Máy Sanford, Comfit

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP CÔNG TY cổ PHẦN tập đoàn THÁI TUẤN (Trang 91 - 102)

CHƯƠNG 5 : CÁC THIẾT BỊ CỦA NHÀ MÁY NHUỘM VÀ HOÀN TẤT

5.12.Máy Sanford, Comfit

Máy làm co (Sanford) được thiết kế nhằm làm co vải dệt thoi thành phẩm để ngăn ngừa sản phẩm bị co trong quá trình sử dụng. Minh họa hình 4.12.

Hình 5.12. Máy Sanforising

Máy làm co và cán kết hợp (Comfit) được thiết kế cho vải tổng hợp từ mỏng đến trung bình, chủ yếu là xơ polyester. Minh họa hình 4.13.

5.12.1. Cấu tạo

Máy gồm có các bộ phận chính sau: trục nóng (để làm thẳng vải), tấm cao su (để làm mềm vải), trục ni, hai trục làm nguội.

5.12.2. Nguyên lý hoạt động

Máy Sanforising: nguyên tắc là làm co cưỡng bức để trong khi sử dụng gặp tác nhân gây trương nở, gây co vải cũng chỉ co ở mức chấp nhận được. Khi tấm cao su bắt đầu tiếp xúc với vải thì nó ở trạng thái giãn ngoài. Nhưng khi chuyển sang áp vào mặt trục trống kim loại nóng thì nó chuyển sang trạng thái dồn điện tích làm cho vải bị co cưỡng bức, đồng thời ở nhiệt độ cao có hơi ẩm làm cho vải co và ổn định kích thước ở trạng thái co. Theo nguyên tắc trên, khi vào máy vải sẽ được quấn quanh một băng tải bằng cao su, và cuốn quanh một trục có đường kính nhỏ. Mặt ngoài băng cao su bị giãn mạnh khi băng cao su và vải đi vào máy, tiếp xúc với mặt thùng kim co có đường kính lớn hơn, lúc này mặt ngoài băng cao su trở thành mặt trong và bị co lại. Dưới tác dụng co của tấm băng cao su, vải sẽ bị co theo. Để đạt hiệu quả cao, trong nhiều trường hợp ta phải xử lý kìm co hai lần hoặc sử dụng máy có hai bộ phận kìm co.

Máy Comfit: thực hiện hai nhiệm vụ là làm co và cán vải. Máy dùng lực ép kết hợp với nhiệt độ cao làm vải bị co giãn, các xơ còn nhô trên bị ép chặt xuống. Cơ cấu chính là tấm cao su chuyển động ôm sát trục kim loại được đốt nóng. Vải đi giữa trục kim loại nóng và tâm cao su, cơ chế tương tự như máy Sanford nhưng độ dày của tâm cao su không lớn nên hiệu ứng làm co thấp. Sau đó vải đi qua thùng cán băng nỉ có tác dụng làm láng vải. Tùy theo yêu cầu mặt hàng mà vải qua làm co, qua làm láng, qua trục làm mát rồi qua cơ cấu ra vải hoặc bỏ qua làm láng mà đi qua băng tải làm mát rồi qua cơ cấu ra vải. Trạm xông hơi có nhiệm vụ cấp nhiệt và hơi ẩm cho vải. Nhờ dùng hơi ẩm nên nước có thể xâm nhập sâu vào xơ trong thời gian ngắn.

5.12.3. Thông số kỹ thuật Máy Comfit: Nhiệt độ: 115°C Vận tốc: 15 – 20 m/p Máy Sanforising: Lực ép tấm cao su (kg/cm3) Nhiệt độ tấm cao su: 110 – 120°C

Nhiệt độ tấm nỉ: 70°C (đối với hàng kaki là 110°C) Tốc độ: 30 (m/p)

5.12.4. Công tác sản xuất

Nhận kế hoạch sản xuất: Loại vải, chiều dài, công đoạn. Xem phiếu công nghệ của công đoạn yêu cầu.

Xem trước loại vải để đặt nhiệt độ, thể tích, lực ép, mức độ ép

Kiểm tra tấm cao su không để vật lạ lên theo đúng quy trình, không có vết tì nứt nhỏ.

Mở cầu dao nguồn, kiểm tra nguồn điện.

Mở Compressor (áp lực theo quy định xả đọng và kiểm tra dầu bôi trơn). Mở tất cả các van xả đọng của đường hơi.

Kiểm tra hóa chất bôi trơn tấm cao su, bổ sung hóa chất đúng quy định. Mở van hơi chính điều chỉnh ổn áp theo đúng quy trình.

Mở công tắc cho mô-tơ chính chạy (10 m/p) Đặt nhiệt độ trục đúng theo quy trình.

Kiểm tra định vị tấm cao su Khi các van xả đọng hết nước thì khóa lại. Khi nhiệt độ đủ cho vải vào trục ép.

Mở van nước làm nguội, van xông hơi Mở van điều chỉnh trục ép vải (áp lực 2 bên thật đồng đều)

Ghi phiếu sản xuất.

5.13. Máy in biên 5.13.1. Cấu tạo

Các trục lăn, máy dập biên và tủ điều khiển máy dập biên.

5.13.2. Nguyên lý hoạt động

Máy gắn logo lên vải theo phương pháp thẩm thấu.

Trên logo có sẵn một lượng keo, khi máy được điều chỉnh nhiệt độ phù hợp thì lớp keo tan vô sợi và logo bám vô vải.

5.13.3. Công tác sản xuất

Nhận kế hoạch sản xuất: loại vải, chiều dài, công đoạn ghi trong “Kế hoạch sản xuất”.

Xem phiếu công nghệ của công đoạn yêu cầu.

Xem trước loại vải để đặt nhiệt độ, áp lực ép thích hợp. Kiểm tra gió nén (xả đọng và kiểm tra dầu).

Kiểm tra và gắn decal đúng quy định. Khi đạt đủ nhiệt độ cho vải chạy.

Kiểm tra vị trí, mức độ dính của decal trên mặt vải, khoảng cách giữa các decal đúng quy định.

Khi decal hết thì dừng máy lại và thay cuốn decal khác chạy tiếp.

5.14. Máy cuộn thành phẩm 5.14.1. Cấu tạo

Các trục lăn, tủ điều khiển, con lăn giữ vải không bị đùn. Hình minh họa cho máy cuộn thành phẩm như hình 4.15.

5.14.2. Nguyên lý hoạt động

Người vận hành đưa vải qua các trục lăn, con lăn giữ vải và người vận hành cuộn đầu mép vải cố định vào trục giấy, đặt cuộn vải lên 2 trục lăn chính. Sau đó người

vận hành bật mô-tơ cho các trục lăn chuyển động kéo cuộn vải theo một chiều cố định quấn vào trục giấy đến số lượng mét đúng yêu cầu thì tiến hành đóng gói cho cuộn vải thành phẩm.

Nước Thải

 Hồ Thu

Bể Điều Hòa

 Bể Keo Tụ Tạo Bông

 Bể Lắng 1  Bể Biochip  Arotank 1   Arotank 2 Bể Lắng 2  Khử Trùng 

 Nước Thải Đầu Ra

 Bể Lọc

 Bể Chứa Bùn Máy Nén Bùn 

Nước Bùn

CHƯƠNG 6: XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Nước thải được thải từ tất cả mọi nơi trong công ty: nhà máy nhuộm, nhà máy dệt... sẽ theo đường ống tập trung về hổ thu nước thải.

Nước thải sau đó được bơm sang bể điều hòa.

Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lượng nước và giảm nhiệt độ của nước xuống 35-36°C phù hợp cho vi sinh vật sinh sống.

Bể keo tụ tạo bông: nhằm loại bỏ hết chất rắn lơ lửng có trong nước thải đối với nước thải có thành phần chất rắn lơ lửng nhiều, độ màu cao, có hóa chất...

Nước thải sẽ lần lượt đi qua 4 bể nhỏ: bể chứa H2SO4 99%, bể chứa phèn tạo bông, bể chứa chất phá màu (nếu độ màu cao) và bể chứa polymer anion (polymer 7105, polymer 1011).

Nước ra khỏi bể keo tụ tạo bông sẽ được loại đi các cặn lơ lửng, giảm độ màu và pH từ 10-11 giảm xuống còn 6,5-8.

Bể lắng 1: phần bùn lắng xuống phía dưới và được dẫn về bể chứa bùn, tại đây nhờ máy nén bùn tạo thành bùn khô và giao cho công ty môi trường sẽ xử lí. Phần nước phía trên tiếp tục tràn sang bể Biochip.

Bể Biochip được cung cấp dinh dưỡng để nuôi vi sinh vật, vi sinh vật nhờ bám vào các giá thể giúp chúng lơ lửng trong nước và hạ độ màu.

Vi sinh vật được nuôi bằng phân NPK (nếu quá nhiều NPK bể sẽ đóng rêu, nếu quá ít NPK vi sinh vật sẽ yếu đi), trong những ngày lễ tết không thể cho vi sinh vật ăn thường xuyên nên có thể cung cấp dinh dưỡng lâu dài cho chúng bằng rỉ mật đường.

Nước ra khỏi bể lắng 1 lượng COD trong nước thải sẽ giảm đi 60%. Tại bể arotank 1, arotank 2: kết hợp sục khí để cung cấp không khí cho bể một cách liên tục. Các vi sinh vật có lợi sẽ ăn các chất thải hữu cơ để sinh trưởng và phát triển.

Bể lắng 2: các vi sinh vật sẽ theo dòng nước thải đến bể lắng 2 và sẽ được bơm trở lại bể Biochip để nuôi lại.

Bể khử trùng: sau khi nước thải ra khỏi bể lắng 2 tiến hành khử trùng bằng nước Javen (NaC10).

Nước thải sau khi được lọc lại lần nữa tại bể lọc sẽ được kiểm tra bằng máy kiểm soát các thông số chỉ tiêu như COD, nhiệt độ, độ màu, SS (chất rắn lơ lửng), lưu lượng, pH...Các thông số chỉ tiêu này sẽ được cập nhật liên tục, kết nối trực tiếp và được theo dõi sát sao bởi cục quản lý môi trường. Nếu có thông số không đạt chi tiêu quy định thì hệ thống sẽ ngừng xả nước thải ra môi trường và tiến hành lấy mẫu tự động chờ nhân viên quản lý môi trường đến kiểm tra, đồng thời lượng nước thải không đạt chỉ tiêu đó sẽ bơm vào bồn xử lý sự cố và sẽ được xử lý lại trước khi thải ra môi trường

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Sau quá trình thực tập tại nhà máy nhuộm và hoàn tất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Tuấn – có thể là môi trường làm việc của em trong tương lai, thời gian tuy không dài nhưng với sự hướng dẫn tận tình của cô phụ trách, sự ân cần chỉ dẫn của các anh chị và cô chú trong nhà máy, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức mới, đặc biệt cách thức vận hành của máy móc, thiết bị tại doanh nghiệp. Và đây là những kết quả mà em đã gặt hái được:

Nắm được tổng quan về công ty, quy trình công nghệ tiền xử lý và nhuộm màu lên vải từ hàng mộc của nhà máy nhuộm và hoàn tất.

Hiểu được vai trò của từng công đoạn, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và thông số kỹ thuật của những thiết bị tương ứng và sự liên kết của chúng để tạo thành một dây chuyền nhuộm hoàn chỉnh, đạt hiệu quả cao.

Từ quy trình nhuộm đã được học với các loại vải, tìm hiểu sự thay đổi nhiệt độ và các hóa chất đưa vào đối với một số mặt hàng cụ thể để đạt được màu sắc mong muốn, đáp ứng đúng các yêu cầu của khách hàng.

Nhận biết cách mà công ty xử lý nước thải từ các nguồn trong nhà máy và những yêu cầu cần tuân thủ để nguồn nước ra ngoài không ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn của cục quản lý đưa ra.

Quan sát các công việc và thiết bị trên phòng thí nghiệm, cách các anh chị phối màu và phân tích mẫu mà khách hàng đưa ra trước khi đưa xuống nhà máy nhuộm để sản xuất với số lượng lớn.

Tóm lại, khoảng thời gian thực tập tại doanh nghiệp đã mang đến cho em một cái nhìn rộng hơn, mới mẻ hơn, không chỉ đóng khung trong những điều cơ bản đã học. Khi được tiếp cận thực tế với máy móc, thiết bị và các loại vải em nhận ra khi áp dụng vào sản xuất, có rất nhiều vấn đề có thể phát sinh, đòi hỏi người vận hành

Môi trường làm việc tại công ty khá chuyên nghiệp, mọi người trong các bộ phận luôn nghiêm túc làm việc theo đúng quy trình và tích cực hỗ trợ nhau để cùng xúc tiến công tác sản xuất. Tuy công việc bận rộn nhưng mọi người luôn dành thời gian giải đáp những thắc mắc của em. Nhà máy cũng có chế độ chăm sóc nhân viên rất tốt như hệ thống nước uống sạch sẽ, bữa trưa đầy đủ dinh dưỡng, kiêm tra sức khỏe định kì... Em chỉ xin đóng góp ý kiến là nếu công ty có thêm khu vực nghỉ trưa cho công nhân thì có thể sức khỏe của họ sẽ tốt hơn và năng suất làm việc cũng cao hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn đến quý công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em được tham quan và học hỏi về nhà máy trong thời gian qua. Em kính chúc công ty ngày càng phát triển hơn trong tương lai và luôn giữ được nhiệt huyết dành cho các thế hệ sinh viên thực tập tại đây

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Công Toàn (2005), Công nghệ nhuộm và hoàn tất, Nhà xuất bản đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

2. ThS. Đào Duy Thái (2009), Quá trình và thiết bị nhuộm và hoàn tất vật liệu dệt, Nhà xuất bản đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP CÔNG TY cổ PHẦN tập đoàn THÁI TUẤN (Trang 91 - 102)