Kết quả sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trong một số năm gần đây

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội pps (Trang 29 - 31)

I. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

1.1Kết quả sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm trong một số năm gần đây

một số năm gần đây.

Biểu 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004

TT Các chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch Thực hiện So sánh

1 Giá trị SXCN Tr đồng 923200 946419 102,5%

2 Tổng DT (có VAT) “ 1016750 1068048 105%

3 Tổng DT (không có VAT) 967020 970953 100,4%

4 Nộp ngân sách “ 2360 4800 203,38%

5 Lợi nhuận 3586 4500 125,5%

6 Kim ngạch X.khẩu USD 30014000 26151569 100,6%

7 Kim ngạch N.khẩu “ 15600000 21283470 138,2%

8 Lao động b/quân năm Người 5553 5474 98,6%

9 Thu nhập bình quân năm đ/ng/tháng 1115000 1350000 121,07% 10 Tổng quỹ tiền lương năm Tr đồng 86088 94367 109,6%

Từ bảng báo cáo trên chúng ta có thể thấy công ty đã hoàn thành vượt mức so với kế hoạch hầu hết các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2004. Cụ thể là tổng doanh thu không có VAT của công ty đã đạt và vượt kế hoạch 0,4%. Bên cạnh đó lợi nhuận thu được của công ty cũng vượt kế hoạch đặt ra 25,5%. Tuy nhiên báo cáo cũng cho thấy tình hình kim ngạch nhập khẩu của công ty đã vượt so với kế hoạch 38,2% điều này là không có lợi (do phần lớn nguyên phụ liệu của công ty phải nhập khẩu), công ty cần tìm cách hợp tác với các cơ sở cung cấp nguyên phụ liệu ở trong nước để tận dụng nguồn nguyên phụ liệu sẵn có ở trong nước để hạn chế việc nhập khẩu. Việc làm này vừa giúp công ty tiết kiệm được một

lượng lớn ngoại tệ vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho những người nông dân cũng như các cơ sở cung cấp nguyên phụ liệu có chất lượng tốt ở trong nước. Báo cáo cũng cho thấy tình hình thu nhập của lao động trong công ty đã được cải thiện đáng kể vượt kế hoạch 21,07%.

Về tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng sản phẩm thì sản phẩm dệt kim chỉ hoàn thành 91,4% kế hoạch đặt ra, lượng vải dệt kim cũng mới chỉ đáp ứng được 83% so với kế hoạch. Sản phẩm may Denim cũng không hoàn thành được kế hoạch đặt ra chỉ đạt được 79% của kế hoạch do dây chuyền sản xuất sản may Denim mới được đưa vào sản xuất con gặp khó khăn về trang thiết bị.

Để đánh giá tổng quan xem trong năm 2004 công ty thực sự làm ăn có lãi và phát triển hơn những năm trước đây hay không chúng ta phải xem xét các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty năm 2004 so với những năm trước đây. Các chỉ tiêu này được thể hiện trong bảng sau:

Biểu 6: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu trong những năm gần đây.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So sánh(%) 2003/2002 2004/2003 Giá trị sxcn Tr đồng 699889 807415 946419 115,36% 117,2% Tổng DT ‘’ 668319 868757 970953 129,9% 111,7% Lợi nhuận ‘’ 2007 3957 4500 101,9% 101,3% Nộp ngân sách ‘’ 3175 4252 4800 133,9% 112,8%

Tỷ suất lợi nhuận/DT % 0,3% 0,45% 0,46% 0,15% 0,01%

Qua bảng trên chúng ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp, tổng doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước của công ty tương đối ổn định và năm sau đều cao hơn năm trước chứng tỏ thời gian qua công ty luôn làm ăn có lãi và đang trên đà tăng trưởng và phát triển. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm không có VAT của công ty năm 2004 đạt 970953 tr đồng, tăng 11,7% so với năm 2003. Lợi nhuận của công ty đạt 4500 tr đồng, như vậy tăng 1,3% so với năm 2003. Bảng tổng hợp trên cũng cho chúng ta thấy công ty luôn hoàn thành và vượt mức phải nộp ngân ngân sách nhà nước năm 2003 so với năm 2002 vượt 33,9%, năm

2004 so với năm 2003 vượt 12,8%. Tuy tỷ suất lợi nhuận của công ty có tăng nhưng mức tăng không ổn định năm 2003 tỷ suất lợi nhuận tăng 0.15% so với năm 2002 nhưng năm 2004 chỉ tăng được 0,01% so với năm 2003.

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội pps (Trang 29 - 31)