Sự tương đồng (P – Proximity) “Nh ng mục có liên quan với nhau nên được xếp vào cùng một nhóm.”

Một phần của tài liệu Ebook Một tư duy hoàn toàn mới: Phần 2 (Trang 30 - 76)

với nhau nên được xếp vào cùng một nhóm.”

Hãy đọc cuốn sách của Williams để tìm các ví dụ minh họa. Nếu bạn chú ý đến bốn ch cái C, R, A và P, bạn sẽ tránh được việc in ra nh ng tài liệu không đẹp mắt. (Xem thêm thông tin tại www.ratz.com).

Hãy đặt nó lên bàn

Tìm một vật chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim bạn – chẳng hạn như một chiếc áo sơ mi cũ bạn mặc thời học sinh, một cái ví tiền bạn có thể thoải mái nhét vào túi quần sau, một cái thìa bạn ưa thích, một chiếc đồng hồ mới và đẹp. Hãy đặt nó lên bàn hoặc gi nó trong tay. Sau đó đặt ra các câu hỏi sau:

1. Khi bạn nhìn hay s dụng đồ vật này, nó làm bạn nghĩ đến cái gì? Nh ng điều bạn đã trải qua trong quá khứ? Bạn s dụng nó bằng k năng nào? Người tạo ra nó? Sẽ có một vài k niệm hay cảm giác thú vị mà bạn có thể phát hiện ra.

2. Đồ vật này tác động đến mỗi giác quan của bạn như thế nào? Sẽ có một loạt nh ng chi tiết hay khía cạnh về thiết kế kích thích lên năm giác quan của bạn.

3. Hãy nghĩ xem bạn đã liên kết nh ng gì giác quan của bạn mang lại với cách mà bạn cảm nhận và suy nghĩ về nó như thế nào. Bạn có thể thấy được mối liên hệ mà bạn vừa th c hiện không?

Hãy th bài tập này với các đồ vật khác, có thể là vật không có gì gắn bó đặc biệt với bạn. Với bạn, điều khác biệt ở nh ng đồ vật này là gì? Tại sao chúng lại không gợi lên trong bạn một tình cảm nào đó?

Phát triển khả năng l a chọn có ý thức nh ng thiết kế gắn liền với tình cảm của chúng ta sẽ giúp mang đến cho cuộc sống nh ng đồ vật có ý nghĩa, khiến chúng ta hài lòng và còn hơn thế n a.

Trên đây là ý kiến của Dan Buchner, Giám đốc Thiết kế công nghiệp của Continuum. (Xem thêm thông tin tại website www.dcontinuum.com).

Hãy l a chọn k lư ng

Hãy chọn nh ng đồ vật có thể s dụng lâu dài và bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi dùng chúng. Nh ng bộ quần áo cổ điển không bao giờ lạc mốt. Đồ đạc nội thất càng lúc càng đẹp hơn theo thời gian s dụng. Hãy chọn nh ng đồ vật vì chúng khiến cho bạn cảm thấy vui thích, chứ không vì chúng gây ấn tượng với nh ng người khác. Và đừng bao giờ đặt đồ vật lên vị trí quan trọng hơn gia đình, bạn bè và tình cảm của chính bạn.

Trên đây là ý kiến của Marney Morris, người sáng lập, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Animatrix và là giảng viên môn thiết kế tương tác tại Đại học Stanford. (Xem thêm thông tin tại website www.animatrix.com).

5. KỂ CHUYỆN

Bây giờ chúng ta sẽ có một vài câu hỏi nhanh. Quay trở lại Chương 2, khi nói về ba nguyên nhân đưa chúng ta vào Thời đại Nhận thức, tôi có đưa ra một vài luận chứng để chứng minh quan điểm của mình. Hãy xem bạn có thể nhớ được bao nhiêu với hai câu hỏi sau:

Câu hỏi 1. Trong phần về châu Á, chúng ta biết rằng một lượng lớn công việc văn phòng đang được chuyển đến nh ng nước như Ấn Độ, Trung Quốc và Philippin. Theo như nghiên cứu mà tôi đã trích dẫn, có bao nhiêu đô-la trong tiền lương của người M được d đoán sẽ chuyển đến nh ng nơi có giá nhân công thấp trong 10 năm tới?

Câu hỏi 2. Trong phần T động hóa, chúng ta biết rằng nh ng phần mềm thông minh đang làm biến đổi cơ cấu nghề nghiệp hoặc làm biến mất nhiều công việc của các công nhân tri thức ở phương Tây. Vậy ai sẽ là John Henry của Thời đại Nhận thức?

Nếu không có một trí nhớ hình ảnh tốt hoặc mối quan tâm đặc biệt với nh ng đồng đô-la đang biến mất trên nước M , có thể bạn sẽ không trả lời được câu hỏi 1 và trả lời được câu hỏi 2*. Tại sao vậy? Trong câu thứ nhất, tôi muốn các bạn nhớ lại một thông tin còn với câu thứ hai tôi muốn các bạn nhớ lại một câu chuyện.

Việc chúng ta gặp khó khăn khi lục lại thông tin tách biệt và khá dễ dàng khi nhớ lại câu chuyện buồn của Garry Kasparov không phải là nh ng dấu hiệu của kém thông minh hay căn bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Chỉ đơn giản là chúng cho ta thấy cách thức ghi nhớ của bộ não. Nh ng câu chuyện thường dễ nhớ hơn vì đó là nh ng cách thức chúng ta ghi nhớ s vật, hiện tượng trong nhiều trường

hợp. Mark Turner, nhà khoa học nhận thức, viết trong cuốn The Literary Mind (Tư duy nguyên bản): “Chuyện kể mang tính tưởng tượng là nh ng công cụ tư duy căn bản. Khả năng lập luận phụ thuộc vào điều này. Đó là phương tiện chính để chúng ta nhìn vào tương lai, là phương tiện suy đoán, lập kế hoạch và giải thích… Hầu hết nh ng trải nghiệm, kiến thức và suy nghĩ của chúng ta được tổ chức dưới dạng câu chuyện.”

Kể chuyện là một phần trong nh ng trải nghiệm của con người, cũng giống như thiết kế. Hãy nghĩ về anh chàng người tiền s mà tôi đã đề cập trong chương trước. Anh ta mài đá để tạo nên nh ng chiếc rìu và trở thành một nhà thiết kế. Khi chiều xuống, họ trở về nhà, ngồi xung quanh đống l a và kể cho nhau nghe câu chuyện về nh ng con hổ với hàm răng nhọn hoắt đã trốn thoát hoặc về việc s a sang lại hang động của gia đình. Bộ não của họ, cũng giống như của chúng ta ngày nay, có phần “ng pháp kể chuyện” giúp họ hiểu được thế giới không phải là hệ thống nhận định logic mà là tập hợp kinh nghiệm. Người tiền s t lý giải bản thân và liên hệ mình với nh ng người khác thông qua nh ng câu chuyện.

Mặc dù câu chuyện đã cho thấy tầm quan trọng của nó trong lịch s nhân loại cũng như vai trò trung tâm trong cách tư duy của con người nhưng trong Thời đại Thông tin, câu chuyện đôi khi lại là nh ng nhận định không chính xác. Hollywood, Bollywood và các trung tâm giải trí khác tôn sùng câu chuyện. Thế nhưng phần còn lại của xã hội xem câu chuyện giống như người em không đáng tin cậy của thông tin. Câu chuyện dùng để mua vui, còn thông tin giúp mở mang trí tuệ. Câu chuyện có tính hư cấu, thông tin thì rõ ràng. Câu chuyện để che giấu, thông tin thì chân th c. Có hai điều sai lầm trong quan điểm này. Thứ nhất, câu hỏi mà tôi đưa cho các bạn ở trên đã chỉ ra điều ngược lại, cách làm việc thật s của bộ não chúng ta là như thế nào. Thứ hai, trong Thời đại Nhận thức, làm giảm tầm quan trọng của câu chuyện sẽ đẩy bạn vào nh ng mối nguy hiểm cho bản thân cũng như trong công việc.

Trong quá khứ, tìm kiếm thông tin luôn là một công việc khó khăn. Sau đó, phần lớn d liệu và thông tin được chất lên nh ng giá sách bụi bặm của thư viện, số còn lại thì nằm trong nh ng cơ sở d

liệu mà viện nghiên cứu là nơi duy nhất có nguồn ngân qu để trang trải và nh ng chuyên gia được đào tạo chuyên sâu mới tiếp cận được. Thế nhưng ngày nay, thông tin có mặt khắp nơi, hầu như miễn phí và chúng hiện diện chỉ trong nháy mắt. Nếu muốn tìm hiểu thông tin về lượng tiền lương được chuyển qua châu Á, bạn có thể gõ một vài ch vào trang Google và sau một vài giây, hãy nhìn lên màn hình xem điều gì xuất hiện. Điều có vẻ không tưởng cách đây 15 năm, giờ được coi là hết sức bình thường: một đứa trẻ 13 tuổi ở Zaire, thành thạo tiếng Anh, được kết nối Internet, giống như người thủ thư chính tại Đại học Cambridge, có thể nhanh chóng và dễ dàng tìm kiếm thông tin về nhiệt độ hiện thời ở Brussels, giá đóng c a của cổ phiếu IBM hay tên của vị bộ trưởng tài chính thứ hai của ông Churchill. Điều này thật đáng mừng. Nhưng nó lại gây hậu quả to lớn đến cách sống và làm việc của chúng ta. Khi thông tin có mặt ở khắp mọi nơi và có thể truy cập bất cứ lúc nào thì nó bị giảm giá trị. Điều bắt đầu có ý nghĩa quan trọng hơn chính là khả năng đặt thông tin này vào trong ng cảnh và truyền đạt chúng với nh ng tác động về mặt cảm xúc của con người.

Đó chính là bản chất của năng l c kể chuyện – ng cảnh được làm phong phú hơn nhờ cảm xúc.

Năng l c kể chuyện tồn tại khi khả năng nhận thức và cảm thụ có điểm chung với nhau. Kể chuyện thể hiện nhận thức tốt vì nó làm chúng ta hiểu rõ hơn một s vật bằng cách đặt nó trong bối cảnh của một s vật khác. Chẳng hạn, câu chuyện của John Henry giúp chúng ta hiểu rõ hơn nh ng gì đang diễn ra trong giai đoạn đầu của Thời đại Công nghiệp. Câu chuyện của Garry Kasparov sau đó đã liên hệ tới một ng cảnh mới. Nhờ vậy mà một ý tưởng phức tạp được truyền tải qua kể chuyện sẽ dễ nhớ và có ý nghĩa hơn bài thuyết trình chán ngắt trên PowerPoint về t động hóa trong công việc. Năng l c kể chuyện thể hiện s đồng cảm cao vì phần lớn câu chuyện luôn chứa đ ng tình cảm của người viết hoặc người kể. John Henry bỏ mạng. Kasparov bị hạ bệ. Nói cách khác, theo nhìn nhận của E. M. Foster, nếu thông tin là: “Hoàng hậu chết và nhà vua chết” thì câu chuyện sẽ là: “Hoàng hậu qua đời và trái tim nhà vua tan v trong đau khổ tột cùng”.

Trong cuốn Things That Make Us Smart (Nh ng điều giúp chúng ta trở nên thông minh), Don Norman tổng kết lại bản chất nhận thức và cảm thụ của năng l c kể chuyện như sau:

Câu chuyện có khả năng nắm bắt khéo léo và chính xác nh ng nhân tố mà quá trình ra quyết định theo lối chính thống không chú ý tới. Lập luận logic cố gắng tổng quát hóa, tách quá trình ra quyết định khỏi hoàn cảnh cụ thể, không cho nó bị ảnh hưởng bởi các tình cảm chủ quan… Câu chuyện là nh ng s kiện nhận thức quan trọng vì nó gói gọn một cách cô đọng cả thông tin, kiến thức, bối cảnh và tình cảm.

Khả năng bao quát, thiết lập bối cảnh và khơi dậy cảm xúc đã trở nên quan trọng hơn trong Thời đại Nhận thức. Khi quá nhiều công việc bàn giấy quen thuộc có thể được tóm lược thành các quy tắc, luật lệ và được chuyển cho nh ng máy tính tốc độ cao, nh ng nhà tư duy thiên về bán cầu não trái th c hiện thì khả năng ngày càng khó đạt đến trong kể chuyện trở nên có giá trị hơn. Tương t , càng nhiều người có cuộc sống vật chất dư thừa, chúng ta càng có cơ hội theo đuổi cuộc sống ý nghĩa. Và nh ng câu chuyện – chuyện kể về chúng ta, cho chúng ta – là phương tiện chúng ta s dụng trong cuộc hành trình đó. Trong phần tiếp theo của chương này, tôi sẽ tập trung vào phân tích tại sao khả năng nhận thức và cảm thụ kết hợp các s kiện thành một câu chuyện hấp dẫn lại trở thành năng l c cần thiết trong hoạt động kinh doanh, y tế và cuộc sống cá nhân.

Nhưng trước tiên, tôi muốn kể các bạn nghe một câu chuyện. Ngày x a ngày xưa, ở một vùng đất xa xôi, hẻo lánh nọ, có một người anh hùng giàu có, hạnh phúc và được mọi người kính trọng. Một ngày nọ, có ba người khách ghé thăm. Họ bắt đầu vạch ra nh ng tội lỗi của người anh hùng đó và tuyên bố anh không đủ tư cách để sống trên cõi đời này. Người hùng kháng c nhưng vô ích. Anh bị tống khỏi mảnh đất của mình và bị đẩy sang một thế giới mới. Ở đó, anh sống một cuộc đời phiêu bạt và đơn độc. Song, nhờ s giúp đ của một vài người gặp trong chuyến lưu đày, anh đã thay đổi bản thân và thề sẽ tìm đường quay lại. Cuối cùng, anh cũng trở

về và được chào đón, mặc dù anh khó có thể nhận ra nhưng anh vẫn hiểu rằng đó là mảnh đất quê hương.

Câu chuyện này có quen với bạn không? Hẳn là có. Nó là biến thể của câu chuyện về “hành trình của người anh hùng” do Joseph Campbell viết. Trong cuốn The Hero with a Thousand Faces (Người anh hùng muôn mặt) xuất bản năm 1949, Campbell quả quyết rằng tất cả nh ng câu chuyện thần thoại trên thế giới có chung một công thức và nh ng chi tiết cơ bản. Chẳng có câu chuyện nào mới, chỉ là một câu chuyện cũ được kể đi kể lại nhiều lần. Và câu chuyện mang tính bao quát chung, khuôn mẫu cho tất cả các câu chuyện thần thoại từ giai đoạn đầu của lịch s loài người đến nay, đó là câu chuyện “hành trình của người anh hùng”. Câu chuyện này được chia làm ba phần chính: Rời quê hương, Lưu lạc và Trở về. Người anh hùng nghe thấy lời mời gọi, ban đầu anh không đáp lại nhưng rồi anh cũng bước đến ngư ng c a ngăn cách hai thế giới và bước vào thế giới mới. Trong phần Lưu lạc, người anh hùng đối mặt với nhiều khó khăn khắc nghiệt và lâm vào bước đường cùng. Nhưng trên hành trình ấy, với s giúp đ của bậc thầy phép thuật, anh được trao một năng l c siêu phàm và biến đổi thành một con người mới. Sau đó, người hùng trở về quê hương, trở thành người đứng đầu của hai thế giới, hứa sẽ đưa cả hai thế giới cùng phát triển. Kiểu cấu trúc truyện như trên đã làm nền tảng cho thần thoại Odyssey của Homer, Câu chuyện của nhà Phật, truyền thuyết về vua Athur, câu chuyện của Sacagawea, Huckleberry Finn, Chiến tranh giữa các vì sao, Ma trận và theo lời của Campbell, mọi câu chuyện thần thoại khác đều theo mô típ này.

Nhưng có một điều về “hành trình của người anh hùng” mà có lẽ bạn không nhận ra và bản thân tôi cũng vậy, cho đến gần đây. Câu chuyện chính là nền tảng của cuốn sách này. Cuốn sách được bắt đầu với nh ng công nhân tri thức, nh ng người nắm v ng lối tư duy thiên về bán cầu não trái. Họ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đòi hỏi s thay đổi (nguyên nhân là s dư thừa, châu Á và t động hóa) và buộc phải đáp lại tiếng gọi đó (bằng phương pháp làm việc và lối sống mới). Ban đầu, họ phủ nhận (phản đối việc thuê người nước ngoài làm việc, không chấp nhận s thay đổi). Nhưng cuối cùng, họ vẫn bước qua ngư ng c a để đến với thế giới mới

(Thời đại Nhận thức). Họ đối diện với nhiều th thách và khó khăn (nắm v ng kiểu tư duy thiên về bán cầu não phải). Nhưng họ đã kiên trì, đạt được nh ng khả năng trên và trở về với tư cách là nh ng người thích nghi được ở cả hai thế giới (họ đã có một tư duy hoàn toàn mới).

Tôi không nói rằng cuốn Một tư duy hoàn toàn mới này mang dáng dấp của một câu chuyện thần thoại. Thật ra khó có thể nói như vậy. Th c tế, quan điểm của tôi hoàn toàn ngược lại. Tôi muốn chỉ ra rằng các câu chuyện nói chung và cấu trúc “hành trình của người anh hùng” nói riêng, ẩn chứa ở khắp mọi nơi. Xu hướng nhìn nhận và giải thích thế giới bằng nh ng câu chuyện giống nhau của con người đã ăn sâu đến mức chúng ta không nhận ra điều đó, ngay cả khi viết ra bằng chính ngòi bút của mình. Song trong Thời đại Nhận thức, chúng ta phải đánh thức nguồn sức mạnh của câu chuyện.

Câu chuyện kinh doanh

Robert McKee là một trong nh ng nhân vật có ảnh hưởng nhất Hollywood, nhưng bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy ông trên truyền hình hay tên của ông trong danh sách nh ng người th c hiện ở cuối chương trình. Mười lăm năm qua, tại các cuộc hội thảo kéo dài ba

Một phần của tài liệu Ebook Một tư duy hoàn toàn mới: Phần 2 (Trang 30 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)