Máy tẩy hồ (Boil-off)

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP CÔNG TY cổ PHẦN tập đoàn THÁI TUẤN (Trang 69 - 87)

CHƯƠNG 5 : CÁC THIẾT BỊ CỦA NHÀ MÁY NHUỘM VÀ HOÀN TẤT

5.4. Máy tẩy hồ (Boil-off)

5.4.1. Cấu tạo

Nhà máy có một máy tẩy hồ.

Máy gồm bồn phần: đầu vào, thân máy, đầu ra và tủ điều khiển chương trình. Hình ảnh mình họa cho máy B.O như hình 5.2.

Hình 5.2. Máy Boil-off

Đầu vào: Hệ thông trục lăn tự do để kéo vải nhẹ hơn, trục này quay được nhờ vải kéo đi. Hệ thống chỉnh tâm có mắt dò để điều chỉnh tâm vải đi vào máy, hệ thống chỉnh tâm này hoạt động nhờ hơi lấy từ bình gió nén.

Ở phần đầu vào còn có bồn ngâm chứa nước ở nhiệt độ 60°C đế vải đi qua trước khi đi vào bồn lưu. Hai trục lăn, một trục dùng để kéo vải lên bồn ngấm, trục kia dùng để kéo vải trước khi đi vào bồn lưu. Cả hai trục đều được nối với dây xích tải do cùng một mô tơ kéo chúng đi.

Thân máy: gồm có bồn lưu (chứa xút) thường hoạt động ở nhiệt độ 95°C. Trên mặt bổn lưu có các thanh sắt bắt ngang qua cho vải đi lên đi xuống (kiểu mắc võng). Bồn hóa chất dùng để pha hóa chất, ngoài ra bên cạnh bồn hóa chất còn có

một bơm dùng để bơm hóa chất lên máy. Nhiệt độ sử dụng bồn ngấm và bồn lưu được cung cấp từ hệ thống lò hơi hoạt động 24/24.

Đầu ra: gồm có bồn giặt các tấm phun mưa các bơm, và hệ thống trục ban. Hệ thống trục ban dùng để ban vải ra 2 biên cho đều sau khi vải ra khỏi bồn lưu. Ngoài máy còn có gắn thêm hai cò tự động, khi vải bị xéo, bị dồn về một phía không được ban ra hai biến thì vải sẽ dụng vào cỏ, cò này sẽ tự động kêu để báo cho người vận hành máy kịp thời xử lý tránh tình trạng vải bị dồn về một phía hoặc rớt xuống bồn lưu vải bị kẹt trong máy gây đứt sên tải sẽ làm mất thời gian sửa chữa, đình trệ công tác sản xuất.

Ngoài ra ở đâu ra còn có bôn bơm, hai bơm bên trái để bơm nước lên 2 tấm phun mưa, các tâm phun mưa được dùng phun nước ra hai bên khi vải đi vào trong nhằm rửa sạch các lớp hóa chất còn bám trên vải. Hai bơm bên phải một dùng để bơm nước lên các bồn, còn bồn kia là bơm chân không để hút nước ra khỏi vải sau khi vải ra khỏi bồn giặt. Tủ điều khiển chương trình: chứa hệ thống nút điều khiển.

5.4.2. Nguyên lý hoạt động

Vải được kéo qua ba thanh kim loại cố định. Sau đó vải sẽ được qua trục chỉnh tâm, trục này có mắt dò ngăn không cho vải đi lệch tâm. Vải được kéo qua các trục lăn tự do các trục này sẽ tạo đà cho vải chuyển động dễ dàng hơn, vải tiếp tục đưa vào bồn ngấm bằng trục số được kéo bởi mô-tơ.

Khi vải ra khỏi bồn ngấm vải sẽ được kéo qua 2 trục lăn tự do nhờ một guồng quay. Guồng này hoạt động nhờ lực kéo của mô-tơ, vải được đưa vào bồn lưu ở nhiệt độ 95°C. Trong bồn lưu vải sẽ được chuyển động trên băng tải theo hình gợn sóng. Vải trong bồn lưu khoảng 15 phút. Khi ra khỏi bồn lưu vải sẽ được kéo lên qua hai trục ban để ban vải tránh tình trạng vải bị gấp mép lại, chiều dài vải lưu ở trong máy là 500 m. Kế đó vải sẽ được đưa xuống tấm phun mưa thứ nhất để rửa sạch NaOH bám trên vải sau khi qua hai trục lăn. Vải được kéo ra khỏi bồn giặt

được chạy qua các trục lăn và được kéo qua hệ thống hút chân không. Cuối cùng vải được đưa ra ngoài các trục được hoạt động nhờ xích tải, ở phía dưới sẽ có xe chở vải chờ sẵn đưa vải sang công đoạn tiếp theo.

Nồng độ xút khoảng 11,2-12%. Khi nồng độ xút không đủ thì thêm xút vào để đạt nồng độ mong muốn.

Vải qua máy BO, người vận hành kiểm soát: khổ, mật độ ngang theo quy trình công nghệ, mình hàng (các lỗi trên vải như dính dầu, móc sợi...)

5.4.3. Thông số kỹ thuật

NaOH 99%, LFN 40%. Nhiệt độ bồn ngấm 60°C.

Nhiệt độ bồn lưu 95°C, pH bồn lưu=11-12. Vận tốc 30 m/p.

5.4.4. Cách pha hồ cho máy

Bể chính boil off sau khi xả dung dịch, lấy lại lượng nước 38 Lượng hóa chất đem vào máy như sau:

NaOH: 1 g/1 → 36 kg NaOH rắn LFN 40% 0,5 g/l

Dung dịch phụ ngoài thùng dùng để châm vào bể: Pha 100 1: Bể I: NaOH = 6,4 kg rắn. Bể II: LFN 40% = 3,2 kg Pha 150 I: Bể 1: NaOH = 10 kg rắn. Bể II: LFN 40% = 5 kg 5.4.5. Công tác sản xuất

Nhận kế hoạch sản xuất: loại vải, chiều dài, công đoạn. Xem phiếu triển khai thông số của công đoạn yêu cầu

Mở cầu dao chính, mở công tắc điện để kiểm tra diện thế nguồn đúng tiêu chuẩn 380V (sai só 5V).

Kiểm tra hệ thống khí nên đạt áp lực yêu câu, áp lực, xả đọng, dầu bôi trơn.

Kiểm tra nước ở các bồn ngấm, bồn lưu, bồn giặt. Nồng độ hóa chất theo yêu cầu công nghệ (ngấm, lưu, giặt), độ pH trong bốn lưu 11-12.

Mở bộ chương trình và cài đặt nhiệt độ theo yêu câu công nghệ (nhiệt độ tẩy là 95°C, ngấm là 60°C), ta có thể lên độ trực tiếp bằng cách mở van tay đến khi đạt nhiệt độ 70°C khóa van tay lại chuyển sang lên độ quy trình.

Mở công tắc circurlation pump cho bơm tuần hoàn chạy.

Mở công tắc guilder pump running và chemical pump running chuyển qua auto. Khi đạt nhiệt độ yêu cầu mở công tắc màu xanh: Boil off, Wave flow,Vacumn pump, Wave flow pump 1,2.

Chạy chế độ độc lập đầu vào: bật công tắc sang chế độ single.

Mở công tắc Onlutch và B.O Driving, chỉnh tốc độ trên đồng hồ volume B.O SPEED cho vải bắt đầu vào máy.

Khi vải đến cuối băng tải của bồn lưu ta nối vải vào đầu cây của đầu ra, mở công tắc và chỉnh độ wave flow speed, srewrool speed và chuyển sang auto.

Mở các van xả nước cho thích hợp ở bồn ngấm, bồn lưu, bồn giặt.

Trong quá trình vận hành phải thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của thiết bị làm việc, di chuyển của hàng trong máy để kịp thời xử lý.

Trường hợp có sự cố khẩn cấp ta dừng toàn bộ máy bằng cách ấn nút Emergency Stop (nút màu đỏ), và báo cho bộ phận kỹ thuật kiểm tra và sửa chữa.

Khi chạy hết hàng đóng máy ta chú ý may lại đầu cây vải cho đầu vào và ra của máy.

Khóa các van hơi nước, hơi, tất cả các công tắc đã mở và cúp cầu dao chính. Làm vệ sinh sạch sẽ toàn bộ máy và khu vực.

Lưu ý: Thỉnh thoảng leo lên bồn lưu vớt chất nhờn nổi trên mặt bồn tránh bám vô vải. Đặc biệt là vải kim tuyến phải vớt thật sạch nếu không kim tuyến trôi nổi sẽ bám vào vải tiếp theo gây lỗi.

Ưu điểm của máy BO so với Rotory: Tẩy hồ được nhiều loại vải hơn. Số lượng mỗi mẻ nhiều hơn.

Nhược điểm của máy BO so với Rotory: Tầy hồ xong phải qua công đoạn relax trên máy Jet, tổng thời gian dài hơn rotory.

5.5. Máy vắt ly tâm

Nhà máy có 2 máy vắt ly tâm. Hình ảnh minh họa cho máy vắt li tâm như hình 4.3

Hình 5.3. Máy vắt ly tâm

5.5.1. Cấu tạo

Máy hình trụ đứng cao khoảng 1,5 m, đường kính khoảng 2 m. Máy gồm:

Phần quay: gồm một động cơ có vận tốc cao, lực ly tâm lớn và hệ thống giảm rung, roto và adapter.

Phần điều khiển: gồm một mạch điều khiển có thể giúp người vận hành cài đặt tốc độ và thời gian mong muốn.

Hệ thống cảm biến: cảm biến đóng nắp, cảm biến bất đối xứng, cảm biến quá tải, quá tải dòng, cảm biến roto.

Thùng máy: là một buồng kín nhằm đảm bảo quá trình ly tâm được an toàn. Tủ điều khiển: hệ thống nút điều khiển, có màn hình hiển thị tốc độ quay.

5.5.2. Nguyên lý hoạt động

Vải được guồng quay kéo vào máy và được xếp đều trong máy. Chú ý tránh xếp về một bên làm mất cân bằng, khi chạy máy sẽ xảy ra hiện tượng rung lắc, nếu rung lắc mạnh quá có thể dẫn đến hư máy. Đóng nắp, chỉnh thời gian và tốc độ quay. Mô tơ hoạt động làm thùng máy quay một chiều tạo ra lực ly tâm và đẩy nước ra ngoài thông qua các lỗ của lồng quay. Khi lồng chứa vải quay với tốc độ cao thì hàm ẩm trong vải cũng bị văng tách ra.

5.5.3. Thông số kỹ thuật

Thời gian chạy máy: 20-25 phút/lần. Vận tốc: 600 vòng/phút.

5.5.4. Công tác sản xuất

Nhận kế hoạch sản xuất, loại vải, chiều dài, quy trình công nghệ. Kiểm tra hàng chuẩn bị cho vô máy thuận lợi nhất.

Kiểm tra tình trạng máy, điện, khí nén, tất cả phải sẵn sàng. Mở nguồn điện (CB), kiểm tra điện nguồn, đèn nguồn sáng. Chuyển tay gạt van khí nén về vị trí mở.

Khi nắp đã mở luồn vải vô đúng quy định, sau đó phủ kín lên vải một lớp vải lót sạch an toàn. Phải chắc chắn rằng nắp máy đã đóng trước khi chạy máy.

Cho lồng bên trong hoạt động, chỉnh thời gian theo quy trình công nghệ từng mặt hàng.

Chạy máy, sau khi vắt xong đồng hồ hiển thị “000” mới mở nắp.

5.6. Máy gỡ vải 5.6.1. Cấu tạo

Nhà máy có hai máy gỡ vải: một máy có cấu tạo đơn giản và một máy dùng hệ thống mở khổ trả xoắn (minh họa hình 5.4).

Máy có cấu tạo đơn giản gồm: một trục lăn và mô-tơ điều khiển chiều xoay của trục. Máy dùng hệ thống mở khổ trả xoắn gồm: các trục xoắn vải trên đỉnh tháp, ở dưới có hệ thống trục ban vải, hai trục lăn tự do tạo lực kéo vải đi, hệ thống chỉnh tâm, máng xả vải và bộ điều khiển máy. Máy hình tháp cao khoảng 6-7 (m).

Hình 5.4. Máy gỡ vải dùng hệ thống mở khổ trả xoắn

5.6.2. Nguyên lý hoạt động

Máy có cấu tạo đơn giản: sau khi đặt đầu cây vải lên trên trục lăn, người vận hành trải đều khổ vải ra toàn trục lăn và điều khiển trục lăn xoay theo chiều cố định.

Người vận hành sẽ liên tục gỡ nhanh khổ vải và trục lăn sẽ đưa vải đã gỡ khổ qua xe chở vải khác cho đến khi hết vải.

Máy dùng hệ thống mở khổ trả xoắn: trước tiên vải được đưa qua hệ thống trục xoắn ở đỉnh tháp, qua hệ thống trục ban, hệ thống chỉnh tâm và các trục lăn tự do.

Khi bật cho máy hoạt động, vải được xoắn lại nhờ trục xoắn ở đỉnh tháp, cơ cấu mở khổ là tác động ngược lại chiều xoắn. Các trục ban vải sẽ giúp vải được trải rộng ra, qua hệ thống chính tâm để chỉnh lại các đoạn vải bị lệch, vải theo các trục lăn được đưa lên máng xả vải, máng xả vải chuyển động tới lùi giúp vải được trải đều và ngay ngắn trên xe chở vải khác. Khi cây vải này sắp được gỡ hết, người công nhân sẽ tiến hành cột đuôi của cây vải đang gỡ vào đầu cây vải tiếp theo (hay cột vào một sợi dây đủ dài) để giữ đường đi của vải trong máy.

5.7. Máy định hình

Máy căng kim LK (Stenter) là thiết bị dùng trong công đoạn định hình. Máy có nhiều chức năng như ổn định khổ, chỉnh sợi dọc-ngang (chỉnh xéo canh), ổn định nhiệt, hồ hoàn tất vải...

5.7.1. Cấu tạo

Máy có 8 phòng và có hệ thống đường ống hút khí thải, ẩm, bụi ra ngoài để không lâm dơ vài.

Cấu tạo máy gồm 3 phần: đầu vào, thân máy và đầu ra. Hình ảnh minh họa cho máy định hình như hình 5.5.

Hình 5.5. Máy căng định hình

Đầu vào: Gồm các trục lăn tự do, các trục cô dịnh, 3 trục ban và các trục chính

tâm. Hệ thống chỉnh tâm có mắt dò hoạt động nhờ bình gió nén và một mảng hồ. Tuy nhiên mảng hồ này không được sử dụng vì máy căng LK sử dụng với mục đích định hình. Phía trên mảng hồ còn có một trục ép cũng hoạt động nhờ bình gió nén.

Trục ép này nhằm để loại bỏ bớt nước trên mình vải trước khi đưa vào định hình. Ngoài ra ở đâu xích máy còn có một hệ thống cân bằng để điều chỉnh cân bằng giữa trục ép và xích tải.

Thân máy: Gồm có bộ phận điều khiển, các trục overfeed và các buồng gia nhiệt. Bộ phận điều khiển sức căng, khổ vải, tốc độ vải và nhiệt độ là khâu quan trọng nhất vì nó quyết định chất lượng đầu ra của vải sau khi định hình. Ngoài ra ở đó còn được lắp đặt camera để người vận hành quan sát được quá trình hoạt động của thiết bị.

Trục overfeed: Khi vải bị kéo dọc và căng ngang trên máy sẽ làm giảm mật độ dọc, ngang quá mức, cong sợi ngang... do vậy cần có bộ phận cấp dư vải (Overfeed). Nhờ có overfeed mà các dạng lỗi trên có thể được khắc phục. Đây là bộ cấp vải đặc biệt trong giàn văng kim. Nó cho phép vải co dọc trong khi bị căng ngang. Bộ cấp dư bao gồm hai cặp trục quay chủ động đặt trên đầu giàn xích, nhằm cấp vải cho giàn với vận tốc cao hơn vận tốc của giàn. Điều này có nghĩa là biên vải cấp lên giàn kim ở trạng thái chùn, gấp... Tùy vào từng loại vải mà nhà máy sẽ đưa xuống các thông số, thường thì thông số các trục tương đối đều nhau sai số khoảng 1 m/p. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của người vận hành máy thì cho trục trên chạy chậm hơn trục dưới từ 1 – 2 m/p sẽ cho vải sau khi định hình đẹp hơn. Nhiệt độ sử dụng cho máy dao động từ 190 – 210°C và tốc độ vải từ 17 – 35 m/p tùy theo từng mặt hàng. Vải được đưa vào máy nhờ bộ phận xích tải phần trên là các bánh ép kim, phần dưới là các vỉ kim để giữ vải. Hai dây xích tải có nhiệm

vụ dẫn vải đi và căng khổ vải. Xích này chạy dài thành vòng nối tiếp liên tục để giữ biên vải và đưa vải vào máy với tốc độ cài đặt sẵn theo công nghệ thích hợp.

Nhược điểm của biên ghim vải bằng kim là vải sẽ có lỗ kim ở hai biên vải, dạng này thường dùng cho dây chuyền vải dệt kim.

Do xích phải chạy liên tục trong buồng nhiệt ở nhiệt độ rất cao nên phải sử dụng các loại dầu bôi trơn chịu nhiệt thích hợp. Tốc độ của xích được cài đặt ứng với công nghệ xử lý các loại vải và hóa chất thích hợp. Ở đầu dàn xích tải có một bộ phận dò biên tự động bằng điện tử để khi biên vải méo thì mắt dò tự động tìm biên. Giữa dàn xích còn có gắn cò tự động để đề phòng trường hợp kim không ăn vào biên vải, lúc này cò sẽ báo động và tắt máy

Buồng gia nhiệt: đây là bộ phận chính của máy với vai trò tác dụng xử lý nhiệt để ổn định cấu trúc vải, gọi là nhiệt định hình. Sau xử lý nhiệt định hình, cấu trúc vải mới có thể ổn định với quá trình sử dụng như cắt may, giặt giũ. Buồng nhiệt có các pô quạt phòng có nhiệm vụ luân chuyển dòng không khí nóng khắp bề mặt vải tránh hiện tượng quá nhiệt cục bộ. Nhiệt độ có thể lên đến hơn 200°C và đồng nhất trên tất cả các điểm trên vải. Máy gồm có 8 phòng. Phòng thứ nhất có nhiệm vụ gia nhiệt từ từ cho vải lên nhiệt độ sấy cần thiết tránh cho hàng vải nóng đột ngột gây quá nhiệt cục bộ dẫn đến vải sẽ bị cứng nhám, chai hàng không sửa chữa được. Các phòng kế tiếp gia nhiệt cho vải theo đúng nhiệt độ yêu cầu của quy trình công nghệ. Phòng cuối cùng có tác dụng làm nguội vải nhanh sau quá trình xử lý nhiệt định hình, đưa vải về nhiệt độ môi trường để chấm dứt phản ứng, ổn định trạng thái, triệt tiêu nội năng, làm cho vải ổn định kích thước, chống nhăn nhàu và tăng tính chất sử dụng. Trạng thái ổn định mới đạt hiệu quả càng tốt khi quá trình làm

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP CÔNG TY cổ PHẦN tập đoàn THÁI TUẤN (Trang 69 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w