3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.2. Phương pháp ước lượng phần bù tỷsuất sinh lợi
Phương pháp chính được chúng tôi sử dụng ở đây là phương pháp cổ điển của Fama và Macbeth để đo lường mức tác động của độ nhạy cảm tỷ giá và Beta thị trường trong khoảng thời gian t lên tỷ suất sinh lợi cổ phiếu tại thời điểm t+1. Các giá trị beta thị trường và các độ nhạy cảm tỉ giá hối đoái được hồi quy được trong phương trình (1), được sử dụng trong một mô hình hồi qui chéo sau:
𝑹𝒋𝒕+𝟏 = 𝒂 + 𝒃𝜷^𝒋𝒕 + 𝒅𝜹^𝒋𝒕+ 𝒆𝒋𝒕+𝟏 (𝟐)
Trong đó
𝛽^𝑗𝑡 là là beta thị trường (rủi ro thị trường) của công ty j trong khoảng thời gian t
𝛿^𝑗𝑡 là độ nhạy cảm tỷ giá hối đoái của công ty j trong khoảng thời gian t
Theo cách tiếp cận chuẩn, 𝑅𝑗𝑡+1là tỷ suất sinh lợi trong tháng tiếp theo sau thời gian ước lượng của beta thị trường và độ nhạy cảm tỉ giá hối đoái và dựa vào những ước lượng trước đó của bê ta thị trường và tính co giãn của rủi ro tỷ giá.
Hệ số ước lượng b và d là tác động trung bình (tính theo % mỗi tháng) lên tỷ suất sinh lợi khi mỗi yếu tố 𝛽^𝑗𝑡 và 𝛿^𝑗𝑡 thay đổi một đơn vị trong từng tháng tiếp theo. Chúng tôi lặp lại ước lượng cho phương trình (2) theo từng tháng còn lại bằng cách sử dụng những độ nhạy cảm đã được ước tính từ việc hồi quy theo phương pháp rolling windows 30 tháng ở phương trình (1). Hệ số b và d được tính trung bình theo thời gian.
Tương tự như phương trình (1), chúng tôi cũng điều chỉnh những độ lệch chuẩn để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi (Newey and West, 1987). Đây là mô hình chính trong bài nghiên cứu này để đo lường mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và độ nhạy cảm tỷ giá trong các trường hợp cụ thể hơn. Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ xem xét mối quan hệ này một cách tổng quát sau đó đi tìm hiểu sâu hơn bằng cách đưa ra các điều kiện nghiên cứu. Những điều này chỉ ảnh hưởng lên cách thu thập dữ liệu mẫu chứ không tác động đến mô hình được sử dụng.
Trong tất cả các mô hình sử dụng, chúng tôi sử dụng phương pháp Newey and West để loại bỏ hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi để đảm bảo các giả thiết của hồi quy OLS không bị vi phạm và kết quả hồi quy có độ tin cậy cao hơn.
3.1.3.Phương trình kiểm định bổ sung theo phương pháp chuẩn của Fama và Macbeth về các yếu tố rủi ro
Chúng tôi thực hiện kiểm định bổ sung nhằm mở rộng cho phương trình (2) để xem xét ngoài độ nhạy cảm của tỷ giá hối đoái và Beta thị trường tại khoảng thời gian t, thì các yếu tố rủi ro thực tại khoảng thời gian t+1 có tác động đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu tại khoảng thời gian t+1 hay không?
𝑅𝑗𝑡+1 = 𝑎 + (𝑏0+ 𝑏1𝑅𝑀𝑡+1)𝛽^
𝑗𝑡 + (𝑑0+ 𝑑1𝑅𝑋𝑅𝑡+1)𝛿^
𝑗𝑡 + 𝑒𝑗𝑡 (3)
Nếu b1 và d1 không có ý nghĩa thống kê thì các yếu tố rủi ro thực tại khoảng thời điểm t+1 không ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu tại khoảng thời gian t+1