bằng chứng thực nghiệm ở việt nam (Trang 40 - 43)