Đặc điểm về môi trường kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội pps (Trang 25 - 29)

II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

2.7. Đặc điểm về môi trường kinh doanh của công ty

2.7.1. Môi trường vĩ mô:

 Môi trường quốc tế:

- Việt Nam chưa gia nhập WTO, một bất lợi lớn cho ngành Dệt May Việt Nam khi chế độ hạn ngạch với dệt may chính thức được bãi bỏ kể từ ngày 1/1/2005, theo quy định của Hiệp định Dệt may ATC đã ký kết giữa các thành viên WTO. Việt Nam chưa là thành viên WTO nên chưa được hưởng quyền lợi trong hiệp định này.

- Liên minh Châu âu và Canada tuyên bố bãi bỏ hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam kể từ ngày 1/1/2005. Đây cũng là những thị trường quan trọng của công ty, điều này mang lại cơ hội lớn cho công ty, đặc biệt là mở rộng hơn nữa kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU- một thị trường nhiều tiềm năng, hiện chiếm 15% tổng kim ngạch của công ty.

- Mỹ, một thị trường tiêu thụ lớn nhất của công ty, vẫn áp đặt hạn ngạch với hàng dệt may Việt Nam. Khi các nước thành viên WTO không còn bị ràng buộc bởi hạn ngạch thì giá sản phẩm của các nước này giảm từ 20-40%. Đây là một thử thách cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của Hanosimex nói riêng khi mà cạnh tranh về giá cả sẽ trở nên gay gắt hơn.

- Thị trường nhập khẩu (phi hạn ngạch) đầy tiềm năng - Nhật Bản: hiện việc sản xuất quần áo nội địa của nước này đã giảm sút mạnh cả về số lượng và giá trị. Trong khi đó, hàng may mặc nhập khẩu Việt Nam,

Indonesia và các nước ASEAN khác hiện chiếm thị phần khá nhỏ ở Nhật Bản. Đây cũng là một cơ hội cho công ty mở rộng thị trường tiêu thụ của mình ở Nhật, hiện số lượng sản phẩm xuất sang Nhật chỉ chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.

- Thổ Nhĩ Kì kiểm soát nhập khẩu dệt may Việt Nam: theo quy chế mới, một số mặt hàng dệt may của Việt Nam muốn nhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ phải có giấy kiểm soát do Ban Thư ký Ngoại thương nước sở tại cấp. Thổ Nhĩ Kỳ là một thị trường xuất khẩu mới của công ty, quy định này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu hàng sang nước này khi mà chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện các loại thủ tục hành chính.

- Nhiều khả năng cuối năm 2005, Việt Nam sẽ gia nhập WTO. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho ngành dệt may trong nước nói chung và đối với Công ty Dệt May Hà Nội nói riêng.

- Việt Nam gia nhập CEPT/AFTA - hệ thống ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).Theo đó hàng hoá nước ta xuất sang các nước ASEAN sẽ được hưởng mức thuế thấp hơn các nước khác, đây sẽ là cơ hội cho Hanosimex mở rộng thêm thị trường ở các nước trong khu vực.

 Môi trường trong nước:

- Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc với đề nghị cho phép chuyển nhượng hạn ngạch dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ giữa các doanh nghiệp. Điều này tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm đơn hàng, tận dụng tối ưu hạn ngạch, chủ động hơn trong các cuộc đàm phán ký kết hợp đồng.

- Cơ chế cấp Visa tự động đối với 12 chủng loại hàng dệt may xuất sang Mỹ được Bộ thương mại áp dụng từ ngày 1/2/2005. Tất cả các DN dệt may có thành tích xuất khẩu 2004 và có thực lực sản xuất đều được hưởng quy chế này. Đối với Hanosimex, nó sẽ giúp tạo điều kiện đẩy

nhanh tiến độ xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ để giao hàng đúng thời hạn.

- Bộ Tài Chính ban hành quyết định xoá lệ phí hạn ngạch sang 2 thị trường EU, Canada vào đầu tháng 2/2005. Theo đó, nó tạo ra thế cạnh tranh giá cả cân bằng giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các nước khác, đặc biệt là các thành viên WTO.

- Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Bộ Công nghiệp đã mở cuộc vận động các nhà đầu tư nước ngoài đưa máy móc thiết bị sản xuất vải, nhuộm vào làm ăn tại Việt Nam, góp phần tăng nguồn cung cấp nguyên phụ liệu dệt may trong nước. Công ty có thể tận dụng ưu đãi này để giảm kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của mình, tiết kiệm được các khoản chi phí đáng kể.

- Năm 2005 dự kiến năng suất bông chỉ đạt 50% sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may trong nước. - Hiệp hội Dệt May Việt Nam tăng cường công tác thông tin, hỗ trợ xúc

tiến thương mại để doanh nghiệp tham gia các hội chợ đầu mối của ngành dệt may quốc tế, hoàn chỉnh cổng giao tiếp điện tử của ngành dệt may để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm trên mạng Internet. Hiệp hội cũng sẽ tổ chức hai trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu ngành dệt may tại Hà Nội và TP HCM. Hiện tại, công ty cũng đã xây dựng trang Web giới thiệu sản phẩm bằng tiếng Anh nhưng vẫn còn nghèo nàn và không hấp dẫn; có sự hỗ trợ từ phía hiệp hội sẽ là cơ hội tốt hơn cho công ty thực hiện giao dịch đối với các đối tác quốc tế.

2.7.2. Môi trường vi mô:

 Khách hàng: gồm người tiêu dùng các nhân và khách hàng công nghiệp. Khách hàng quốc tế chính hiện nay là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... đây là những khách hàng đầy tiềm năng nhưng khó tính, đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với văn hoá quốc gia. Khách hàng công nghiệp trong nước gồm một số công ty

may; người tiêu dùng Việt Nam hiện cũng có nhu cầu và đòi hỏi cao về sản phẩm may mặc, thẩm mỹ và thời trang luôn được chú trọng.

 Đối thủ cạnh tranh : thách thức lớn nhất đối với công ty là có rất nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước và quốc tế không ngừng cạnh tranh nhau trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu.

- Đối thủ cạnh tranh quốc tế nặng ký hiện nay của doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và của Hanosimex là Trung Quốc, ấn Độ...những nước có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm dệt may có giá cạnh tranh và có nguồn lao động lành nghề, giá tương đối thấp, không khác mấy Việt Nam. Bangladesh và Pakistan cũng là đối thủ cạnh tranh mới về một số mặt hàng như áo dệt kim, sơ mi vải bông, quần áo vải bông nam... có giá thành tương đối thấp.

- Đối thủ cạnh tranh trong nước: hai dòng sản phẩm đang thịnh hành trên thị trường nội địa là hàng thời trang nữ của Trung Quốc và hàng thời trang cao cấp của một số nước xung quanh như Thái Lan. Các đối thủ dệt may trong nước đã có chỗ đứng trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam chủ yếu là Việt Tiến, Việt Thắng, Nhà Bè, May 10, Dệt 8/3, Dệt Huế, Dệt Nha Trang, Thăng Long... bên cạnh đó phải kể đến các cửa hàng thiết kế, may mẫu thời trang bán sẵn trong nước hiện rất được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng do tính độc đáo của sản phẩm.

• Nhà cung cấp: công ty đã không ngừng tạo mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu để đảm bảo kế hoạch sản xuất. Hiện công ty đang nhập bông từ Nga, Australia, Mỹ, Tây Phi... Nguyên liệu xơ được nhập từ Hàn Quốc, Đài Loan còn lại 13,5 % là bông Việt Nam.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM

Một phần của tài liệu Đề tài: Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội pps (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w