Quy trình và phạm vi thử nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu quá trình hình thành hỗn hợp và cháy HCCI trong buồng cháy thể tích không đổi (Trang 122 - 124)

Thử nghiệm phun nhiên liệu trước thời điểm CNLM.

Thử nghiệm trên CVCC để nghiên cứu quá trình cháy theo quy trình sau.

Vận hành mô tơ điện ba pha chạy ở tần số 15 Hz ổn định tương ứng với số vòng quay của bơm là 900 vòng/phút. Đảm bảo cho áp suất của hệ thống nhiên liệu đạt yêu cầu và áp suất ở vòi phun đạt 1500 bar.

Hút chân không và thiết lập áp suất ban đầu cho buồng cháy.

Hệ thống điều khiển khí nạp có nhiệm vụ nạp lần lượt các khí trong hỗn hợp (C2H2, N2, O2) vào buồng cháy sao cho lượng ôxy sau phản ứng là 20%.

Đối với trường hợp hòa trộn trước thời điểm CNLM: - Gia nhiệt buồng cháy 450K

- Cài đặt tham số thời gian phun 3 (ms) tương ứng lượng nhiên liệu phun vào buồng cháy 0,039 (gam) và thời điểm phun trước khi CNLM 1 (s). - Cài đặt thời gian quạt hòa trộn trước thời điểm phun nhiên liệu 2 (s) và kết

thúc khi nhiên liệu mồi bắt đầu cháy. Đây là khoảng thời gian nhiên liệu phun vào có nhiều thời gian hòa trộn với hỗn hợp khí bên trong. Kết hợp với quạt hòa trộn với tốc độ rất cao hỗn hợp đồng nhất trong CVCC trước khi tự cháy (HCCI).

- Thiết bị đo áp suất AVL FLEXIFEM và cảm biến áp suất xylanh AVL QC33C đo diễn biến áp suất trong xylanh theo thời gian thực. Đồng thời máy ảnh tốc độ cao Chrónos 4.1 chụp lại toàn bộ quá trình cháy theo thời gian thực tính từ khi bắt đầu CNLM.

103

- Sau khi quá trình cháy kết thúc, dùng máy đo khí thải đặt trên đường thải để xác định thành phần của khí thải (không dùng máy nén khí đẩy sản phẩm cháy ra ngoài).

- Vệ sinh buồng cháy: sử dụng bơm chân không và máy nén khí để đẩy toàn bộ sản phẩm cháy ra ngoài.

Trường hợp hòa trộn hỗn hợp sau thời điểm CNLM: - Gia nhiệt buồng cháy.

- Cài đặt thời gian phun 3 (ms) thời điểm phun sau thời điểm CNLM 100 (ms).

- Cài đặt thời gian chạy quạt hòa trộn 1 (s) trước thời điểm cháy mhiên liệu mồi.

- Thiết bị đo áp suất AVL FLEXIFEM và cảm biến áp suất xylanh AVL QC33C đo diễn biến áp suất trong xylanh theo thời gian thực. Đồng thời máy ảnh tốc độ cao Chrónos 4.1 chụp lại toàn bộ quá trình cháy theo thời gian thực tính từ khi bắt đầu CNLM.

- Sau khi quá trình cháy kết thúc, dùng máy đo khí thải đặt trên đường thải để xác định thành phần của khí thải.

- Vệ sinh buồng cháy: sử dụng bơm chân không và máy nén khí để đẩy toàn bộ sản phẩm cháy ra ngoài.

Tiến hành thử nghiệm với mỗi loại nhiên liệu 10 lần sau đó lấy giá trị trung bình. Lưu ý, sau mỗi lần thử nghiệm phải vệ sinh sạch buồng cháy và kính quan sát sau đó mới tiến hành thử nghiệm tiếp theo.

Tiến hành lấy kết quả đo áp suất buồng cháy trung bình với từng nhiên liệu thử nghiệm. Từ đó đưa ra tốc độ tăng áp suất trong buồng cháy, tốc độ tỏa nhiệt và phần trăm nhiên liệu cháy.

Thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ ôxy đến quá trình cháy

- Vận hành mô tơ điện ba pha chạy ở tần số 15 Hz ổn định tương ứng với số vòng quay của bơm là 900 vòng/phút. Đảm bảo cho áp suất của hệ thống nhiên liệu đạt yêu cầu và áp suất ở vòi phun đạt 1500 bar.

- Hút chân không và thiết lập áp suất ban đầu cho buồng cháy. - Lượng nhiên liệu phun vào buồng cháy: 0,039 (gam).

- Cấp lần lượt các khí trong hỗn hợp (C2H2, N2, O2) vào buồng cháy đảm bảo lượng ôxy sau khi CNLM 20% ôxy trong sản phẩm cháy (sau đó là 10% ôxy trong sản phẩm cháy).

- Tiến hành các bước thực nghiệm còn lại tương tự các bước thực nghiệm đối với trường hợp phun nhiên liệu trước và sau khi CNLM.

Tiến hành thử nghiệm với mỗi loại nhiên liệu 10 lần sau đó lấy giá trị trung bình. Lưu ý, sau mỗi lần thử nghiệm phải vệ sinh sạch buồng cháy và kính quan sát sau đó mới tiến hành thử nghiệm tiếp theo.

Tiến hành lấy kết quả đo áp suất buồng cháy trung bình với từng nhiên liệu thử nghiệm. Từ đó đưa ra tốc độ tăng áp suất trong buồng cháy, tốc độ tỏa nhiệt và phần trăm nhiên liệu cháy.

104

Thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình cháy

- Gia nhiệt buồng cháy 300K, 450K.

- Vận hành mô tơ điện ba pha chạy ở tần số 15 Hz ổn định tương ứng với số vòng quay của bơm là 900 vòng/phút. Đảm bảo cho áp suất của hệ thống nhiên liệu đạt yêu cầu và áp suất ở vòi phun đạt 1500 bar.

- Hút chân không và thiết lập áp suất ban đầu cho buồng cháy. - Lượng nhiên liệu phun vào buồng cháy: 0,039 (gam).

- Cấp lần lượt các khí trong hỗn hợp (C2H2, N2, O2) vào buồng cháy đảm bảo lượng ôxy sau khi CNLM 20% ôxy trong sản phẩm cháy.

- Tiến hành các bước thực nghiệm còn lại tương tự các bước thực nghiệm đối với trường hợp phun nhiên liệu trước và sau khi CNLM.

Tiến hành thử nghiệm với mỗi loại nhiên liệu 10 lần sau đó lấy giá trị trung bình. Lưu ý, sau mỗi lần thử nghiệm phải vệ sinh sạch buồng cháy và kính quan sát sau đó mới tiến hành thử nghiệm tiếp theo.

Tiến hành lấy kết quả đo áp suất buồng cháy trung bình với từng nhiên liệu thử nghiệm. Từ đó đưa ra tốc độ tăng áp suất trong buồng cháy, tốc độ tỏa nhiệt và phần trăm nhiên liệu cháy.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu quá trình hình thành hỗn hợp và cháy HCCI trong buồng cháy thể tích không đổi (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)